Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Lạc Tiên: Những thông tin có thể bạn chưa biết

Cây Lạc Tiên là một loài cây khá quen thuộc xuất hiện nhiều trong đời sống hằng ngày. Mặc dù là loài cây mọc hoang và rất dễ kiếm nhưng không phải ai cũng biết rõ về những công dụng đặc biệt của nó. Từ lâu, cây Lạc Tiên đã được Y học cổ truyền nghiên cứu và đưa vào các bài thuốc như một loại thảo dược quan trọng.  Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn về loài cây này.

Cây lạc tiên
Lạc Tiên là một loại cây thảo dược quen thuộc

Giới thiệu chung về nguồn gốc và đặc điểm cây Lạc Tiên

Cây Lạc Tiên là loài cây khá dễ kiếm, thường mọc nhiều ở các vùng đất hoang, đồi núi, ven rừng. Tên khoa học của Lạc Tiên là Passiflora foetida L. Ngoài ra với nhiều vùng miền, khu vực khác nhau nó thường được gọi với nhiều cái tên như nhãn lồng, co hồng tiên, dây bầu đường…

Cây Lạc Tiên có thân dây leo với các tua cuốn dạng rỗng cuộn tròn, mọc ra từ phía nách lá cây, kèm theo nhiều lông thưa. Lá cây phân bố so le nhau và có chiều dài tầm 7cm, rộng khoảng 10cm, được chia ra thành 3 thùy nhọn. Lá có các dấu rách ở mép. Ở nhiều nơi, phần ngọn của cây vẫn được người dân luộc ăn với cơm như rau. Lạc Tiên có hoa màu trắng, càng về giữa càng có màu tím nhạt, có tràng phụ dạng hình sợi.

Cây Lạc Tiên cũng có quả, quả tròn được bao bọc bởi một màng lưới, do đó, nhiều nơi vẫn quan gọi là cây chùm bao. Vào thời điểm chín, quả mọng vàng, có thể dùng để ăn được. Bên trong lớp vỏ mỏng của quả là những hạt nhỏ hình trứng và chất dịch nên quả Lạc Tiên được xếp vào nhóm “quả tương”.

Với nhiều vùng miền, khi nhận thấy được nhiều công dụng của cây trong điều trị bệnh, người dân cũng bắt đầu với việc trồng Lạc Tiên. Cây được thu hoạch vào mùa xuân và mùa hạ trong năm.

Hoa lạc tiên
Hoa Lạc Tiên cũng được thu hoạch làm thuốc

Sau khi qua thu hái và chế biến, cây Lạc Tiên được dùng vào mục đích chữa bệnh, áp dụng từ các bài thuốc lâu đời trong Y học cổ truyền. Tuy nhiên, quá trình thu hái không phải là một việc dễ dàng, đặc biệt khi muốn thu hoạch được số lượng lớn thì đòi hỏi phải tỉ mỉ và có kinh nghiệm. Bởi quả Lạc Tiên thuộc nhóm “quả tương” do đó chúng rất dễ nát, dễ vỡ. Bên cạnh đó, nếu như công đoạn sấy khô không được thực hiện nhanh thì cực kỳ khó bảo quản.

Công dụng của cây Lạc Tiên trong điều trị bệnh

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu như toàn thân của cây Lạc Tiên đều được sử dụng để làm thuốc. Phần lá, quả và hạt có chứa loại chất không bền vững đối với Aceton và Acid Cyanhydric, quả chín thì có lượng lớn muối Fe, P, Ca.

Bên cạnh đó, theo Đông y, cây Lạc Tiên có vị đắng và ngọt, tính mát do đó quy kinh vào can, kinh tâm. Cụ thể, theo ghi chép của “Trung dược đại từ điển”, quả Lạc Tiên hay còn gọi là Long Châu quả có tính bình, vị ngọt. Do đó, bộ phận này có tác dụng lợi thủy thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi thủy. Đặc biệt, quả Lạc Tiên vô cùng hiệu quả đối với tình trạng ho do phế nhiệt, ung nhọt, lở loét ở tay chân, phù thũng.

Dân gian ta từ lâu đời vẫn dùng phần lá và dây cây Lạc Tiên sắc thuốc uống để an thần và chữa chứng mất ngủ. Thực tế, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được tác dụng thần kỳ của Lạc Tiên đối với hệ thần kinh trung ương. Những tác động này giúp cho thần kinh và não bộ được trấn tĩnh, chống bất an, lo âu, hồi hộp dẫn tới mất ngủ.

Quả lạc tiên vào mùa chín
Quả Lạc Tiên vào mùa chín

Theo đó, bộ phận người lao động trí óc thường xuyên phải căng thẳng, stress luôn ưu tiên lựa chọn các sản phẩm điều trị từ cây Lạc Tiên. Sử dụng đều đặn giúp cho cơ thể tránh được các tình trạng suy nhược cơ thể, suy nhược tim mạch.

Từ đó, trong Đông dược, Lạc Tiên được đưa vào nghiên cứu và điều chế thành các sản phẩm dạng viên, dạng nước và dạng trà điều trị mất ngủ, hồi hộp ở người bệnh. Sau quá trình sử dụng, người dùng sẽ cải thiện được chất lượng giấc ngủ tốt hơn, ngủ sâu, ngủ ngon và tránh tình trạng mơ ngủ, mê man.

Ngoài ra, theo ghi chép từ “Thuốc cổ truyền và ứng dụng lâm sàng” của giáo sư Hoàng Bảo Châu, phần lá, dây, hoa Lạc Tiên thái nhỏ và sấy khô còn có tác dụng mát gan. Lá Lạc Tiên khi nấu nước tắm cũng đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị ghẻ ngứa, mụn mủ hay viêm da. Khi dùng chung với các vị thuốc khác như lá dâu, tim sen… cây Lạc Tiên còn giúp cơ thể chấm dứt tình trạng nóng trong. Không chỉ riêng Việt Nam mà những bài thuốc này cũng được áp dụng rộng rãi ở Pháp và các nước Châu Mỹ, Châu Âu.

Công dụng tiếp theo của cây Lạc Tiên chính là chống co thắt và làm giãn các cơ trơn trong cơ thể do đó nó điều trị hiệu quả các cơn đau tử cung và đường tiêu hóa. Đồng thời, cây Lạc Tiên cũng là một bài thuốc hữu ích cho những chị em phụ nữ mắc chứng hành kinh sớm.

Lạc tiên là một thảo dược quý trong YHCT
Lạc Tiên là một loại thảo dược quan trọng trong Y học cổ truyền

Thậm chí ở Ấn Độ, người dân sử dụng nước sắc từ lá cây Lạc Tiên để điều trị hen suyễn, đau đầu và choáng váng do thiếu máu. Do đó có thể thấy rằng, cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cây Lạc Tiên luôn có vai trò cực kỳ quan trọng.

Các bài thuốc từ cây Lạc Tiên bạn nên biết

Nhận thấy được những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và quá trình điều trị bệnh, Lạc Tiên được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian. Dưới đây là những bài thuốc quý từ cây Lạc Tiên mà bạn nhất định nên lưu lại cho các trường hợp cần nhất:

Điều trị căng thẳng và mệt mỏi

Với trường hợp cơ thể bị căng thẳng, stress, mệt mỏi, bài thuốc từ cây Lạc Tiên là một lựa chọn nên ưu tiên. Cụ thể các bước thực hiện như sau:

  • Phơi 2 nắng hoặc sao thổ 300g Lạc Tiên (gồm cả dây, lá, quả) sao cho vàng.
  • Sao khử thổ 200g râu bắp và 100g rau má cho đến độ héo.
  • Cho tất cả đã chuẩn bị vào ấm đất cùng với 500ml nước, ¼ muỗng muối hạt.
  • Sắc cho đến khi còn 200ml nước.
  • Kiên trì uống 2 lần/ngày trong vòng 7 ngày vào buổi trưa và buổi tối để có tác dụng tốt nhất.
Lạc tiên phơi khô
Lạc Tiên phơi khô giúp điều trị nhiều chứng bệnh

Điều trị mất ngủ

Sau khi thu hoạch nguyên cây Lạc Tiên, bạn tiến hành cắt khúc thành từng đoạn dài khoảng 3cm. Sau đó tiến hành các bước sau:

  • Sao khử thổ và tán nhuyễn thành bột.
  • Pha vào bột một chén nước cốt từ trà đen đậm đặc.
  • Vì thành viên tròn tầm bằng ngón tay út.
  • Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống 5 viên và dùng liên tục trong vòng từ 2 – 3 tháng.

Trị ho

Lạc Tiên cũng là một bài thuốc trị ho vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần hái một nhúm lá Lạc Tiên tầm 3 -15g sau đó đem rửa cho thật sạch. Công đoạn khá đơn giản là chỉ cần mang đi sắc bình thường như sắc thuốc, uống liên tục cho đến khi tình trạng ho dứt điểm.

Điều trị suy nhược thần kinh

Lạc Tiên được coi là một bài thuốc quý trong điều trị chứng suy nhược thần kinh. Đã có trong dân gian từ lâu đời tuy nhiên đến nay, bài thuốc này vẫn cho thấy tác dụng hiệu quả của nó. Các bước thực hiện mỗi ngày là sử dụng từ 8 – 10g lá Lạc Tiên để sắc uống như nước trà hằng ngày.

Tuy nhiên để có hiệu quả nhanh chóng cũng như nâng cao công dụng, bạn nên kết hợp với lá vông, lá dâu tằm hay tâm sen. Cho tất cả vào chung và nấu thành dạng cao lỏng, kiên trì uống trước khi đi ngủ để cho kết quả tốt nhất.

Trà lạc tiên, ly trà đẹp
Trà Lạc Tiên giúp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả

Điều trị các bệnh ngoài da

Điều trị các chứng viêm da, ngứa ngáy, mụn mủ ngoài da là công dụng tuyệt vời không thể phủ nhận của Lạc Tiên. Người bệnh sử dụng lá Lạc Tiên để nấu nước, sau đó kiên trì tắm mỗi ngày với hỗn hợp nước này để giảm tình trạng bệnh ngoài da. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng lá, cành tươi để đắp trực tiếp vào các vùng da bị viêm, ngứa, mụn mủ.

Điều trị đau nhức, hành kinh sớm và hạ huyết áp

3 tình trạng bệnh này đều có thể sử dụng chung một công thức điều trị từ cây Lạc Tiên. Cụ thể các bước như sau:

  • Sao khử thổ cùng lúc 500gr chùm bao, 300gr hoa thiên lý, 100gr lá khổ qua non.
  • Tán nhuyễn thành bột phần đã sao khử thổ.
  • Trộn hỗn hợp bột trên với 50g đậu xanh đã qua rang chín và tán nhuyễn.
  • Mỗi ngày sử dụng 3 muỗng pha chung với 100ml nước sôi, cứ khát là uống. Kiên trì dùng trong vòng 10 ngày bệnh nhân sẽ thấy được kết quả tốt nhất.

Làm nước giải khát

Để làm nước giải khát từ Lạc Tiên, bạn sử dụng 0,5kg quả chín, quả càng chín, càng thơm thì càng tốt. Các quả nên bổ đôi, nạo hết phần ruột, lọc và ép để lấy dịch quả. Sau đó bạn chuẩn bị một lít nước đun sôi để nguội, hòa vào 250g đường trắng. Cuối cùng, chỉ cần đổ phần dịch quả đã có sẵn và hỗn hợp nước, đường trộn đều là đã có thể sử dụng.

Canh lạc tiên
Đọt cây Lạc Tiên được dùng để nấu canh chữa bệnh

Nước giải khát từ Lạc Tiên có mùi thơm đặc biệt, dễ chịu, vị có phần chua chua. Nước này có chứa rất nhiều Vitamin có lợi, đặc biệt là Vitamin B2, có tác dụng làm mát và thanh nhiệt cho cơ thể.

Ngoài các bài thuốc cụ thể như trên, hằng ngày bạn vẫn có thể sử dụng đều đặn cây Lạc Tiên như một món trà, món ăn nhằm mục đích chữa bệnh. Cụ thể như sau:

  • Nấu canh tôm, thịt, cá với đọt non Lạc Tiên gồm cả dây, quả và lá. Món canh này giúp cơ thể được giảm bớt nồng độ Cholesterol có hại, ổn định tinh thần và ăn ngon miệng hơn.
  • Luộc ngọn non Lạc Tiên để ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ giúp chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Những lưu ý khi sử dụng cây Lạc Tiên

Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời mà Lạc Tiên mang lại cho sức khỏe cũng như cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý và cần thiết thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các trường hợp không mong muốn.

Đối tượng không nên sử dụng

Không phải bất kỳ ai cũng nên sử dụng Lạc Tiên. Đối tượng là người chuẩn bị phẫu thuật và phụ nữ đang mang thai hay cho con bú thì nên lưu ý vì vẫn chưa có bằng chứng cụ thể.

Khả năng tương tác thuốc

Lạc Tiên có khả năng tương tác với nhóm thuốc an thần, thuốc MAOI, thuốc chống đông máu và một vài loại thuốc điều trị khác. Do đó nếu như bạn muốn sử dụng Lạc Tiên trong khi đang dùng kèm các loại thuốc chữa trị khác thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra dưới đây là những lưu ý đặc biệt quan trọng bạn nên lưu lại ngay:

  • Tuyệt đối không dùng dược liệu đã bị ẩm mốc hay có mùi lạ.
  • Sử dụng theo đúng liều lượng.
  • Không được tự ý sử dụng kết hợp với các loại thuốc hay thảo dược khác khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Lạc Tiên. Hy vọng qua bài chia sẻ bạn đã có thêm nhiều kiến thức mới hữu ích cho mình.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn