Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Cỏ Xước: Thảo dược mọc hoang chữa nhiều loại bệnh

Trong y học cổ truyền Việt Nam  – cây Cỏ Xước là một vị thuốc được rất nhiều người biết đến và ứng dụng vào việc chữa bệnh. Loài cây này vốn là mọc hoang, nhưng chúng lại có rất nhiều tác dụng thần kì vào việc chăm sóc và chữa bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về loại cây này, cũng như không biết những bài thuốc được lưu truyền trong dân gian. Và bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất về cây Cỏ Xước.

Cây Cỏ Xước - Vị thuốc quan trọng trong y học
Cây Cỏ Xước – Vị thuốc quan trọng trong y học

Giới thiệu chung về cây Cỏ Xước

Cây Cỏ Xước là một loài cây mọc hoang, rất dễ sinh sống và phát triển nhanh. Từ xa xưa giống cây này đã được ông bà ta sử dụng trong việc điều trị một số căn bệnh, triệu chứng như: thanh nhiệt, giải độc, giảm huyết áp, viêm đa khớp, sỏi thận,….

Đồng thời chúng còn được xem là một vị thuốc trong nhiều bài thuốc dân gian điều trị tim mạch, đường huyết, ung thư,… Cùng tìm hiểu một số thông tin giưới thiệu về loại cây đặc biệt này.

Cây Cỏ Xước là gì?

Cây Cỏ Xước hay còn gọi là cây Ngưu Tất, Cỏ Ngưu Tất, cây Bách Bội, Hoài Ngưu Tất, Cỏ Ngưu Tịch,… Tên khoa học của cây là Achyranthes aspera L, thuộc họ rau dền. Loại cây này được phân thành 4 loại chính, do nơi phân bố, đặc điểm khí hậu khiến chúng không giống nhau và tác dụng vật lý, hóa học của chúng cũng không giống nhau.

Bốn loại bao gồm: Cỏ Xước Ấn Độ, Cỏ Xước lông trắng, Cỏ Xước nguyên chùng, Cỏ Xước màu xám đỏ. Trong đó, tại Việt Nam Cỏ Xước lông trắng là loại được mọc nhiều nhất, tác dụng trong việc chữa bệnh là tốt nhất.

Đặc điểm sinh học

Cây Cỏ Xước là thực vật thân thảo, mọc hoang và sinh trường tự nhiên, rất tốt. Cây có chiều cao thấp chỉ khoảng dưới 1.5m và mọc thành nhiều nhánh nhỏ, khác nhau. Lá cây màu xanh, nhọn ở đầu chỉ dài khoảng 5 – 12cm, bề ngang khoảng 2 – 4cm. Phiến lá hình trứng, cuống lá nhỏ.

Cây Cỏ Xước cũng có hoa, mọc thành từng cụm nhỏ, chúng phát triển từ kẽ lá hoặc ngọn cành và có chiều dài từ 20 – 30 cm một bông. Quả của cây có hình bầu dục sẽ được mọc ra khi cây đến tuổi trưởng thành. Rễ chính của cây có màu vàng, phình ra giống như củ Đinh Lăng, xung quanh là các rễ con. Loài cây này có tuổi đời từ 3 – 7 năm.

cây cỏ xước
Loài cây này sinh trưởng tốt, tụ nhiên, mọc hoang

Thành phần hóa học

Trong loài cây này chứa rất nhiều thành phần hóa học được xem là tốt cho cơ thể và chữa bệnh cực kì hiệu quả. Một số chất cơ thể không tự tổng hợp được mà cần có sự tác động của các yêu tố bên ngoài vào. Các chất phải kể đến như: muối Kali, Glucid, chất xơ, chất tro, Vitamin C, Caroten, Amino Axit, saponin Tritecpenoid, Arginine, Sắt, Protid, Glucoza, Đồng,…

Phân bố

Như đã nói loài cây này thường mọc hoang và sinh trưởng một cách tự nhiên. Theo những nhà khoa học, loại cây này được tìm thấy nhiều ở vùng Đông Nam Á, các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia,….

Tại Việt Nam Cỏ Xước sẽ tìm thấy nhiều nhất ở những vùng núi Tây Bắc, nơi có khí hậu ôn hòa và lạnh hơn như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Sơn La,…

Cách thức thu hái và chế biến

Cây Cỏ Xước có thể dùng được tất cả các bộ phận của cây như lá, thân, hoa, quả, rễ. Đặc biệt phần rễ là có tác dụng nhất, chứa nhiều dưỡng chất và thành phần chữa bệnh nhất.

Bạn có thể thu hái loài cây này quanh năm, khi hái về có thể dùng tươi hoặc rửa sạch và đem sấy, phơi khô. Riêng rễ của cây, thời điểm thích hợp nhất để thu hái chính là vào mùa đông. Khi nhiệt độ xuống thấp, lá và thân của cây héo đi, rễ ở dưới đất sẽ có nhiều điều kiện để phát triển hơn.

Khi đó, rễ của cây sẽ có nhiều dưỡng chất và phình to. Bạn sẽ đào rễ lên và cắt những rễ nhỏ, lấy rễ chính. Phơi khô cho đến khi vỏ của rễ nhăn lại thì đem đi hun khói cùng chất lưu huỳnh. Cuối cùng cắt bỏ đầu và cuối ngọn rễ đem đi phơi khô là có thể sử dụng được.

cây cỏ xước
Cây có thể thu hái toàn bộ cây, tốt nhất là rễ cây

Cách thức bảo quản

Để cây Cỏ Xước có thể để được lâu cần đem phơi khô và đặt nơi khô ráo. Bạn nên tránh để nhưng gần ánh nắng mặt trời, những nơi ẩm ướt, chất hóa học.

Công dụng chính của cây Cỏ Xước

Cây Cỏ Xước được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng làm vị thuốc Đông y. Bởi chúng có rất nhiều tác dụng khác nhau cả về y học cổ truyền và y học hiện đại. Cụ thể như sau:

Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền cây Cỏ Xước là một vị thuốc an toàn, tự nhiên, lành tính, vị chua và đắng nhẹ, được dùng để hỗ trợ và điều trị một số bệnh. Trong đó phải kể đến như: giải nhiệt, giảm đau, thông tiểu, viêm gan, nhiễm trùng thận, tăng huyết áp, điều hòa lượng Cholesterol trong máu, bệnh Gout,…

Theo y học hiện đại

Với những công dụng tuyệt vời mà loại cây này mang lại cho người dùng. Chúng đã được những nhà khoa học, nghiên cứu, điều chế để ứng dụng vào một số loại thuốc Tây.

Theo đó họ nhận ra rằng, Cỏ Xước giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình tổng hợp Protein, ức chế khiến mạnh máu giãn nở và làm giảm huyết áp. Cùng với đó, một số chất trong Cỏ Xước còn có tác dụng bảo vệ gan, chữa viêm gan, cân bằng lượng Cholesterol, đường huyết trong cơ thể. Hoạt chất Saponin được tìm thấy ở trong Cỏ Xước còn giúp kích thích co bóp cơ trơn của cổ tử cung.

Một số bài thuốc chữa bệnh trong dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc từ cây Cỏ Xước và đến ngày hôm nay chúng vẫn được ứng dụng trong cuộc sống thưởng ngày. Một trong số đó phải kể đến những bài thuốc quen thuộc:

Chữa bầm máu do ngã, va đập mạnh

Nếu bạn gặp tình trạng như bị ngã xe khiến cùng tay, chân, người bị tụ máu do va đập mạnh thì hãy nhớ ngay đến bài thuốc với cây Cỏ Xước. Dùng 100g Cỏ Xước ngâm với Đại Hành, Dứa dại, rượu trắng, ngâm và uống mỗi ngày 2 lần. Vết máu bầm sẽ nhanh chóng tan dần như ban đầu.

Điều trị viêm gan, nhiễm trùng thận

Người bệnh bị viêm gan hay nhiễm trùng thận hãy dùng dược liệu Cỏ Xước cùng với một số vị thuốc khác nhau cỏ Tranh, Xa Tiền, Mộc Thông, Trọng Đài sắc cùng nước. Kiên trì uống trong một thời gian dài, tình trạng sức khỏe sẽ khá hơn rất nhiều.

Cây còn được sắc với nhiều loại thuốc khác

Rối loạn tiền đình, huyết áp cao

Bạn chỉ cần lấy khoảng 30g cây Cỏ Xước và hạt Muồng đem đi sao vàng. Sau đó sắc nước uống  mỗi ngày một lần, kiên trì uống từ 2 – 3 tháng để sức khỏe tốt hơn.

Chữa máu nhiễm mỡ

Với người bị máu nhiễm mỡ cũng có thể sử dụng cây Cỏ Xước để cơ thể tốt hơn. Bạn chuẩn bị thang thuốc bao gồm những vị sau: Cỏ Xước, Đương Quy, hạt Lạc Giời (đã được sao vàng), Xuyên Khung, Hạn Liên Thảo, Nấm Mèo.

Đem tất cả những vị thuốc này trộn đều và sắc cùng 3 bát nước, đun trên lửa nhỏ đến khi chỉ còn 1 bát thì dừng lại. Mỗi ngày dùng một thang như thế, liên tục trong 20 – 30 ngày rồi đi kiểm tra sức khỏe, bạn sẽ thấy những chỉ số máu nhiễm mỡ của mình được giảm đáng kể.

Điều hòa lượng Cholesterol trong cơ thể

Người nào đang gặp tình trạng lượng Cholesterol trong cơ thể tăng hoặc giảm thfi có thể dùng cây Cỏ Xước để cân băng lại. Cách thực hiện khá giản chỉ cần dùng một ít rễ Cỏ Xước và hãm cùng nước trong ấm trà. Uống mỗi ngày như uống trà, hoặc là đun nước để uống thay nước lọc mỗi ngày.

Điều trị viêm đa khớp

Người bệnh sắc thang thuốc bao gồm rễ Cỏ Xước, Tầm Gửi ở cây dâu, sâm Nam, bạch Thược, Phòng Đảng Sâm, Vân Quy, tần Giao Quế Chi. Sắc thang thuốc này cùng 3 bát nước đến khi còn một bát thì uống. Kiên trì dùng trong 2- 3 tháng để thấy hiệu quả tốt nhất.

Trị đau lưng, mỏi gối

Bạn cho các vị thuốc sau đây vào một túi vải sạch: rễ cây Cỏ Xước, Đỗ Trọng, Đương Quy, Sinh Địa, Tỳ Giải, Ý Dĩ, Hồ Cốt, Thạch Hộc. Bạn ngâm bọc thuốc này vào một bình rượu trắng trong thời gian 10 – 15 ngày để rượu ngấm thuốc. Mỗi ngày mang ra uống khoản 2 chén nhỏ.

Điều trị bệnh Gout

Cây Cỏ Xước dùng để chữa bệnh Gout vô cùng hiệu quả và được kahs nhiều người áp dụng. Người bệnh chỉ cần lấy một ít rễ cây Cỏ Xước cùng Lá tất bát, rễ cây Cẩu Trùng Vĩ, rễ cây Bưởi Bung đem đi sao vàng và sắc nước uống mỗi ngày. Ngày nào cũng uống 3 lần, liệu trình từ 7 – 10 ngày thì tình hình sức khỏe sẽ tốt hơn rất nhiều.

Cây Cỏ Xước có thể dùng để điều trị bệnh Gout vô cùng hiệu quả
Cây Cỏ Xước có thể dùng để điều trị bệnh Gout vô cùng hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng cây Cỏ Xước bạn nên biết

Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà loại cây này mang đến cho người dùng. Tuy nhiên không phải như thế mà bạn lạm dụng sử dụng nó, nên có liều lượng nhất định. Cùng với đó nên lưu ý một số điều dưới đây khi muốn dùng cây Cỏ Xước để chăm sóc sức khỏe:

  • Vị thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người đang trong thời kì kinh nguyệt, nam giới mắc bệnh mộng tinh, người có bệnh về dạ dày, đường ruột.
  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của Cỏ Xước: nổi mẩn, ngứa da, tức ngực, buồn nôn, choáng váng, bứt rứt khó chịu,…
  • Sửi dụng Cỏ Xước cùng thuốc Tây y nên có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
  • Nếu bạn đang sử dụng cây Cỏ Xước để điều trị bệnh, nên kết hợp với đó một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học. Cùng với đó, thưởng xuyên tập luyện thể dục thể thao, ổn định, cân bằng sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin và bài thuốc về cây Cỏ Xước được nhiều người tin dùng hiện nay. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vị thuốc này cũng như biết cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của bản thân mình. 

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn