Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây lá lốt là gì? Công dụng chính và những bài thuốc đặc trị

Cây lá lốt – một loài cây quá quen thuộc với rất nhiều người, từ nông thông đến thành thị, là nguyên liệu của các món ăn dân giã đến cao cấp. Dân gian xưa đã sử dụng loại cây này để điều trị một số bệnh nhất định và hiệu quả không thua kém gì các thuốc kháng sinh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất về loại cây này.

Giới thiệu cây lá lốt

Cây lá lốt là loài cây khá phổ biến tại Việt Nam, thường xuất hiện trong các món ăn gia đình. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này trong vườn nhà hoặc ven đường khá nhiều. 

Cây lá lốt dược liệu thiên nhiên tốt cho sức khoẻ
Cây lá lốt – loài cây quen thuộc ở Việt Nam

Cây lá lốt là gì

Cây là lốt là loài cây thuộc họ hồ tiêu và tên khoa học của chúng trên thế giới là piper lolot C.DC. Đây cũng được xếp vào hàng các giống cây thân thảo và là loài dược liệu vừa dùng trong Đông y vừa để làm thực phẩm, gia vị trong nấu ăn. Cây lá lốt là loài cây đặc biệt mà tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng từ nấu ăn đến làm dược liệu trong đông y. Trong đó lá cây là tốt nhất và nhiều công dụng nhất.

Đặc điểm cây lá lốt

Về đặc điểm sinh học, cây lá lốt hơi thấp có chiều cao trung bình từ 30 – 50 cm. chúng mọc lan ở quanh đất. Phân thân của loài cây này yếu và có nhiều đốt. Lá cây to bản, tán rộng, có hình tim và có nhiều gân xanh từ 5 – 7 gân một lá. Màu sắc lá lốt đậm từ cuống lá lên trên trên. 

Hoa lá lốt mọc ở nách lá, ít khi phân biệt được. Cây lá lốt khi về già cũng sẽ có quả và có hạt bên trong. Cây ra hoa và đơm quả từ tháng 8 -– tháng 10 hằng năm.

Cây lá lốt mọc quanh năm và không lúc nào là không có cả nên bạn có thể thu hái bất cứ lúc nào. Chúng có thể để sử dụng sống, ngâm, hoặc phơi khô để làm dược liệu.

Lá lốt dược liệu quý với công dụng tuyệt vời
Lá lốt dược liệu quý với công dụng tuyệt vời

Phân bố

Cây lá lốt thường xống ở những nơi râm mát, cây ưa bóng râm, ánh sáng trực tiếp từ phía mặt trời có thể khiến lá không phát triển, xoăn lại, khô héo. Còn những nơi thoáng mát, nhiều cây cối, lá thường to bản xanh mướt. Những loại cây này có thể được trồng hoặc mọc hoang nhiều nhất ở các tỉnh phía bắc là chính.

Thành phần trong cây

Trong cây lá lốt chưa rất nhiều thành phần tốt để chữa trih các bệnh viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe. Một số thành phần quan trọng như: Ancaloit, tinh dầu, Beta-caryophylen, Benzylaxetat,…

Công dụng chính

Cây lá lốt có tính nồng, ấm và chống hàn, cảm lạnh ở cơ thể người. Loài cây này rất lành không có độc tính nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Công dụng chính của loài cây này là dược liệu chữa các bệnh về phong hàn, thương hàn, tê khớp chân tay ở người lớn tuổi, thay đổi thời tiết, chữa rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp,…

Ngoài ra trong Đông y, cây lá lốt còn được sắc lấy nước uống để chữa các bệnh đau bụng, lạnh bụng, đau nhức xương khớp. Chúng còn được kết hợp với các loại lá khác như xương sông, rễ bưởi, rễ cây cỏ xước, để tăng hiệu quả chữa bệnh… Lá lốt có thể sử dụng tươi sống hoặc phơi khô. Một người không nên ăn quá 100g lá lốt tươi mỗi ngày vì có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn khác.

Dược liệu thiên nhiên tốt cho sức khoẻ
Dược liệu thiên nhiên tốt cho sức khoẻ

Bài thuốc cây lá lốt trong chữa bệnh

Từ xưa đến nay thì cây lá lốt luôn là nguyên liệu cho một số bài thuốc dân gian. Hiệu quả mang lại cao, mà an toàn, không nóng và phù hợp với thể trạng của nhiều người. Đến nay những bài thuốc ấy vẫn lưu truyền trong dân gian và mọi người vẫn áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Một số bài thuốc chữa các bệnh như sau:

Đau nhức xương khớp

Những người lớn tuổi, người già bị đau nhức xương khớp do tuổi cao, hay do đã từng bị tai nạn, bị bệnh về xương khớp, do thay đổi thời tiết cũng khiến họ vô cùng khó chịu. Để cải thiện tình hình sức khỏe ổn định hơn bạn có thể sử dụng bài thuốc cây lá lốt sau để chữa bệnh.

Sắc một ít lá lốt tươi cùng hai bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn nửa bát thì đổ ra và uống. Nên uống sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng và kiên trì sử dụng từ 10 –15 ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Cây lá lốt có thể sắc nước uống
Cây lá lốt có thể sắc nước uống

Ngoài ra nếu nước sắc từ cây lá lốt khó uống bạn có thể cho thêm một số dược liệu khác như rễ cây cỏ xước, rễ cây bưởi, vòi voi vào ấm sắc cùng lá lốt. Trước khi sắc, bạn sao vàng hạ thổ những dược liệu trên để tạo hương thơm và đem lại kết quả cao hơn.

Trị chứng mồ hôi tay, mồ hôi chân bằng cây lá lốt

Ở 1 số người lớn và trẻ nhỏ thường mắc chứng ra mồ hôi ở tay và chân. Tình trạng để lâu sẽ rất khó chịu, có một cách để giảm thiểu tình trạng này hiệu quả đó là dùng cây lá lốt.

Cách 1: Bạn có thể dùng khoảng 30g lá lốt tươi sống, rửa sạch sẽ và đun cùng 1 lít nước từ 3 – 5 phút, pha thêm với ấm nước 1 chút muối. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn ngâm tay và chân vào loại nước đã đun sôi này. Thực hiện nghiêm túc, kiên trì hàng ngày khoảng 2 – 3 tuần, tình trạng ra mồ hôi ở tay và chân sẽ được giảm đáng kể một cách rõ rệt.

Cách 2: Bạn sao vàng hạ thổ khoảng 30g lá lốt tươi cho héo đi. Cho 1 lít nước vào cùng đun sôi, sắc đến khi nào thuốc còn một bát thì dừng lại. Bạn nên uống hàng ngày và kiên trì khoảng 1 – 2 tuần để cải thiện việc ra mồ hôi tay, chân của bạn.

Chữa bệnh nấm tổ đỉa bằng lá lốt

Tổ đỉa là căn bệnh ngoài ra gây ngứa ngáy rất khó chịu cho người bệnh. Để giải quyết căn bệnh này bạn có thể sử dụng lá lốt để điều trị. Bài thuốc như sau:

Bạn hái khoảng một nắm lá lốt tươi cho vào cối và giã nát. Sau đó, lấy một tấm màng lọc, vắt thật sạch để ra nước cốt và bã. Dùng nước cốt uống mỗi ngày để khỏi bệnh từ bên trong.

Lá lốt chữa bệnh tổ đỉa rất hữu hiệu
Lá lốt chữa bệnh tổ đỉa rất hữu hiệu

Phần bã bạn đổ vào một ấm nước cùng 3 bát nước và đun sôi từ 3 -–5 phút. Sau đó dùng màng lọc để lọc nước và bã ra riêng. Phần nước lọc nước bạn rửa trực tiếp lên vết tổ đỉa ở tay, phần bã đắp lên vết tổ đỉa và băng lại. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày khoảng 1 tuần, tình trạng bệnh của bạn sẽ khỏe lại hoàn toàn và không tái phát lại nữa.

Chữa đầu gối sưng đau

Để vết máu tụ này nhanh chóng tan đi, bạn giã nát khoảng 20g lá lốt tươi và 20g ngải cứu. Sau đó, trộn hỗn hợp này với giấm rồi đắp lên vị trí bị sưng đó. Làm như vậy  liên tục từ  2 – 3 ngày tình trạng này sẽ giảm dần, vết tụ máu sẽ nhanh chóng tan đi, tình trạng đầu gối sưng đau sẽ khỏi hẳn.

Trị mụn nhọt vỡ mủ không liền miệng

Với những người thường gặp tình trạng khó lành miệng viết thương, như những loại mụn nhọt bị vỡ mủ nhưng miệng vẫn ướt chảy nước, không chịu khô. Thì có thể áp dụng bài thuốc sau đây để điều trị:

Bạn lấy một ít lá tía tô, lá lốt, lá chanh, lá cây ráy đem đi giã nhuyễn và đắp lên miệng vết mụn nhọt bị vỡ mủ. Tính kháng khuẩn trong lá lốt và các thành phần khác sẽ nhanh chóng làm khô miệng vết thương và khỏi hẳn.

Chữa phù thũng do suy thận

Sử dụng lá lốt và một số thành phần khác để chữa phù thũng khi suy thận. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy khoảng 20g cây lá lốt tươi cùng rễ cây tầm gai, lá đa lông, mã đề thêm một chút rễ mỏ quạ. Bạn đổ tất cả vào ấm nước và sắc để đun nước uống, mỗi ngày chỉ uống khoảng 50ml không nhiều quá cũng không ít quá để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Lá lốt có dược liệu chữa bệnh rẻ tiền mang hiệu quả cao

Giảm cảm, chữa thương hàn

Với những người bị cảm mạo, thương hàn, ốm sốt do nhiễm lạnh thì dùng lá lốt để nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Bạn chỉ cần thái sợi một ít lá lốt tươi, hành tây cùng hành hương nhỏ, tỏi, gừng thái mỏng, và gạo trắng. 

Bạn cho tất cả những thành phần này vào nồi và nấu thành cháo. Khi cháo nhừ tắt bếp, bạn đập lòng đỏ trứng hòa cùng cháo, cho người bệnh ăn món cháo này, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi vào ngày hôm sau.

Chữa viêm xoang, ngẹt mũi

Bạn lấy một ít lá lốt rửa sạch với nước muối và vò nát. Sau đó bạn nhét vào lỗ mũi và thở đều, mỗi ngày làm 2 lần, sau 1 – 2 ngày tình trạng ngẹt mũi của bạn sẽ giảm nhanh chóng.

Còn với viêm xoang bạn phải thực hiện đều đặn, thường xuyên kết hợp sử dụng thuốc tây y thì bệnh của bạn mới khỏi hoàn toàn được. Phương pháp này chỉ phần nào giảm bớt tình trạng tức thời để lâu dài viêm xoang vẫn phải sử dụng thuốc vì đây là bệnh mãn tính về đường hô hấp.

Chữa đau bụng do lạnh

Người thể trạng yếu khi đi lạnh về thường bị đau bụng, để cải thiện tình trạng này có thể sử dụng lá lốt để chữa trị. Bạn dùng khoảng 15 – 20g lá lốt tươi, rửa sạch và cho vào ấm đun nước, sắc đến khi còn khoảng 100ml thì đổ ra bát. Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn lấy thuốc ra uống. Áp dụng từ 3 – 5 ngày liên tục, tình trạng đau bụng khi đi lạnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Chữa đau bụng bằng lá lốt

Lưu ý khi sử dụng cây lá lốt để có hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà cây lá lốt mang lại cho sức khỏe con người thì một số lưu ý khi sử dụng cũng rất cần thiết. 

  • Đây là loài cây dược liệu theo phương thức Đông y, cho nên bạn cần kiên trì sử dụng đúng liệu trình và thời gian thì mới có hiệu quả tốt được.
  • Bạn cũng không nên quá lạm dụng lá lốt trong bữa ăn hằng ngày, hay trong chữa bệnh, ở một mức độ vừa đủ, lá lốt rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều quá sẽ gây nên những tác dụng phụ không đáng có.
  • Người bình thường chỉ nên sử dụng lá lốt trong bữa ăn hằng ngày chỉ từ 50 – 100g là đủ.
  • Những người mắc các bệnh về nhiệt miệng, táo bón, đau dạ dày nên hạn chế sử dụng lá lốt hoặc chỉ sử dụng ngoài ra, không uống sẽ khiến bệnh nặng hơn.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa của người mẹ.
  • Với những bệnh như suy thận, bệnh phụ khoa ở nữ giới, cây lá lốt chỉ có thể hỗ trợ điều trị chứ không chữa bệnh khỏi hoàn toàn.

Trên đây là một số thông tin về cây lá lốt, những bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị rất tốt cho sức khỏe. Hi vọng qua những thông tin này giúp bạn hiểu hơn về loài cây đặc biệt này cũng như có cách thức chăm sóc, sức khỏe cho bản thân và gia đình mình tốt nhất.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn