3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây chè dây – dược liệu chữa bệnh rẻ tiền hiệu quả

Cây chè dây là dược liệu quen thuộc của người dân Việt, đặc biệt là những bệnh nhân dạ dày. Nhiều người truyền tai nhau những bài thuốc chữa bệnh dạ dày ngay tại nhà rất an toàn lại ít tốn kém. Không những vậy, chè dây còn mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chè dây và 4 công dụng chữa bệnh thần kỳ của loại thảo dược này!

Cây chè dây – dược liệu thiên nhiên tốt cho bệnh nhân dạ dày
Cây chè dây – dược liệu thiên nhiên tốt cho bệnh nhân dạ dày

Cây chè dây là gì?

Chè dây có tên gọi dân dã là trả dây, cây khau rả, hồng huyết long, cây bạch liễm, điền bồ trà, ngưu khiên tỵ… Thảo dược có tên gọi khoa học là Ampelopsis cantoniensis thuộc ngành thực vật hai lá mầm xếp vào họ Nho.

Chè dây là cây thân leo, có lá gần giống kinh giới
Chè dây là cây thân leo, có lá gần giống kinh giới

Dược liệu chè dây có thân leo mọc cao không quá 1m. Thân leo có thể dài từ 2 – 3m chủ yếu sống bám và thân, cành của cây khác. Lá cây chè dây trưởng thành thường dài từ 7 đến 10cm. Hình dáng lá gần giống lá kinh giới chỉ khác viền màu tía đỏ. Mặt lá phía trên nhẵn và xanh đậm, phía dưới xanh nhạt hơn. Khi lá cây còn non sẽ có màu đỏ và ngày càng chuyển xanh khi già.

Hoa chè dây mọc thành chùm giống nụ tam thất

Chè dây có hoa nhỏ màu trắng, mọc thành từng chùm rất giống nụ hoa tam thất. Cây thường ra hoa vào tháng 6, tháng 7 và kết trái và tầm tháng 9. Quả của cây chè dây có màu đỏ đậm, nhìn tương tự như quả si.

Cây chè dây mọc ở đâu?

Nhắc đến chè dây, chúng ta dễ liên tưởng đến một loại cây được trồng để hái làm trà uống. Thực tế, cây chè dây là thảo dược mọc dại trong tự nhiên. Cây được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng đồi núi như Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Sơn La, Yên Bái… Trước tình trạng khai thác dược liệu quá mức, chè dây ngày một khan hiếm hơn. Hiện nay, cây chè dây được nhân giống và trồng dược liệu thay thế cho nguồn chè dây rừng.

Chè dây mọc dại tại nhiều vùng núi ở phía Bắc
Chè dây mọc dại tại nhiều vùng núi ở phía Bắc

Dược tính của cây chè dây

Chắc chắn bạn sẽ bất ngờ bởi loài cây mọc dại như chè dây lại có nhiều dược tính chữa bệnh tuyệt vời. Nghiên cứu của y khoa hiện đại đã tìm được hàm lượng lớn chất tanin, myricetin và flavonoid có trong chè dây. Bên cạnh đó, thành phần cây chè dây còn chứa hai loại đường là Glucose và Rhamnose. Các dưỡng chất này đều rất có lợi cho bệnh nhân dạ dày, tá tràng, người mệt mỏi, mất ngủ.

Cây chè dây có thành phần chống oxy hóa dồi dào

 

Chưa dừng lại ở đó, Đông y cổ truyền cũng đã phát hiện chè dây có tính mát, vị ngọt đắng. Các danh y thời xưa đã ví chè dây như một loại kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể kháng viêm, thanh lọc độc tố. Lợi dụng những dược tính quý của cây chè dây, nhiều bài thuốc cổ truyền được áp dụng và mang lại hiệu quả ngoài sức mong đợi.

Thu hái và chế biến chè dây như thế nào?

Từ tháng 4 đến tháng 10 là thời kỳ “vàng” để thu hoạch chè dây rừng. Cây chè dây được hái cả lá và thân. Người hái thuốc thường chọn phần lá bánh tẻ và phần dây thân còn non. Bởi những lá già và thân già sẽ không còn nhiều nhựa.

Thời gian thu hoạch chè dây là tháng 4 đến tháng 10

Sau khi ngâm qua nước ozon, thảo dược được rửa sạch rồi sấy khô hoặc sao khô. Thoạt nhìn, chè dây khô thành phẩm thường có màu trắng như mốc trên bề mặt lá. Màu sắc này là thành quả của việc nhựa cây tiết ra trong quá trình sao khô. Theo các bậc lương y, chè dây càng tiết ra nhiều nhựa thì dược tính của chè khi phơi khô càng mạnh.

Bật mí 4 công dụng tuyệt vời của cây chè dây

Với những dược tính tuyệt vời mà hiếm có loại dược liệu nào có được thì cây chè dây đã phát huy những công dụng chữa bệnh trên cả tuyệt vời. 4 công dụng của chè dây dưới đây đã được kiểm chứng thực tế ở nhiều người bệnh:

Công dụng diệt khuẩn HP gây bệnh dạ dày

Xoắn khuẩn Helicobacter Pylori gọi tắt là HP – đây là tác nhân của 90% bệnh dạ dày mãn tính, teo dạ dày và ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP tấn công dạ dày, gây ra những vết loét rộng. Chưa dừng lại ở đó, loại hại khuẩn này có khả năng “biến hóa” cấu trúc tế bào – nguồn cơn của bệnh ung thư. Để trị bệnh, điều quan trọng nhất là người bệnh phải “tống khứ” được vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể.

Chè dây diệt khuẩn HP – tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày

Điều mà rất nhiều loại kháng sinh điều trị bệnh dạ dày đang làm là chỉ giải quyết phần triệu chứng mà không diệt khuẩn. Thậm chí, có nhiều trường hợp kháng thuốc, rối loạn tiêu hóa vì kháng sinh vô tình giết chết lợi khuẩn. Trong khi đó, cây chè dây là vị thuốc lành tính, sở hữu hoạt tính flavonoid, myricetin chống oxy hóa giúp ức chế và ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn HP. Nhờ đó, nguyên nhân gây bệnh được giải quyết tận gốc rễ. Bệnh dạ dày thuyên giảm và khỏi hẳn.

Kháng sinh tự nhiên flavonoid cũng góp phần tiêu viêm, làm lành các vết loét. Người bệnh không còn bị hành hạ bởi những cơn đau khó chịu do niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Thêm nữa, cơ chế trung hòa axit có trong dịch vị dạ dày của chè dây cũng giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày.

Công dụng điều hòa huyết áp, phòng ngừa tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy Flavonoid chống oxy hóa có tác dụng cải thiện chức năng tuần hoàn máu. Người uống trà từ cây chè dây ít gặp tình trạng canxi bám vào thành mạch máu hơn so với người không uống trà. Hơn thế, chè dây còn ổn định huyết áp cho người bệnh cao huyết áp. Các chỉ số đường huyết có trong máu giảm từ từ về mức ổn định. Qua đó, khả năng hẹp mạch máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim được phòng ngừa hiệu quả.

Công dụng thanh lọc gan, điều trị mất ngủ

Mất ngủ, tinh thần mệt mỏi góp phần làm cho gan phải hoạt động “quá sức”. Đồng thời, dạ dày cũng “thức” và co bóp khi người bệnh mất ngủ. Do đó mà đau dạ dày chữa mãi vẫn không khỏi và có nguy cơ tiến triển thành mãn tính. Nếu bạn lo ngại các loại thuốc tân dược làm hại đến gan và dạ dày. Thì không có lý do gì bạn bỏ qua dược liệu cây chè dây an toàn, lành tính.

Chè dây có tác dụng an thần rất tốt

Ngoài việc tiêu diệt và đào thải khuẩn xoắn HP, chè dây còn  giúp thanh lọc gan rất tốt. Các bệnh mụn nhọt, mề đay, nổi rôm do gan không đào thải kịp độc tố được khắc phục. Từ đó, bệnh nhân sẽ ngủ đủ, ngủ sâu giấc, không còn tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Công dụng ngừa và cải thiện các vấn đề răng miệng

Cặp “bài trùng” Flavonoid và tanin kháng khuẩn, tiêu viêm nên chè dây phát huy hiệu quả cao trong các trường hợp viêm lợi, nhiệt miệng, đau răng. Người miền núi thường rất ít mắc phải vấn đề răng miệng. Bởi họ uống và súc miệng hàng ngày bằng trà chè dây có tính kháng sinh mạnh.

Cách pha trà chè dây chữa bệnh dạ dày vừa an toàn, vừa rẻ

Cây chè dây quả thực rất hiệu nghiệm trong việc hỗ trợ đẩy lùi các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần phải dùng dược liệu một cách khoa học, đúng liều lượng. Thì bệnh tình mới được cải thiện trong thời gian ngắn nhất và ngừa bệnh mãn tính. Dưới đây là cách pha trà chè dây chữa bệnh dạ dày tại nhà vừa an toàn lại tiết kiệm.

Trà chè dây thanh mát, dễ uống
Trà chè dây thanh mát, dễ uống

Liều lượng

Chè dây dùng quá liều lượng có thể gây tác dụng phụ: vàng da, nhức đầu, buồn nôn… Vậy lượng chè dây khô dùng được trong một ngày là bao nhiêu?

  • Người bệnh chỉ dùng 60-70g mỗi ngày.
  • Lượng trà được chia làm 2 lần pha như chè khô để uống giải khát.

Cách pha chế

Chè dây dùng để pha trà uống hàng ngày rất tốt cho sức khỏe. Cách pha trà chè dây cũng đơn giản và tương tự như trà xanh truyền thống:

  • Lấy khoảng 30g trà chè dây khô bỏ vào ấm.
  • Tráng trà qua nước sôi nóng, bỏ nước đầu tiên.
  • Rót thêm 600ml nước sôi vào ấm.
  • Ủ ấm khoảng 20 phút để tinh chất trong trà phai ra nước là có thể dùng.

Tùy vào sở thích mỗi người, trà chè dây uống lạnh hoặc nóng đều ngọn. Cây chè dây có chứa đường tự nhiên Glucose và Rhamnose nên có vị ngọt thanh, hương thơm nhẹ. Do đó, trà rất dễ uống và không cần cho thêm đường để đảm bảo dược tính.

Người bệnh dạ dày nên dùng trà thảo dược chè dây mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để uống là vào buổi sáng trước khi ăn 30 phút. Bởi lúc này, khuẩn xoắn HP thường ẩn náu ngay trên niêm mạc dạ dày. Uống trà chè dây lúc này giúp tăng hiệu quả tiêu diệt và đào thải vi khuẩn gây bệnh ra ngoài.

Chữa bệnh bằng cây chè dây có tác dụng phụ không?

Dùng cây chữa bệnh hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho người dùng. Điều này đã được kiểm chứng bởi các nhà khoa học. Thậm chí, chè dây còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc rất tốt và có thể dùng uống mỗi ngày. Kết quả nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy:

  • Sau những ngày đầu tiên uống trà chè dây, người bệnh dạ dày đã giảm hẳn các biểu hiện đầy hơi, ợ hơi, trướng bụng.
  • Sau 1-2 tháng kiên trì sử dụng, 1/2 số bệnh nhân đã không còn hiện tượng đau rát dạ dày thường xuyên, khó chịu như trước.
Chè dây chữa bệnh dạ dày hiệu quả và rất an toàn
Chè dây chữa bệnh dạ dày hiệu quả và rất an toàn

Có nhiều thông tin về những tác dụng phụ của cây chè dây. Trên thực tế, đây đều là những trường hợp dùng trà chè dây quá liều lượng khuyến cáo. Hoặc người mua phải chè dây khô không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

Lưu ý khi uống trà chè dây chữa bệnh

Cây chè dây từ lâu đã được các đồng bào dân tộc ở vùng núi Tây Bắc thu hái và dùng làm thuốc chữa bệnh dạ dày: viêm loét, trướng bụng, trào ngược, ợ chua… Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tối ưu, người dùng cần ghi nhớ những điều sau:

  • Dùng đúng liều lượng từ 60 – 70g chè dây khô/người mỗi ngày.
  • Chia lượng chè ra pha 2 lần để uống trong ngày.
  • Thời điểm tốt nhất để uống trà chè dây chữa dạ dày là buổi sáng trước bữa ăn 30 phút.
  • Uống trà chè dây lúc còn ấm là tốt nhất.
  • Không dùng trà chè dây đã để qua đêm để tránh đau bụng do vi khuẩn lên men.
  • Mua chè dây khô ở địa chỉ uy tín, tránh tiền mất tật mang.

Dùng cây chè dây chữa bệnh có phải kiêng gì không?

Dùng chè dây chữa bệnh dạ dày, bệnh nhân cần kiêng các món ăn có tính chua, lên men như cà muối, dưa muối, xoài chua, chanh dây… Nên hạn chế các món ăn có gia vị cay nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu vì dễ làm dạ dày kích ứng. Đồng thời, rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, các đồ uống có gas cũng nằm trong danh sách “đen” không được dùng.

Những bật mí thú vị của bài chia sẻ trên đây chắc chắn đã giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích về cây chè dây. Một thảo dược quý như chè dây có thể chữa bệnh dạ dày hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tại sao chúng ta không dùng trà chè dây mỗi ngày để nâng cao sức khỏe? Liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp chè dây khô chất lượng nhé.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn