Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Giao (Cây xương cá) Đông y chữa bệnh danh bất hư truyền

Cây giao là loài cây mọc dại ngoài tự nhiên. Nam Phi được xem là quê hương của loại thảo dược này. Từ lâu, dùng cây quỳnh giao chữa bệnh đã sớm góp mặt trong các bài thuốc cổ truyền của Đông Y. Công dụng của cây quỳnh giao là gì? Cần lưu ý gì khi dùng dược liệu này điều trị bệnh? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời chính xác nhất!

Cây giao (Cây xương cá) nhìn như thế nào

Cây giao còn có tên gọi khác là cây xương cá, cây nọc rắn, cây san hô xanh, cây xương khô, cây quỳnh giao… Cây chủ yếu mọc dại ngoài tự nhiên. Toàn thân cây chứa mủ nhựa độc nên trâu bò không ăn được. Người dân thường dùng cây để trồng làm hàng rào. Bên cạnh đó, cây còn được trồng làm cảnh hoặc cung cấp dược liệu cho y khoa.

Cây giao là thực vật có sức sinh trưởng mạnh
Cây giao là thực vật có sức sinh trưởng mạnh

Theo khoa học, cây quỳnh giao có tên là Euphorbia Tiricabira L. Đây là loại thực vật thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Cây có thân khá to, chiều cao trưởng thành từ 4 mét đến 8 mét. Cành màu xanh mọc nhiều và tỏa xung quanh thân như san hô. Cây rất ít lá, hoặc rụng sớm nên rất hiếm nhìn thấy. Cây có hoa nhỏ, mọc thành cụm. Khi kết trái, quả cây quỳnh giao có hình trái xoan và lông nhung bao phủ.

Cây xương cá rất dễ trồng, sinh trưởng mạnh. Chỉ cần cắt cành giâm xuống đất ẩm và nước nước mỗi ngày, cây sẽ nhanh bén rễ và nảy nhánh con.

Cây giao mọc ở đâu?

Người ta tìm thấy số lượng lớn cây Euphorbia tirucalli có mặt tại phía Đông, phía Bắc nước Ethiopia nằm ở phía Đông châu Phi. Cây cũng được phát hiện ở hầu khắp vùng Nam Phi nơi có khí hậu nóng ẩm. Ngoài châu Phi, Ấn Độ cũng được xem là quê hương thứ hai của cây quỳnh giao. Tại châu Á, cây quỳnh giao sinh trưởng tốt với khí hậu nhiệt đới ở Indonesia, Trung Quốc, Philippines và cả Việt Nam.

Nam Phi là nơi cây giao mọc nhiều
Nam Phi là nơi cây giao mọc nhiều

Cây xương cá sống tốt ở nhiều điều kiện đất đai từ màu mỡ đến khắc nghiệt. Từ đồi cỏ, vùng núi, bờ sông đến núi đá, đá granite, đá sa thạch, đá ryolit… cây đều sinh trưởng và đẻ nhánh liên tục.

Dược tính chữa bệnh của cây giao

Ít ai biết rằng loại cây này thường mọc dại có vẻ ngoài thô cứng lại tiềm ẩn bên trong những dược tính chữa bệnh tuyệt vời. Y học hiện đại đã phân tích và phát hiện trong nhựa cây xương cá có chứa hàm lượng lớn isophorone. Khi để nhựa khô lại, họ tách được một chất xeton có tên euphoreon. Thân cây chứa nhiều chất quý như cycloeucalenol, euphorginol, taraxasteryl acetat… Hàm lượng lớn chất kháng sinh tự nhiên này có đóng góp quan trọng cho y khoa hiện đại.

Bên cạnh đó, Đông y gia truyền đã chỉ ra cây xương cá có vị chua, tính mát. Nhờ vậy mà cây phát huy tác dụng trong nhiều trường hợp tiêu viêm, giải ngứa, khử phong. Hơn thế, nhựa của cây vừa có độc tính, vừa có tính khử khuẩn, sát trùng cực mạnh. Nhựa chỉ nên bôi ngoài ra và không dùng để uống.

Mách bạn 5 bài thuốc chữa bệnh từ cây giao (Cây xương cá)

Với những dược tính hiếm có khó tìm, cây xương cá được các nhà danh y cổ truyền vận dụng đưa vào các bài thuốc điều trị nhiều bệnh lý. Bao gồm bệnh ngoài da và bệnh lý bên trong cơ thể. Dưới đây là 5 bài thuốc dân gian chữa bệnh bằng loại cây này để bạn bỏ túi.

Bài thuốc trị viêm xoang

Chứng minh cho thấy cây quỳnh giao có khả năng chữa bệnh viêm xoang mũi hiệu quả đến 80%. Không chỉ riêng Việt Nam mà rất nhiều nước châu Á đã tận dụng cây này để chữa khỏi viêm xoang với công thức như sau:

Chuẩn bị

  • Cắt khoảng 2 – 3 nhánh của cây giao tươi.
  • Một ấm sứ hoặc kim loại chỉ dùng để sắc thuốc.
  • 1 ống ti ô hoặc ống tre nhỏ.
Cách trị viêm xoang bằng cây quỳnh giao
Cách trị viêm xoang bằng cây quỳnh giao

Cách làm

  • Rửa sạch nhanh cây giao để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
  • Cắt cành thành từng đốt ngắn từ 1,5 đến 2,5 cm. Nên để cành cây ở miệng ấm để nhựa chảy xuống dưới đáy ấm.
  • Cho thêm khoảng 300ml nước sạch vào ấm rồi bắc bếp đun lửa to.
  • Khi hơi trong ấm bốc ra nhiều thì vặn bếp nhỏ lại. Dùng ống ti ô hoặc ống trẻ đưa vào vòi ấm, đầu ống còn lại đưa lên gần mũi để hít.

Người bệnh duy trì cách xông bằng cây giao khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày hai lần sáng tối. Chỉ sau 2-3 tuần, bạn sẽ cảm nhận hiệu quả trị bệnh rõ rệt.

Lưu ý

  • Nên xông hơi ngay khi nước bắt đầu sôi để tận dụng chất mủ đậm đặc.
  • Không được cho ống xông vào bên trong mũi.
  • Không áp dụng bài thuốc cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
  • Khi cắt cành cây quỳnh giao tránh để mủ bắn vào mắt.

Đã có bài viết chia sẻ chi tiết: Chữa viêm xoang bằng cây giao

Bài thuốc chữa đau răng bằng cây giao

Đau răng do nhiều nguyên nhân gây ra: răng bị sâu, khớp thái dương có vấn đề, nhiễm trùng trong khoang miệng, áp xe miệng. Trong đó, nhiễm trùng trong miệng là nguyên nhân thường gặp nhất. Với dược tính chống viêm, khử nhiễm trùng tốt nên cây giao được dùng để chữa đau răng rất hiệu nghiệm. Bạn sẽ sớm chấm dứt chuỗi ngày đau răng buốt lên tận óc nếu làm theo bài thuốc sau:

Chuẩn bị

  • 50g cành giao khô
  • 100ml Cồn 90 độ C

Cách làm

  • Cành giao khô được rửa sạch, để ráo.
  • Ngâm cành đã qua sơ chế vào 100ml cồn 90 độ C.
  • Khi dùng, người bị đau răng cho khoảng 1 thìa cà phê nước thuốc hòa vào 50ml nước sôi nguội.
  • Ngậm dung dịch trong vòng 5, 7 phút. Sau đó súc miệng và nhổ bỏ.
Khỏi đau răng nhờ mẹo chữa đơn giản từ cây quỳnh giao
Khỏi đau răng nhờ mẹo chữa đơn giản từ cây quỳnh giao

Người bệnh áp dụng bài thuốc khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày duy trì đến khi tình trạng đau răng khỏi hẳn. Lưu ý không nuốt dung dịch thuốc vào trong bụng.

Bài thuốc cây giao trị bong gân

Bong gân là chấn thương dễ xảy ra trong quá trình vận động, làm việc, di chuyển. Tổn thương thường gặp ở gân, dây chằng xung quanh các khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bong gân sẽ dẫn đến nhiều di chứng nghiêm trọng như: cứng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp… Y học cổ truyền và hiện đại đều rất ngạc nhiên với khả năng trị bong gân của cây giao.

Cây quỳnh giao trị bong gân, đau nhức

Chuẩn bị

  • Cành giao tươi
  • Muối bột
  • Vải băng bó

Cách làm

  • Cắt cành giao tươi vừa đủ, đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Cắt nhỏ cành quỳnh giao, trộn lẫn với ít muối bột.
  • Cho hỗn hợp vào bao nilon rồi đập nát.
  • Đắp thuốc vào vùng tổn thương do bong gân rồi dùng vải bó chặt.
  • Bài thuốc sẽ phát huy công dụng chỉ sau 1 – 2 ngày bó thuốc.

Chữa trị côn trùng đốt bằng cây giao

Tác dụng diệt khuẩn của nhựa cây quỳnh giao có khả năng làm ức chế và đào thải nọc độc côn trùng: muỗi, ong, bọ cạp, rắn…Vì vậy, khi bị côn trùng đốt bạn có thể lấy nhựa cây bôi lên vết thương sẽ nhanh chóng giảm sưng hết đau vô cùng hiệu nghiệm. Tuy nhiên cần lưu ý không bôi lên mắt cũng như những người có làn da mẫn cảm.

Nhựa cây giao dùng chữa côn trùng cắn

Cây giao chữa mụn cóc

Mụn cóc là bệnh da liễu thường do tác nhân virus HPV gây nên. Mụn cóc nếu mọc ở trên mặc hoặc vùng da hở khi mặc quần áo làm mất tính thẩm mỹ cho gương mặt, thân hình. Dùng nhựa tươi cây chấm lên vùng da có mụn cóc mỗi ngày 2 lần sáng tối sau. Tình trạng mụn sẽ được cải thiện chỉ sau 7-10 ngày.

Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng dược liệu này

Khoa học đã phát hiện ra  trong mủ nhựa cây này có chứa độc tính cao. Tuy không đến mức gây hại đến tính mạng người nhưng độc tính của cây giao có thể gây hại cho sức khỏe nếu không dùng đúng cách:

  • Mủ nhựa cây quỳnh giao khi tiếp xúc với mắt có thể làm mất thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Nếu bạn thuộc tuýp người có làn da nhạy cảm, da mỏng, thì nhựa cây giao sẽ gây kích ứng, nổi mụn nước, phồng rộp da.
  • Khi đi vào đường tiêu hóa, cây quỳnh giao gây bỏng rát lưỡi, cổ họng, khoang miệng. Ngoài ra, người bệnh còn gặp các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng… Nghiêm trọng hơn, dạ dày bị tổn thương và viêm loét nặng.
  • Nhựa tươi của cây giao có thể gây phản ứng đối với nữ giới dùng thuốc nội tiết tố.
  • Người đang dùng thuốc ho dùng cây quỳnh giao chữa bệnh có nguy cơ gặp phải chứng khó thở dồn dập.

Lưu ý khi dùng cây giao chữa bệnh

Nhiều dược tính tuyệt vời là thế nhưng cây giao cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người dùng. Vì thế, dùng dược liệu chữa bệnh cần ghi nhớ những điều dưới đây:

  • Không dùng loại dược liệu này để chữa bệnh cho trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây giao không áp dụng cho nữ giới đang mang bầu hoặc nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Không dùng cho nữ giới đang điều trị bằng thuốc nội tiết tố. Đặc biệt là nữ tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Người đang gặp các bệnh về hô hấp: ho, viêm phế quản. Bởi cây giao có thể khiến tình trạng khó thở nặng thêm.
  • Không dùng ấm nấu thuốc để uống. Bởi nhựa tồn đọng trong ấm có thể khiến nước bị nhiễm độc.
  • Cây xương cá điều trị xoang mũi có tác dụng nhanh hay chậm tùy vào cơ địa người bệnh. Nếu áp dụng 1 – 2 tuần có thấy biến chuyển tích cực thì nên dừng lại. Bởi lạm dụng bài thuốc có thể làm mỏng, gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Khi thu hái dược liệu cần đeo kính mắt, găng tay, đồ bảo hộ để tránh mủ nhựa tiếp xúc với cơ thể.
  • Ngoài dược tính thì cây quỳnh giao còn là thảo dược chứa độc tính mạnh. Người bệnh chỉ sử dụng thảo dược chữa bệnh cần có sự đồng ý của bác sĩ.

Cây giao có đắt không?

Cây xương cá là dược liệu quý được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y và cả Tây y hiện đại. Thảo dược được thu hái và dùng chữa bệnh quanh năm, phơi khô hoặc dùng tươi đều phát huy hiệu quả. Y học hiện đại đã sử dụng loại cây này để bào chế nhiều loại thuốc viêm mũi dị ứng, viêm xoang… bán tại nhiều hiệu thuốc. Vậy cây giao có đắt không?

Cây xương cá tươi là dược liệu rẻ tiền

Dược liệu này được dùng tươi là chủ yếu. Vậy nên bạn có thể mua cây giống về trồng để sử dụng. Cây xương cá dễ trồng và sinh trưởng rất tốt trên mọi điều kiện đất đai. Tùy vào kích thước, cây giống hiện có giá bán dao động 50.000 đến 200.000 VNĐ/ cây.

Tin chắc rằng bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và bỏ túi 5 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây giao. Dù được cả Đông y và Tây y tin dùng nhưng hãy cẩn thận để độc tính có trong mủ cây không làm hại đến bạn nhé!

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn