3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây Cỏ Ngọt: Đặc điểm, dược tính và bài thuốc chữa bệnh

Cây Cỏ ngọt vốn được biết đến là một loại thảo dược rất tốt cho các bệnh nhân bị đái tháo đường. Ngoài ra loài cây này còn có rất nhiều công dụng nếu bạn biết dùng nó đúng cách. Dưới đây là một số thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, dược tính và các bài thuốc chữa bệnh từ loại thảo dược này. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm chắc và dùng đúng để bảo vệ sức khỏe của mình được tốt hơn.

Mô tả về cây Cỏ ngọt

Cây Cỏ ngọt là một loại cây thuộc họ Cúc có danh pháp khoa học là Asteraceae. Loại cây này có tên khoa học là Stevia rebaudiana. Tại Việt Nam người ta còn biết đến loài cây này với các tên gọi khác như: Cúc ngọt, cỏ mật, cỏ đường. Dưới đây là một số đặc điểm mô tả giúp bạn nhận diện được chính xác hơn về loài cây này.

Đặc điểm hình thái của cây Cỏ ngọt

Cây Cỏ ngọt là một loại thảo dược sống lâu năm. Loài cây này có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng 100cm với các cây đã trưởng thành. Khi cây phát triển được khoảng 6 tháng tuổi sẽ có phần gốc hóa gỗ. Các cành của cây thường phân tại gốc, lá và các cành non được bao phủ bởi một lớp lông mịn.

Lá của cây Cỏ ngọt thường có phiến hình mũi mác. Chiều rộng của lá khoảng 15 – 30mm, chiều dài khoảng 30 – 60mm. Lá thường mọc đối xứng với nhau và mặt lá hiển thị rõ 3 gân bắt đầu từ phần cuống. Một số lá sẽ có phần mép lá nguyên nhưng đôi khi sẽ có mép răng cưa.

cây cỏ ngọt
Cây Cỏ ngọt là thảo dược sống lâu năm và có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Hoa của loài cây này thường nở vào khoảng tháng 10 – 12. Khi ra hoa sẽ nở thành cụm, mỗi cụm khoảng 5 hoa. Hoa nhỏ có 5 cánh, có nhụy mọc lộ ra bên ngoài. Hoa có màu trắng ngà, có mùi thơm nhẹ.

Đặc điểm phân bố

Loài cây này thường phát triển tốt nhất ở những nơi có khí hậu cận nhiệt đới. Những nơi có lượng mưa ít vào mùa đông. Nguồn gốc của Cỏ ngọt là từ vùng cao nguyên của vịnh Amami và huyện Iguazu ở biên giới giữa Paraguay và Brazil.

Tại Việt Nam một số nghiên cứu ghi nhận loài thảo dược này được di thực vào nước ta từ khoảng những năm 1990. Hiện nay nó được trồng tại nhiều địa phương trên cả nước. Một số tỉnh trồng nhiều Cỏ ngọt có thể kể đến như Hà Giang, Hưng Yên, Hòa Bình, Nghệ An…

Đặc điểm thu hoạch và bộ phận dùng

Thông thường người ta sẽ thu hoạch cây Cỏ ngọt quanh năm. Tuy nhiên thời điểm tốt nhất là vào khoảng tháng 8. Bộ phận được dùng chủ yếu là búp non và lá cây. Khi thu hoạch người ta sẽ cắt từng đoạn cành dài khoảng 20 – 25cm. Sau đó sẽ loại bỏ các lá già chỉ lấy những lá chưa bị hư hại.

cây cỏ ngọt
Cây Cỏ ngọt có thể thu hái quanh năm

Cây Cỏ ngọt sẽ được sơ chế bằng cách đem sấy khô ở nhiệt độ khoảng 30 – 40 độ C. Hoặc cũng có thể đem phơi nắng tự nhiên cho đến khi nó khô hoàn toàn. Để bảo quản được lâu người ta sẽ phun nước ẩm dược liệu và cho vào túi ủ kín khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó phơi nắng lại thêm một lần để bảo vệ được dược tính và độ ngọt của loại thảo dược này.

Đặc điểm thành phần hóa học

Các thành phần của cây Cỏ ngọt được đánh giá là mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nếu bạn biết dùng đúng cách. Một số thành phần chính của loại cây này đó là:

  • Steviol.
  • Glycosid.
  • Stevioside.
  • Protein.
  • Chất béo.
  • Carbohydrate.

Các thành phần tự nhiên này được đánh giá là lành tính, ít gây tác dụng phụ cho người dùng. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng khi sử dụng.

Công dụng và dược tính của cây Cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt có rất nhiều công dụng cho sức khỏe
Cây cỏ ngọt có rất nhiều công dụng cho sức khỏe

Dược tính của cây Cỏ ngọt được đánh giá là lành tính. Điều này được cả Đông y và Y học hiện đại khẳng định. Cụ thể:

Theo Đông y

Cây Cỏ ngọt có tính vị chủ yếu là ngọt và có các công dụng chính như:

  • Hạ huyết áp, tiêu khát, lợi tiểu.
  • Điều trị tiểu đường, chảy máu chân răng, thông tiểu.

Theo Y học hiện đại

Theo Y học hiện đại cây Cỏ ngọt có thành phần chính là stevioside và rebauside có độ ngọt gấp 250 – 300 lần đường mía. Tuy nhiên chất ngọt này không bị nhiệt phân, không lên men, không bị vi khuẩn, nấm men tấn công. Đặc biệt là pH ổn định do đó không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Loài thảo dược này có những công dụng như:

  • Dùng làm phụ gia thực phẩm cho những người ăn kiêng, giúp giảm cân.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
  • Hỗ trợ ăn ngon, cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Dùng làm chất tạo ngọt cho bánh kẹo, nước ngọt…
  • Điều trị rối loạn mỡ máu và phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.

Cây Cỏ ngọt là một trong số ít các loại thảo dược không có độc tính. Điều này đã được chứng minh bằng những nghiên cứu cụ thể. Tại Trung Quốc người ta đã tiến hành thử nghiệm trên chuột để đánh giá về độc tính của loại thảo dược này. Kết quả của nghiên cứu cho thấy không có tác dụng phụ đáng kể đối với chuột được dùng làm thí nghiệm. Do đó người dùng có thể yên tâm khi dùng.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây Cỏ ngọt

Cây Cỏ ngọt được dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc mà bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Chất ngọt trong Cỏ ngọt không tác động lên nồng độ Glucose trong máu. Do vậy rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị khoảng 2,5g lá cỏ ngọt phơi khô. Sau đó đem sắc với khoảng 200ml nước. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 50ml thì đem uống. Lưu ý mỗi ngày uống 2 lần như vậy sau một thời gian bạn sẽ thấy tình trạng tiểu đường được cải thiện đáng kể.

Cây Cỏ ngọt được dùng để chữa bệnh tiểu đường

Người bệnh có thể dùng hàng ngày để tránh bệnh tái phát. Cỏ ngọt sẽ ngăn chặn tình trạng gia tăng lượng đường trong máu hiệu quả. Hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.

Bài thuốc chữa tăng huyết áp

Sử dụng cây Cỏ ngọt kết hợp với một số loại thảo dược khác sẽ giúp ổn định huyết áp. Bài thuốc cụ thể như sau.

Chuẩn bị 6g lá Cỏ ngọt, 10g hoa hòe đã sao vàng, 4g hoa cúc, 12g quyết minh tử đã sao cháy. Đem tất cả các loại thảo dược này sắc với lượng nước vừa dùng. Lưu ý uống hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc giúp kiểm soát cân nặng

Các thành phần có trong Cỏ ngọt sẽ làm giảm nhu cầu đường và tinh bột của cơ thể. Chính vì vậy nó mang lại tác dụng kiểm soát cân nặng khá tốt. Do đó loại thảo dược này rất tốt cho những người thừa cân, béo phì.

cây cỏ ngọt
Dùng cây Cỏ ngọt hàng ngày giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả

Để sử dụng bạn cần chuẩn bị khoảng 7,5g lá Cỏ ngọt phơi khô. Sau đó đem sắc nước uống nhiều lần trong ngày. Bạn cần sử dụng trong một thời gian để thấy được hiệu quả.

Bài thuốc giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch

Các hoạt chất có trong cây Cỏ ngọt giúp cho Glucose trong máu luôn được ổn định. Giúp ngăn ngừa tình trạng mỡ trong máu, nhờ đó phòng tránh được các bệnh lý về tim mạch cho người dùng.

Bài thuốc này được thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một lượng lá Cỏ ngọt khô đủ dùng. Nên dùng theo liều lượng hướng dẫn của thầy thuốc Đông y. Bạn dùng để pha trà uống hàng ngày. Dùng hàng ngày cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên bạn không cần lo lắng.

Trên đây là một số thông tin về cây Cỏ ngọt mà bạn đọc có  thể tham khảo. Tuy được đánh giá là lành tính nhưng trước khi dùng bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y. Hoặc dùng theo liều lượng được hướng dẫn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng loại thảo dược này.

 

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Bình luận (1)

  1. Trâm says: Trả lời

    Cây có ngọt có thể dùng để thay thế đường cho ng bị tiểu đường không ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn