Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây mần ri: Tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Cây mần ri là một loại dược liệu quen thuộc với người dân Việt Nam. Các bộ phận của cây như rễ, lá, thân,… thường được dùng để làm thuốc chữa các bệnh như thoát vị đĩa đệm, đau đầu, cảm sốt, thoái hóa cột sống, xơ gan, sưng hạch cạnh tai hoặc cổ, lao hạch, đau nhức xương khớp, thận yếu,… Người bệnh chỉ cần dùng đúng liều lượng và hướng dẫn của thầy thuốc thì sau vài tuần bệnh tình sẽ cải thiện rõ rệt.

Cây mần ri
Cây mần ri là một loại dược liệu quen thuộc với người dân Việt Nam

Mô tả về cây mần ri

  • Tên khác: Cây màn ri, cỏ mần ri, mùng ri, cây hoa trắng, màn ri tía, màn ri tím, cây hoa tím,…
  • Tên khoa học: Cleome chelidonii (mần ri hoa tím) và Cleome gynandra (mần ri hoa trắng).
  • Họ: Màn màn.

1. Đặc điểm thực vật

Cây mần ri là một loài thực vật thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Lá mần ri có màu xanh lá, dài và khá hẹp. Thân mần ri mềm và có những sợi lông nhỏ màu trắng. Một cuống mọc từ thân cây sẽ cho ra khoảng 3 – 5 lá chét. Hoa mần ri có màu trắng hoặc tím và nở quanh năm. Quả mần ri dài, bên trong có nhiều hạt có hình thận. Rễ mần ri có hình trụ dài và mọc thành chùm to.

2. Phân bố

Cây mần ri mọc hoang ở những vùng đồng bằng hoặc những khu đất thấp. Trên thế giới, loài cây này xuất hiện nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,… Tại Việt Nam, cây phân bố dọc các tỉnh thành từ Bắc đến Nam. Ngoài ra còn được người dân trồng trong vườn nhà để làm thuốc chữa bệnh.

3. Thu hái – sơ chế – bảo quản

Cây mần ri được thu hái quanh năm. Sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch và dùng tươi. Hoặc phơi khô dưới nắng rồi cho vào túi nilon và cột kín để sử dụng dần. Trong thời gian đó, chú ý bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát để không bị hư hại hoặc mốc meo.

4. Bộ phận sử dụng

Tất cả các bộ phận của cây mần ri, bao gồm rễ, thân, lá và hạt đều được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh.

Cây mần ri
Tất cả các bộ phận của cây mần ri đều được sử dụng để làm dược liệu chữa bệnh

5. Thành phần hóa học

Trong cây mần ri có chứa các thành phần hóa học sau đây:

  • Glycosid
  • Alucocleomin
  • Glucocapparin
  • Axit Viscosix
  • Viscosin
  • Protein
  • Vitamin A
  • Chất béo
  • Đường khử

Vị thuốc mần ri

1. Tính vị

Tính ấm, vị cay và đắng.

2. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu.

3. Tác dụng chữa bệnh

Theo các nghiên cứu của Y học cổ truyền:

  • Tác dụng: Giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu đờm, hoạt huyết bổ khí,…
  • Chủ trị: Đau nhức xương khớp, viêm gan b, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gan nhiễm mỡ, viêm xoang, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, cảm sốt, sưng hạch cạnh tai hoặc cổ,…

4. Cách dùng – liều lượng

Cây mần ri có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với một vài dược liệu khác để tăng khả năng chữa trị bệnh bằng cách xông hơi, uống, đắp ngoài da,… Tùy cơ địa, mức độ bệnh, mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe mà thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh sử dụng với liều lượng thích hợp.

Cây mần ri
Cây mần ri có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với một vài dược liệu khác

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây mần ri

Có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hay từ cây mần ri. Trong đó nổi bật nhất là các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, thận yếu, đi tiểu khó, đau nhức xương khớp, lao hạch, cảm sốt, đau đầu, sưng hạch cạnh tai hoặc cổ, viêm gan b, tăng cường chức năng gan, viêm cầu thận mãn tính và ho hen. Cụ thể như sau:

1. Bài thuốc hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • 100 gram mần ri tươi (bao gồm rễ, lá và thân)
  • 1 muỗng muối trắng
  • 1 tấm lá chuối tươi

Cách thực hiện:

  • Mần ri đem rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra, để ráo nước rồi dùng dao cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng 3cm.
  • Cho mần ri đã cắt vào cối giã nát cùng muối trắng. Sau đó dùng lá chuối bọc hỗn hợp lại rồi đem vùi vào trong bếp than đến khi lá chuối đổi màu vàng thì lấy ra.
  • Gỡ bỏ lá chuối, cho hỗn hợp thuốc vào miếng vải mỏng (sạch) và chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm trong khoảng 15 – 30 phút.
  • Khi thuốc hết nóng thì sử dụng phần bã chà xát lên vùng bị đau với cường độ nhẹ nhàng một lúc rồi ngưng.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • 100 gram mần ri tươi (bao gồm rễ, lá và thân)
  • 40ml rượu trắng (loại 40 – 50 độ)
  • 1 củ gừng tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng rồi đem đi cạo vỏ và đập nhuyễn. Mần ri cũng rửa sạch, để ráo nước rồi dùng dao cắt nhỏ thành từng đoạn ngắn khoảng 3cm.
  • Cho gừng và mần ri vừa có vào chảo sao vàng. Đến khi có mùi thơm thì cho rượu trắng vào nấu sôi trong khoảng 3 phút rồi tắt bếp.
  • Cho hỗn hợp thuốc vào miếng vải sạch. Sau đó chườm lên vị trí đau trong khoảng 20 – 25 phút. Khi thuốc nguội dần thì lấy phần bã chà nhẹ nhàng lên vùng bị thoát vị đĩa đệm.

Bài thuốc 3

Chuẩn bị:

  • 40 gram mần ri hoa trắng khô

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mần ri bằng nước để loại bỏ hết bụi bẩn còn bám bên trên dược liệu.
  • Cho mần ri vào ấm hãm cùng một lượng nước vừa đủ. Sau đó rót lấy nước uống trong ngày (không để qua đêm).
  • Mỗi ngày uống khoảng 3 – 5 lần, mỗi lần khoảng 200 – 300ml. Sau vài tuần bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ cải thiện dần.
Cây mần ri
Cây mần ri có thể giúp bệnh thoát vị đĩa đệm cải thiện nhanh chóng

2. Bài thuốc hỗ trợ chữa xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ

Chuẩn bị:

  • 50 gram mần ri
  • 6 gram mật nhân
  • 50 gram diệp hạ châu

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mần ri, mật nhân và diệp hạ châu để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cho tất cả dược liệu vào ấm cùng 1500ml nước lọc. Đun sôi hỗn hợp đến khi sắc lại còn 1000ml thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước thuốc, bỏ phần bã. Sau đó chia làm 2 phần bằng nhau để uống vào 2 buổi trong ngày.
  • Thực hiện đều đặn và liên tục thì chỉ sau vài tuần, bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.

3. Bài thuốc hỗ trợ chữa thận yếu, đi tiểu khó

Chuẩn bị:

  • 50 gram mần ri
  • 50 gram bán chi liên

Cách thực hiện:

  • Mần ri và bán chi liên đem đi rửa sạch với nước muối pha loãng để diệt khuẩn.
  • Sau đó cho tất cả dược liệu vào ấm nấu cùng 500ml nước. Đến khi hỗn hợp sắc lại thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước thuốc uống vào mỗi buổi sáng trong ngày. Sau một thời gian, bệnh sẽ thuyên giảm dần.

4. Bài thuốc hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị:

  • 50 gram mần ri khô

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mần ri. Sau đó cho vào ấm nấu cùng một lượng nước vừa đủ.
  • Đun sôi hỗn hợp, chờ đến khi sắc lại còn khoảng 1/2 thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước thuốc, chia thành nhiều phần nhỏ và uống hết trong ngày.

5. Bài thuốc chữa cảm sốt, đau đầu

Bài thuốc 1

Chuẩn bị:

  • 20 gram mần ri

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch mần ri. Sau đó cho vào ngâm trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn, sát trùng.
  • Cho mần ri vào cối giã nát. Sau đó dùng đắp lên vùng thái dương và trán để cải thiện bệnh.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • 700 gram mần ri (bao gồm thân, lá và rễ)

Cách thực hiện:

  • Mần ri đem đi rửa sạch để đảm bảo không còn bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cho mần ri vào nồi nấu cùng với 5 lít nước. Sau đó đem xông hơi trong khoảng 20 phút.
  • Dùng khăn mềm lau khô mồ hôi sau khi xông. Một lúc sau sẽ thấy cải thiện cơn cảm sốt, đau đầu.

6. Bài thuốc hỗ trợ chữa lao hạch

Chuẩn bị:

  • 50 gram mần ri
  • 15 gram cam thảo
  • 50 gram hạ khô thảo

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả dược liệu. Sau đó vớt ra, để ráo nước rồi cho vào ấm nấu cùng 1 lít nước lọc.
  • Đun sôi hỗn hợp đến khi đổi màu và sắc lại thì ngưng nấu. Lọc lấy nước thuốc và chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì đều đặn và không ngắt quãng để đạt kết quả điều trị cao nhất.
Cây mần ri
Cây mần ri khi kết hợp với cam thảo và hạ khô thảo có thể hỗ trợ chữa được bệnh lao hạch

7. Bài thuốc chữa sưng hạch cạnh tai hoặc cổ

Chuẩn bị:

  • Lá mần ri tươi (một lượng vừa đủ)

Cách thực hiện:

  • Lá mần ri rửa sạch. Sau đó đem ngâm trong nước pha loãng 10 phút để diệt khuẩn.
  • Cho lá mần ri vào cối giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi đắp lên vùng bị sưng hạch.
  • Thực hiện liên tục trong vài ngày đến vài tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm và hết dần.

8. Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm gan B, tăng cường chức năng gan

Chuẩn bị:

  • 50 gram mần ri hoa trắng khô

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch dược liệu mần ri. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
  • Cho dược liệu mần ri vào ấm để hãm cùng nước nóng.
  • Sau khi dược liệu ra hết hoạt chất thì rót lấy nước uống.
  • Thực hiện đều đặn để đạt kết quả chữa bệnh tốt nhất.

9. Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm cầu thận mãn tính, ho hen

Chuẩn bị:

  • 40 gram mần ri hoa tím khô

Cách thực hiện:

  • Đem mần ri hoa tím khô đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn.
  • Cho dược liệu vào ấm hãm cùng nước nóng để uống.
  • Chờ cho hoạt chất trong dược liệu ra hết thì lọc lấy nước uống.
  • Nên chia thành nhiều lần uống trong ngày và không để qua đêm
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày, sau vài tuần bệnh sẽ cải thiện rõ rệt.

Một số lưu ý khi sử dụng cây mần ri chữa trị bệnh

Để đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn và đạt kết quả chữa trị bệnh cao nhất thì khi sử dụng cây mần ri cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không sử dụng cây mần ri để điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ sơ sinh. Bởi vì một số thành phần trong dược liệu có thể khiến nhóm đối tượng này gặp các tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Sử dụng cây mần ri chữa bệnh phải tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của thầy thuốc. Không nên nôn nóng dùng quá nhiều dược liệu trong ngày, việc này không đem lại kết quả điều trị bệnh tốt mà ngược lại còn gây phản tác dụng.
  • Áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây mần ri liên tục và đều đặn để đạt kết quả điều trị bệnh cao nhất. Không nên dùng ngắt quãng vì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dược liệu của cơ thể, khiến cho bệnh tình thuyên giảm chậm.
  • Trong quá trình dùng cây mần ri chữa trị bệnh nếu phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường như nổi mẩn ngứa, khó chịu, buồn nôn, mệt mỏi,… thì cần ngưng ngay. Sau đó đến bệnh thăm khám để có phương pháp điều trị thích hợp hơn.

Trên đây là tất cả các thông tin về cây mần ri, bao gồm mô tả chung, tác dụng chữa bệnh, các bài thuốc hay và một số lưu ý cần thiết. Tuy nhiên, chúng chỉ mang giá trị tham khảo vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố thực tế khác. Tốt nhất, trước khi dùng dược liệu chữa bệnh, người bệnh nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và đạt kết quả điều trị cao.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn