Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây chè vằng: Công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng

Cây chè vằng là một loài cây mọc hoang ở nước ta nhưng lại có nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh. Sau khi thu hái về, lá và cành chè vằng sẽ được dùng tươi hoặc phơi khô nấu nước uống và đắp ngoài da để điều trị các bệnh như đau gan, áp xe vú, kinh nguyệt không đều,… Chỉ cần sử dụng đều đặn và đúng phương pháp, tình trạng sức khỏe của người bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng.

Mô tả về cây chè vằng

Cây chè vằng hay còn được gọi là lài ba gân, cẩm văn, râm trắng, cẩm vân, râm ri, dây vắng, mỏ sẻ, mỏ quạ,… Đây là loài cây thuộc họ Ô Liu với tên khoa học là Jasminum subtriplinerve (C. L. Blume).

1. Đặc điểm thực vật

Cây chè vằng là một loại cây bụi nhỏ với đường kính phần thân khoảng 6mm. Vỏ thân trơn nhẫn và mang màu xanh lục. Thân thường cứng và phân chia thành nhiều nhánh với độ dài khoảng vài chục mét.

Lá màu xanh lục (trùng màu với thân cây), hình bầu dục và mọc đối xứng. Trên mặt lá có 3 đường gân sọc. Trong đó, 1 đường gân nằm chính giữa, 2 đường gân còn lại nằm uốn cong hai bên theo mép lá.

Hoa chè vằng có hình cầu, màu trắng và thường mọc thành từng chùm ở đầu cành. Quả màu xanh khi sống và màu vàng khi chín với kích cỡ đường kính khoảng 7 – 8mm. Bên trong quả có hạt rắn.

Cây chè vằng
Cây chè vằng là một loại cây bụi nhỏ với đường kính phần thân khoảng 6mm

2. Phân loại

Hiện nay, cây chè vằng được dân gian chia thành 3 loại khác nhau. Đó là cây vằng trâu, cây vằng sẻ và cây vằng núi. Cụ thể:

  • Cây vằng trâu: Lá và thân to, thường có màu nâu và công dụng điều trị bệnh thấp.
  • Cây vằng sẻ: Lá mỏng, nhỏ và có màu xanh nhạt. Thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh.
  • Cây vằng núi: Thường mọc ở những nơi có địa hình hiểm trở như vách núi cao,… và không có tác dụng điều trị bệnh.

3. Phân bố

Cây chè vằng mọc hoang ở rất nhiều nơi của nước ta nhưng tập chung chủ yếu ở vùng trung du và rừng núi cao. Tiêu biểu là các tỉnh như Hà Tĩnh, Hòa Bình, Nghệ An, Thái Bình và Thanh Hóa.

4. Bộ phận sử dụng

Lá và cành của cây chè vằng là hai bộ phận được sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh.

5. Thu hái – chế biến

Cây chè vằng được thu hái quanh năm. Sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc phơi/sấy khô để dùng dần.

6. Bảo quản

Bảo quản chè vằng ở những nơi thoáng mát và khô máu. Tránh để chè vằng tại nơi ẩm ướt vì sẽ dễ khiến dược liệu bị ẩm mốc và hư hỏng.

7. Thành phần hóa học

Các nhà khoa học đã tìm thấy trong lá chè vằng các thành phần hóa học như Ancaloid, Glycozit và Flavonoid. Mỗi thành phần đều có những tác dụng riêng biệt, cụ thể là:

  • Ancaloid: Diệt khuẩn, tác động vào hệ thần kinh trung ương, hạ huyết áp và hỗ trợ chống ung thư.
  • Glycozit: Kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng và cải thiện hệ tiêu hóa của cơ thể.
  • Flavonoid: Chống độc, làm chậm quá trình oxi hóa và bảo vệ các hoạt động của gan.

Vị thuốc chè vằng

Với những đặc điểm riêng về tính vị – quy kinh và tác dụng dược lý mà cây chè vằng đã trở thành một vị thuốc quen thuộc trong Đông Y và các bài thuốc dân gian. Tùy từng loại bệnh, tình trạng sức khỏe và cơ địa mà cây chè vằng sẽ được sử dụng với liều lượng và phương pháp khác nhau.

1. Tính vị – quy kinh

  • Tính vị: Tính mát, vị hơi đắng.
  • Quy kinh: Chưa có nghiên cứu.

2. Tác dụng dược lý

Theo các nghiên cứu của Đông Y, cây chè vằng có tác dụng giải độc và thanh nhiệt rất tốt. Có thể sử dụng để kích thích giấc ngủ, giúp da dẻ mịn màng và cải thiện sức khỏe của người cao tuổi, phụ nữ sau sinh.

Còn theo các nghiên cứu của Tây Y thì loài cây này chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng lợi tiểu, giải độc, cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị các bệnh về thần kinh, huyết áp, áp xe vú, đau gan, bệnh răng miệng…

3. Cách sử dụng – liều lượng

  • Cách sử dụng: Cây chè vằng được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác bằng cách uống hoặc đắp ngoài da.
  • Liều lượng: Tùy thuộc vào từng loại bệnh và mục đích sử dụng. Thông thường, đối với phụ nữ sau sinh chỉ nên dùng cao chè vằng tối đa 1gram và chè vằng khô 20 – 30 gram mỗi ngày.
Cây chè vằng
Cây chè vằng được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại dược liệu khác bằng cách uống hoặc đắp ngoài da

Bài thuốc từ cây chè vằng

Các bài thuốc từ cây chè vằng thường khá lành tính và cho hiệu quả cao nều được thực hiện đúng hướng dẫn. Trường hợp lạm dụng có thể khiến người bệnh đối mặt với các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Dưới đây là những bài thuốc từ cây chè vằng được nhiều người áp dụng nhất:

1. Bài thuốc giảm cân

Uống nước chè vằng là một trong những cách giảm cân khoa học được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Cách này đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà lại vừa cho kết quả cao với mức chi phí thấp. Đặc biệt là rất an toàn và không hại sức khỏe.

Cách thực hiện: Chè vằng khô rửa sạch để loại hết bụi bẩn. Sau đó cho vào ấm hãm cùng nước nóng trong 15 – 30 phút. Đến khi hoạt chất trong dược liệu tan ra hết thì lọc lấy nước uống. Có thể sử dụng thay thế nước uống hằng ngày để đạt kết quả cao nhất.

2. Bài thuốc chữa máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ

Chè vằng có tác dụng rất tốt trong việc kích thích cơ thể đốt cháy mỡ thừa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Người bệnh chỉ cần sử dụng loại dược liệu này đúng cách và đủ liều lượng sẽ cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh và sớm ổn định lại sức khỏe.

Cách thực hiện: Rửa sạch chè vằng và để ráo nước. Sau đó cho vào ấm cùng với một lượng nước nóng vừa đủ để hãm trà. Chờ đến khi hỗn hợp đổi màu thì lọc lấy nước uống trong ngày (bỏ phần bã). Sử dụng liên tục không ngắt quãng sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

3. Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều

Chè vằng là một trong những dược liệu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt tốt nhất hiện nay. Chị em phụ nữ có thể sử dụng loại dược liệu này chung với ngải cứu, hy thiêm và ích mẫu để đạt hiệu quả cao hơn.

Cách thực hiện: Cắt nhỏ 20 gram chè vằng, 8 gram ngải cứu, 16 gram hy thiêm và 16 gram ích mẫu. Sau đó phơi khô dưới nắng rồi cho vào nồi nấu cùng 400ml nước lọc. Đun sôi hỗn hợp đến khi sắc lại còn khoảng 100ml nước thuốc thì tắt bếp. Chia thành 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.

4. Bài thuốc chữa chậm kinh, đau bụng kinh

Chè vằng có thể giúp phụ nữ khắc phục hiệu quả tình trạng chậm kinh, đau bụng kinh trong một khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt là cực kì an toàn và không có tác dụng phụ. Ngoài ra còn giúp cơ thể thoải mái và khỏe khoắn hơn vào ngày “đèn đỏ”.

Cách thực hiện: Lấy 1kg lá và cành chè vằng đã phơi khô cho vào ấm nấu với 3 lít nước lọc. Đun sôi trong khoảng 4 tiếng thì nước ra, sau đó cho thêm 2 lít nước vào nấu tiếp trong khoảng 2 giờ. Tiếp tục lọc lấy nước lần 2 rồi trộn chung với nước của lần đầu để nấu khô thành cao chè vằng. Mỗi ngày sử dụng từ 1 – 2 gram hòa chung với nước ấm để uống.

5. Bài thuốc cải thiện sức khỏe cho người cao tuổi

Người cao tuổi thường xuyên sử dụng chè vằng sẽ ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, tuần hoàn máu còn được tăng cường và huyết áp trở nên ổn định. Đặc biệt là hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Cách thực hiện: Lấy chè vằng khô cho vào ấm cùng với một lượng nước nóng vừa đủ. Sau đó chờ cho hỗn hợp đổi màu, tức là hoạt chất trong dược liệu đã tan ra hết thì tiến hành lọc lấy nước uống. Sử dụng đều đặn và liên tục sẽ cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Cây chè vằng
Người cao tuổi thường xuyên sử dụng chè vằng sẽ ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn

6. Bài thuốc cải thiện sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

Theo các nghiên cứu, trong cây chè vằng có rất nhiều hoạt chất có lợi cho phụ nữ sau sinh. Khi bổ sung đúng cách vào cơ thể sẽ giúp nhiều sữa và làm lành những vết thương sau sinh một cách hiệu quả.

Cách thực hiện: Chè vằng rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào ấm pha cùng nước nóng. Chờ đến khi hoạt chất tan ra hết thì rót lấy nước uống trong ngày (không để qua đêm). Sử dụng đều đặn mỗi ngày để đạt kết quả tốt nhất.

7. Bài thuốc chữa biếng ăn, mất ngủ

Trong chè vằng chứa rất nhiều Glycozit đắng. Đây là một loại hoạt chất có tác dụng kích thích vị giác và giúp ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, loài cây này còn góp phần giúp ngủ sâu, không bị mộng mị và ngon giấc hơn.

Cách thực hiện: Lá chè vằng rửa sạch. Sau đó vớt ra, để ráo nước rồi cho vào ấm hãm cùng nước nóng. Sau khoảng 15 – 30 phút hoạt chất trong dược liệu hòa tan ra hết thì lọc lấy nước uống. Sử dụng liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy chứng biếng ăn, mất ngủ cải thiện đáng kể.

8. Bài thuốc chữa vàng da, đau gan

Một số hoạt chất trong cây chè vằng có tác dụng rất tốt trong việc chữa vàng da, đau gan. Người bệnh chỉ cần dùng mỗi ngày một lần thì sau một thời gian ngắn, bệnh tình sẽ thuyên giảm nhanh chóng và sức khỏe sớm phục hồi trở lại.

Cách thực hiện: Cho 20 gram chè vằng và 20 gram ngấy hương vào ấm nấu cùng 200ml nước lọc. Đun sôi hỗn hợp đến khi sắc lại còn khoảng 50ml thì tắt bếp. Lọc lấy nước cốt và uống hết trong ngày (không để qua đêm).

9. Bài thuốc chữa áp xe vú

Chè vằng có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm cao nên được tận dụng để làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa áp xe vú. Theo đó, người bệnh chỉ cần dùng theo đúng chỉ dẫn thì sau một thời gian ngắn, các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần, sức khỏe cũng sớm ổn định trở lại.

Cách thực hiện: Chè vằng tươi đem rửa sạch với nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau đó cho vào cối giã nát hoặc máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi trộn với một chút cồn. Đắp lên vùng bị áp xe vú trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước và lau khô. Thực hiện mỗi ngày 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

10. Bài thuốc chữa bệnh liên quan đến răng miệng

Những hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn trong chè vằng sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn đang trú ngụ trong khoang miệng và cải thiện hiệu quả các bệnh liên quan đến răng miệng.

Cách thực hiện: Lấy vài lá chè vằng rửa sạch trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó cho vào miệng nhai để hoạt chất trong dược liệu tiết ra, giúp bệnh tình thuyên giảm dần.

Một số lưu ý khi sử dụng cây chè vằng

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như đạt được hiệu quả điều trị bệnh cao nhất thì khi sử dụng cây chè vằng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không sử dụng cây chè vằng để điều trị bệnh cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Bởi vì có thể làm mất sữa hoặc co bóp tử cung quá mạnh gây sảy thai.
  • Người mắc bệnh cao huyết áp cũng không nên sử dụng cây chè vằng. Nếu cố tình sử dụng có thể khiến huyết áp tuột xuống mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hoặc người có tiền sử dị ứng với những thành phần có trong cây chè vằng tuyệt đối không được sử dụng nếu không muốn gặp phải các tác dụng phụ không đáng có.
  • Sử dụng cây chè vằng đúng liều lượng và đúng phương pháp. Đặc biệt là phải kiên trì, không được nôn nóng sử dụng quá liều vì có thể ngay nguy hiểm cho sức khỏe.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về cây chè vằng. Ngoài ra còn có các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, chúng chỉ mang tính chất tham khảo vì thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh,… Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối và đạt được kết quả điều trị như mong muốn.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn