Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây chó đẻ răng cưa và những công dụng chữa bệnh thần kỳ

Cây chó đẻ răng cưa ( Diệp hạ châu) là một loại cây được dùng làm thuốc trong Đông y, có tác dụng trong việc tiêu độc, hoạt huyết. Cây còn được dùng để chữa các bệnh về gan, giải độc, đặc biệt là đối với những người hay uống rượu bia nhiều. Tuy  nhiên rất ít người biết sử dụng loại cây này đúng cách để chữa bệnh. Để hiểu thêm về loại cây này, bạn đọc hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Cây chó đẻ răng cưa là cây gì?

Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây diệp hạ châu, cây cau trời. Trong Hán Việt gọi là trân châu thảo hay diệp hậu châu, tên khoa học là Phyllanthus urinaria L. Là một loại cây thuộc họ Phyllanthaceae.

Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây diệp hạ châu
Cây chó đẻ răng cưa hay còn gọi là cây diệp hạ châu

Cây chó đẻ là loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 50 – 80cm, thường mọc thẳng hay bò trên mặt đất. Trên thân cây có nhiều nhánh, tập trung hơn ở phần gần gốc, các nhánh thường thẳng, có các lá hình mũi mác, giống với lá me, xếp thành 2 dãy. Cây có trái hình tròn nằm bên dưới các tán lá.

Cây chó đẻ là một loại cây đơn tính, có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái. Hoa đực mọc thành chùm, có màu trắng vàng còn hoa cái mọc dưới các cành nhỏ, mọc 1 hoa một, cũng có màu trắng vàng. Quả cây chó đẻ hình cầu có đường kính khoảng 2 – 2,5 mm. Khoảng tháng 4 – 6 cây ra hoa và có quả vào tháng 7 – 11.

Cây chó đẻ thường mọc hoang vùng đồng bằng, trên bờ ruộng, bên bờ đường, các khu đất bỏ hoang. Cây có nhiều tại Việt Nam cùng một số nước khác như Trung Quốc, Lào, Thái Lan…Hiện nay người dân thường trồng cây chó đẻ để làm thuốc chữa bệnh.

Loại cây này có tên là chó đẻ răng cưa là vì người ta thường thấy chó sau khi đẻ thường ăn loại cây này. Mặt khác loại cây này có lá giống hình răng cưa nên mới có tên như vậy.

Thành phần hóa học của cây chó đẻ răng cưa

Trong Đông Y, cây chó đẻ là một loại thảo dược có vị đắng, ngọt, mát. Trong cây chứa các chất rất tốt cho sức khỏe như: lavonoit, alkaloid phyllanthin và các hợp chất khác như : phulteralin, nirathin, tamin,… Ngoài những hợp chất tốt cho sức khỏe thì cây chó đẻ còn có chứa một số độc tố gây hại đến cơ thể con người nếu sử dụng quá nhiều.

Các loại cây chó đẻ răng cưa

Dựa vào các đặc điểm khác nhau, người ta chia cây chó đẻ răng cưa ra thành 3 loại chính sau:

Cây chó đẻ  thân xanh (diệp hạ châu đắng)

Diệp hạ châu đắng trong khoa học gọi là Phyllanthus niruri. Cây có lá màu xanh nhạt, thường ngắn và mỏng hơn bình thường, thân cây ngắn và ít phân nhánh. Cây khi nhai có vị đắng. Cây chó đẻ thân xanh là loại có công dụng mạnh nhất trong 3 loại và được sử dụng nhiều nhất.

Cây chó đẻ răng cưa xanh đậm

Cây chó đẻ xanh đậm có tên khoa học là Phyllanthus SP. Cây có màu xanh đậm, thân cây to, có các nhánh mọc rời rạc, có chóp nhọn và loại này không thể dùng làm thuốc.

Cây chó đẻ răng cưa thân đỏ (diệp hạ châu ngọt)

Tên khoa học gọi là Phyllanthus urinaria. Là loại cây có thân màu hanh đỏ, có màu đỏ đậm ở phía thân dưới, có lá dày hơn các loại thân xanh. Khi nhai có vị ngọt, nhưng vì có dược tính không mạnh nên cũng không được sử dùng làm thuốc nhiều.

Đặc điểm lá của các loại cây chó đẻ răng cưa
Đặc điểm lá của các loại cây chó đẻ răng cưa

Làm thế nào để trồng và chế biến cây chó đẻ răng cưa?

Cách trồng cây chó đẻ khá dễ dàng, nên trồng cây chó đẻ theo cách dưới đây:

Cách trồng cây chó đẻ răng cưa

Cây chó đẻ là loại cây dễ sống và dễ chăm sóc. Lấy hạt của cây, sau đó gieo hạt xuống đất, hoặc có thể dùng cây con để trồng. Đây là loại cây ưa nắng ấm, thích hợp trồng ở nơi nhiều nắng, thoáng có nhiệt độ khoảng 20 – 35 độ. Chờ đến khi cây lớn, khoảng ¾ cây có hoa và quả là có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch thì cắt cả cây, chỉ để lại khoảng 20cm gốc để các mầm có thể mọc tiếp.

Cách chế biến cây chó đẻ răng cưa

Cây chó đẻ thường dùng lá, cành, hạt để làm thuốc. Đem cây về, sau đó phơi khô, phơi đến khi bẻ cành cảm thấy khô giòn là có thể dùng được. Tách vỏ lấy hạt để trồng tiếp hoặc làm dược liệu từ hạt, còn cành và lá để làm thuốc uống.

Công dụng của cây chó đẻ răng cưa

Trong Đông Y, cây chó đẻ là một loại thảo dược có vị đắng, ngọt, mát, chưa được rất nhiều loại bệnh. Người ta thường dùng cây chó đẻ phổ biến trong việc chữa các bệnh liên quan đến gan như viêm gan và ức chế virus viêm gan.

Trong cây có chứa các thành phần như phyllanthin hay hypophyllanthin có thể bảo vệ gan và phục hồi các chức năng gan rất tốt. Các tác dụng khác của cây trong việc chữa các bệnh về gan như giúp trị chứng men gan cao.

Cây chó đẻ khô có thể chữa nhiều bệnh
Cây chó đẻ khô có thể chữa nhiều bệnh

Đặc biệt cây còn có tác dụng trong việc ổn định kinh nguyệt hay giảm đau bụng khi đến kỳ. Cây còn có tác dụng lợi tiểu, sát trùng vết thương.

Trong thành phần của cây còn chứa các hoạt chất như hyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids… Có hiệu quả trong việc giảm cảm giác thèm ăn và giảm cân hiệu quả. Đây là phương pháp giảm cân khá an toàn và lành tính được nhiều người lựa chọn.

Cây chó đẻ răng cưa có thể dùng làm thuốc để chữa những bệnh gì?

Người ta thường dùng cây chó đẻ chế biến thành thuốc để chữa các bệnh khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây chó đẻ.

Chữa bệnh viêm gan: Dùng 30g cây chó đẻ , 12g nhân trần, hạ khô tảo 10g, sài hồ 12g, chi tử 8g. Tất cả mang đi sắc nước uống, ngày uống 2 lần.

Hoặc các bạn có thể dùng 40g cây chó đẻ, 15g chua gút, 15g cỏ nhọ nồi. Đổ 600ml nước đun sôi đến khi còn 200ml. Uống 3 lần trong một ngày, uống đến khi khỏi bệnh.

Chữa xơ gan cổ trướng thế nặng: Sử dụng 100g cây chó đẻ đã sao khô, đem sắc nước thành 3 lần, sau đó thêm 150g đường vào đun sôi đến khi đường tan hết. Uống nhiều lần trong ngày, sử dụng trong khoảng 30 – 40 ngày. Lưu ý khi sử dụng thuốc cần hạn chế ăn muối, ăn nhiều đạm.

Chữa viêm gan do virus: Dùng 20g cây chó đẻ, dùng phần lá đem phơi khô. Sau đó đem sao khô và thêm nước để sắc uống. Ngày uống khoảng 4 lần thì bệnh tình sẽ giảm rõ rệt.

Cây chó đẻ có tác dụng chữa các bệnh về gan
Cây chó đẻ có tác dụng chữa các bệnh về gan

Chữa bệnh viêm gan siêu B: Sử dụng 30g cây chó đẻ, 12g hạ khô thảo, 12g nhân trần, 8g chi từ. Sau đó đem tất cả xao khô và sắc thành nước uống. Uống nhiều lần trong ngày.

Chữa suy gan do nhiễm độc, sán lá, lỵ: Sử dụng khoảng 20g cây chó đẻ, đắng hoặc ngọt đều được, 20g cam thảo đất. Sau đó mang tất cả đi xao khô và sắc nước uống, uống trong nhiều ngày.

Điều trị bệnh chàm mãn tính: Lấy khoảng một nắm cây chó đẻ, sau đó vò nát cây. Đắp phần vò nát vào vùng bị chàm, làm như vậy liên tục trong vòng nhiều ngày sẽ khỏi.

Trị mụn nhọt, mẩn ngứa: Những người thường hay bị nổi mẩn ngứa và mụn nhọt có thể sử dụng bài thuốc sau đây: Dùng cây chó đẻ sau đó giã nhỏ, cho thêm muối vào, sau đó hòa cùng nước sôi để nguội, có thể cho đường hoặc không tùy theo sở thích. Lấy nước uống, còn phần bã đắp lên vùng da bị mụn nhọt.

Chữa bệnh sốt rét: Sử dụng 8g cây chó đẻ, 10g hà thủ ô, thường sơn 10g, lá mãng cầu tươi 10g, thảo quả 10g, dây cóc 4g, hạt cau 4g và thêm 4g ô mai. Tất cả đem sắc với 600ml nước đến khi còn 300ml là được. Chia ra uống thành 2 lần uống khi bị sốt rét. Có thể cho thêm 10g sài hồ nếu thấy bệnh chưa đỡ.

Hoặc có thể sử dụng bài thuốc sau: 10g lá thường xuân, 8g cây diệp hạ châu, 10g lá mãng cầu, 4g dây cóc, 4g hạt cau, 4g ô mai. Tất cả đem sắc cùng 500ml nước, ngày uống thành 3 lần. Uống đến khi hết cơn sốt rét.

Chữa sỏi mật, sỏi thận: Nước lá cây chó đẻ có thể hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận khá hiệu quả. Sử dụng 24g cây chó đẻ phơi khô sau đó sắc với 1 lít nước, uống thành nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên không nên uống quá nhiều vì cây chó đẻ có chứa một số độc tố có hại cho cơ thể.

Cây chó đẻ dùng để hỗ trợ điều trị sỏi thận

Khi sử dụng cây chó đẻ răng cưa cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng các bài thuốc có thành phần là cây chó đẻ, ta cần lưu ý những điều sau.

Nếu như bạn không bị bệnh thì không nên sử dụng cây chó đẻ

Nếu như bạn không mắc các bệnh liên quan đến gan và thận, có một cơ thể khỏe mạnh thì không được sử dụng các bài thuốc hay uống nước từ cây chó đẻ. Nếu bạn sử dụng sẽ gây ra ngộ độc cho cơ thể và gây hại lên gan và thận của bạn.

Sử dụng cây chó đẻ đúng cách để tránh gây hại cho cơ thể

Đối tượng sử dụng

Những người mắc các bệnh về gan như gan, sỏi thận, mụn nhọt, mẩn ngứa thì nên sử dụng loại cây này để chữa trị. Khi sử dụng những bài thuốc có chứa thành phần là cây chó đẻ cần tham khảo và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ uy tín để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả.

Những người không nên sử dụng cây chó đẻ răng cưa

Lưu ý không nên sử dụng các bài thuốc từ cây chó đẻ cho những người bệnh sau vì sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.

  • Những người mắc bệnh huyết áp thấp: Nếu những người bị chứng huyết áp thấp sử dụng cây chó đẻ sẽ bị nôn mửa, chóng mặt, ngất…
  • Trẻ em không nên sử dụng các bài thuốc từ loại cây này, bởi trong cây có chứa độc tố, cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện để có thể chống lại những loại độc tố này.
  • Phụ nữ có thai: Tuyệt đối không được uống nước từ cây chó đẻ khi có thai bởi vì sẽ gây ra sảy thai, cực kỳ nguy hiểm.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về cây chó đẻ răng cưa và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây. Tuy nhiên tác dụng của các bài thuốc điều chế từ cây chó đẻ thuộc vào cơ thể của mỗi người. Bạn không nên  sử dụng tùy ý mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Bình luận (2)

  1. le vinh says: Trả lời

    cay nay la cay cho de rang cua . con cay than to nhu cay co thu la hinh bau vanh la co rang cua goi la cay cho de j vay

  2. Vũ ngọc hùng says: Trả lời

    Tốt quâ cảm ơn tác giả

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn