3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây chùm ngây: Công dụng chữa bệnh và lưu ý khi dùng

Cây chùm ngây là dược liệu quen thuộc, đa công dụng, được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước với các tác dụng như lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trị táo bón, bổ sung sắt, ngừa thiếu máu… Chùm ngây mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng cần tìm hiểu kỹ về dược liệu này trước khi sử dụng vì không phải ai cũng dùng được.

Chùm ngây là cây nguyên sản ở Ấn Độ, có tác dụng tốt trong việc bồi bổ sức khỏe
Chùm ngây là cây nguyên sản ở Ấn Độ, có tác dụng tốt trong việc bồi bổ sức khỏe

Tên gọi khác: Ba đậu đại

Tên khoa học: Moringa oleifera

Họ: Chùm ngây (Moringaceae)

Mô tả về cây chùm ngây

Đặc điểm thực vật

Chùm ngây là cây thân gỗ, chiều cao của cây phụ thuộc vào thời gian phát triển, khi được 1 tuổi, cây có thể cao tới 5 – 6m, từ 3 –  tuổi trở lên có thể cao từ 7 – 10m. Đặc điểm hình thái của loại cây này cụ thể như sau:

  • Thân: Có màu trắng, dọc thân có khe rẽ, khi bóc một ít vỏ cây sẽ thấy chất nhầy màu trắng được tiết ra, nếu để lâu trong không khi, chất nhầy này sẽ chuyển sang màu đen hoặc nâu đỏ. 
  • Lá: Màu xanh, dạng kép, mọc đối xứng, dài khoảng 30- 60 cm
  • Hoa: Màu trắng, thường mọc thành cụm, thời điểm hoa nở rộ rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.
  • Quả: Màu nâu, chiều dài khoảng 30- 50cm, quả có đường kính 1.5 – 2.5cm
  • Hạt: Nằm bên trong quả, hạt màu nâu, quanh hạt có màng bọc bao phủ chiều dài 1.5 – 2.5cm, đường kính khoảng 1 – 1.4cm.

Phân bố

Theo các tài liệu nghiên cứu của tác giả TS Võ Văn Chi về cây thuốc Việt Nam, cây chùm ngây thường phân bố ở các quốc gia cận nhiệt đới và nhiệt đới. Hiện nay, ở nước ta, loại cây này thường mọc ở các tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Kiên Giang.  

Bộ phận dùng

Cây chùm ngây được trồng tại các vườn của các gia đình, được dùng làm rau ăn. Bộ phận dùng là quả, lá non, các nhánh non và rễ.

Thu hái sơ chế

Lá có thể thu hái quanh năm, hoa thu hái vào tháng 4 – tháng 6, quả thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 9.

Thành phần hóa học

Trong mỗi bộ phận của cây điều chứa những thành phần dược tính khác nhau, thành phần hóa học trong cây chùm ngây bao gồm:

  • Lá chùm ngây: Chứa các hoạt chất như flavonoid (syringic acid, gallic acid, rutin, kaempferol, kaempferol 3-O—rhamnoside, quercetin 3-O–glucoside. Đặc biệt lá chùm ngây còn chứa một lượng lớn moringa và moringinin. 
  • Hoa chùm ngây: Thành phần hóa học chính là polysaccharide
  • Rễ: Chứa hoạt chất glucosinolate
  • Vỏ: Chứa các hoạt chất như arabinose, acid glucuronic, galactose, -sitosterol, benzylamin
  • Hạt chùm ngây: Chứa các hoạt chất như peptid, glucosinolate
  • Toàn thân: Thành phần hóa học chính được tìm thấy là pterygospermin.

Vị thuốc chùm ngây

Mỗi bộ phận của cây chùm ngây đều có tác dụng cụ thể với sức khỏe
Mỗi bộ phận của cây chùm ngây đều có tác dụng cụ thể với sức khỏe

Tính vị, tác dụng

Theo Đông y, từng bộ phận của cây chùm ngây sẽ có những tính vị và công dụng khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Rễ: Kích thích tuần hoàn máu, có tác dụng bổ tuần hoàn trợ tim, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn
  • Vỏ cây: Tác dụng tốt với hệ thần kinh
  • Quả, hạt, nhựa từ thân cây: Giảm đau nhức khó chịu
  • Hoa: Chứa chất kích thích, có tác dụng gây kích dụng

Công dụng

+ Theo y học hiện đại

Cây chùm ngây có nhiều tác dụng, hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh, công dụng cụ thể như sau:

Lá chùm ngây

  • Bảo vệ gây: Chứa hàm lượng silymarin cao, có tác dụng cải thiện chức năng men gan, bảo vệ gan tránh các tác động xấu từ việc hấp thụ nhiều chất béo
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Chứa chất chống oxy hóa dồi dào, có khả năng loại bỏ được các cholesterol xấu, nếu dùng thường xuyên có thể ngăn ngừa tốt nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Nâng cao sức đề kháng: Chứa hàm lượng kẽm, chất chống oxy hóa, vitamin C cao nên có thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể từ đó ức chế được sự phát triển của một số vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Điều trị cao huyết áp: Chứa isothiocyanate và niazimicin có tác dụng ngăn chặn sự dày lên của động mạch từ đó giúp ổn định huyết áp.

Quả chùm ngây

  • Bổ sung sắt, ngừa thiếu máu: Trong 100g bột quả chùm ngây khô giúp bổ sung cho cơ thể 28mg sắt nên giúp cải thiện tốt tình trạng thiếu máu.
  • Trị táo bón: Chứa hàm lượng chất xơ hòa tan và kali hòa tan cao, có tác dụng thúc đẩy sự co bóp của nhu động ruột từ đó ngăn ngừa tốt chứng táo bón. 
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Có tính lợi tiểu, có khả năng loại bỏ sỏi thận, ngăn ngừa sự hình thành của sỏi.
  • Giúp giảm cân: Chứa isothiocyanate giúp ngăn chặn việc hấp thu chất béo từ đó giúp cải thiện tình trạng thừa cân.

Công dụng khác

  • Cao chiết lá chùm ngây có tính kháng khuẩn mạnh, có thể hỗ trợ tiêu diệt nấm Candida albicans, chủng khuẩn Gram dương như Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis; làm yếu hoạt động của vi khuẩn Gram âm như Salmonella typhimurium, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae.
  • Hạt được dùng trong xử lý nước bẩn ở các vùng lũ, đồng thời giúp diệt khuẩn gây bệnh đường ruột, giảm tình trạng đau bụng, tiêu chảy. 
  • Ngăn ngừa ung thư do giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin C và chất niazimicin giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn sự hình thành của gốc tự do.

+ Theo y học cổ truyền

Chùm ngây được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới, có thể kể đến như: 

  • Dược thiện từ lá chùm ngây có tác dụng kích thích tiêu hóa, lợi tiểu
  • Tại Ấn Độ, rễ cây chùm ngây được dùng để kích thích trong các cơ đau do bị liệt, sốt từng cơn, dùng trong chữa động kinh, chứa chất hoạt huyết trong bệnh liệt và thấp khớp mạn tính. Ngoài ra, nó được xem là thuốc trợ tim, bổ cho tuần hoàn, được dùng ở dạng rượu thuốc chữa choáng váng, suy nhược thần kinh, đầy hơi, đau co thắt ruột. 
  • Vỏ rễ được dùng làm thuốc chườm nóng để làm dịu các cơn co thắt. 
  • Ở Campuchia, vỏ cây được dùng để làm thuốc cho phụ nữ sau sinh uống để lại sức. Ở Thái Lan, vỏ được dùng làm thuốc thông hơi. Quả được dùng để trị đau khớp, bệnh đau gan và tỳ, chứng liệt, sài uốn ván. 
  • Hạt thường được dùng để trị các bệnh ngoài da, chiết xuất dầu từ hạt được dùng trị bệnh thấp khớp. Nhựa dùng để chữa đau răng, khi kết hợp với dầu vừng có thể làm thuốc nhỏ để trị đau tai.

Thành phần dinh dưỡng trong cây chùm ngây

Chùm ngây có hàm lượng vitamin A cao gấp 10 lần cà rốt
Chùm ngây có hàm lượng vitamin A cao gấp 10 lần cà rốt

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong 100g cây chùm ngây có chứa: 

  • Hàm lượng vitamin A cao gấp 10 lần cà rốt
  • Hàm lượng kali cao gấp 15 lần chuối
  • Hàm lượng protein cao gấp 9 lần sữa
  • Hàm lượng canxi cao gấp 17 lần sữa
  • Hàm lượng vitamin C cao gấp 12 lần cam
  • Hàm lượng sắt cao gấp 25 lần cải bó xôi.

Trong lá chùm ngây non còn tươi có chứa các thành phần dinh dưỡng như 8g bột đường, 6.35g chất đạm, 3.75g chất khoáng (trong đó có 216mg kali, 123mg magne, 122mg canxi, 50mg photpho, 0.1g đồng, 6.250UI caroten), 1.9g chất xơ, 1.7g chất béo, 0.2mg vitamin B, 0.21mg B2, 2.25mg PP, 110 – 220 mg vitamin C… 

Các nghiên cứu khoa học còn nhận thấy rằng, các bộ phận của cây chứa nhiều chất đạm, khoáng chất, axit amin, vitamin, beta-caroten, nhiều hợp chất phenol. Loại cây này còn cung cấp nhiều hợp chất quý hiếm như quercetin, zeatin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic axit, kaempferol. 

Cách dùng – liều lượng

+ Cách dùng

Chùm ngây được sử dụng để chế biến thành món ăn chữa bệnh, lá chùm ngây dùng ở dạng dược thiện. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sắc lấy nước để uống hoặc dùng ở dạng viên uống bổ sung.

Một số cách dùng cây chùm ngây phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

Ngâm rượu

Cách ngâm rượu cây tươi:

  • Rửa sạch củ rễ, xếp vào bình thủy tinh
  • Cho rượu vào bình, đổ ngậm theo tỷ lệ 1:8
  • Đậy nắp kín, ủ trong 3 – 4 tháng rồi dùng.

Cách ngâm rượu chùm ngây khô:

  • Rửa sạch rễ, thái miếng nhỏ rồi đem phơi khô
  • Cho vào chảo sao vàng trong 7 – 10 phút
  • Xếp rễ khô vào bình, đổ rượu theo tỷ lệ 1:25
  • Đậy nắp, ủ trong 3 tháng rồi dùng.

Món ăn bài thuốc

Món canh chùm ngây

  • Lá chùm ngây non rửa sạch, thái nhỏ
  • Có thể nấu canh với thịt nạc, tôm, cá
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, khi rau chín tới thì tắt bếp

Cây chùm ngây trộn dầu giấm

  • Lá chùm ngây và đọt chùm ngây non rửa sạch
  • Có thể thêm hành tây, cà chua bi rồi trộn chung với giấm, tiêu đường, gia vị.

Cháo chùm ngây thịt bò

  • Gạo vo sạch để ráo nước; thịt bò xay nhuyễn ướp với bột nêm, dầu oliu trong 5 – 10 phút
  • Cho dầu lên chảo, xào sơ thịt bò; lá chùm ngây xay nhuyễn
  • Nấu gạo với 200ml nước, đến khi chín nhừ thì thêm thịt bò, cho rau chùm ngây đã xay nhuyễn vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Bột chùm ngây đắp mặt

Cách 1: 

  • Nguyên liệu: 1 muỗng canh bột chùm ngây, 1 muỗng mật ong, 1 – 2 muỗng sữa chua
  • Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị thành hỗn hợp sền sệt
  • Rửa sạch mặt với nước ấm, thoa đều hỗn hợp lên mặt
  • Sau 15 – 20 phút thì rửa sạch lại mặt với nước ấm.

Cách 2: 

  • Nguyên liệu: 1 muỗng bột chùm ngây, 2 muỗng sữa tươi không đường, 1 muỗng bột cam thảo
  • Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị, cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 5 phút
  • Rửa sạch mặt với nước ấm, đắp bột lên mặt
  • Thư giãn, sau 15 – 20 phút thì rửa lại mặt với nước ấm. 

+ Liều lượng

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, rau chùm ngây chỉ nên sử dụng với liều lượng 6g/ngày trong vòng 3 tuần. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của từng đối tượng mà có sự điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp. 

Bài thuốc chữa bệnh từ cây chùm ngây

Chùm ngây có mặt trong các bài thuốc ổn định đường huyết, ổn định huyết áp
Chùm ngây có mặt trong các bài thuốc ổn định đường huyết, ổn định huyết áp

Cây chùm ngây có mặt trong rất nhiều bài thuốc, có thể kể đến như:

1. Ổn định huyết áp, đường huyết, bảo vệ gan, trị suy nhược

  • Nguyên liệu: 150g lá chùm ngây non, 300ml nước sạch
  • Chùm ngây rửa sạch, giã nát, thêm nước sạch, lọc lấy nước cốt
  • Thêm mật ong vào trộn đều, chia làm 3 lần uống, sử dụng hết trong ngày.

2. Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu

  • Lấy 100g rễ chùm ngây tươi hoặc 30g khô rửa sạch rễ 
  • Nấu với 1 lít nước sôi trong 15 phút
  • Có thể uống thay trà trong ngày.

Công dụng:Tăng lipid máu, tăng cholesterol, tăng triglycerid, ngăn ngừa sỏi oxalat, giảm axit uric.

3. Trị u xơ tuyến tiền liệt

Cách 1: 

  • Nguyên liệu: 100g rễ chùm ngây tươi (30g khô), 80g lá trinh nữ hoàng cung tươi (20g khô)
  • Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị nấu với 2 lít nước, thấy còn 500ml thì tắt bếp
  • Chia làm 3 lần uống, dùng hết trong ngày.

Cách 2: 

  • Lấy chùm ngây tươi có hột già, tác lấy phần hột
  • Giã nát hột cây chùm ngây tươi quấy đều 5 phút với 3 lít nước
  • Để nước trong 2 giờ cho lắng phần cặn, đến khi nước trong thì dùng được.

4. Bài thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay

  • Cứ 5 ngày thì lấy 2 nắm rễ cây chùm ngây tươi (khoảng 150g) rửa sạch
  • Băm nhỏ, nấu với 2 lít nước, thấy còn 500ml thì chia làm 2 lần uống.

Một số lưu ý khi sử dụng cây chùm ngây

Khi dùng cây chùm ngây, để tránh ảnh hưởng sức khỏe và đảm bảo an toàn, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, có tác dụng tăng co cơ trơn tử cung, có nguy cơ gây sảy thai cao.
  • Mặc dù kinh nghiệm dân gian cho rằng chùm ngây có tác dụng lợi sữa, tăng lượng sữa mẹ, tốt cho trẻ trên 6 tháng tuổi nhưng mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Hạt chùm ngây có thể ăn sống được, tuy nhiên nên rang sơ hạt trước khi ăn để cơ thể hấp thu dược liệu một cách tốt nhất
  • Không sử dụng cây chùm ngây trong thời gian dài vì dược liệu này có hàm lượng canxi và vitamin C cao, nếu dùng kéo dài sẽ gây thừa chất, nhất là trẻ em. Nên dùng tối đa 3 lần/tuần, mỗi lần không quá 20g. 
  • Không dùng cây chùm ngây vào buổi tốt, nhất là người có tiền sử mất ngủ vì sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Không nên nấu rau chùm ngây quá kỹ, nên nấu ở mức vừa phải để đảm bảo giữ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong loại rau này. 

Trên đây là một số thông tin về cây chùm ngây, công dụng, cách sử dụng và những bài thuốc từ dược liệu này được sử dụng phổ biến hiện nay. Mặc dù chùm ngây tốt cho sức khỏe, tuy nhiên chỉ nên sử dụng làm rau ăn 1 – 2 lần/ngày, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Có thể bạn quan tâm:

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn