3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây muồng trâu – 5 tác dụng chữa bệnh hiệu quả và cách dùng

Trong Đông y, cây muồng trâu đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc giúp lợi tiểu, nhuận tràng, kháng khuẩn, chống viêm,… Đây là loại thảo dược mọc dại ở nhiều nơi, dễ phát triển, dễ thu hái nhưng đem lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loài cây này qua bài viết ngay dưới đây nhé.

Đặc điểm của cây muồng trâu

Cây muồng trâu còn được gọi là cây Muồng lác, có tên khoa học là Cassia Alata, thuộc họ Đậu – Fabaceae. Thân cây khá nhỏ, chiều cao khoảng 1,5m và ít phân cành. Lá cây có cuống dài từ 30 đến 40cm, mang 8 đến 12 đôi lá chét. Hoa có màu vàng, quả muồng trâu hơi dẹt, có cánh ở bên rìa, có nhiều hạt. 

Cây muồng trâu thường phân bố ở đâu?

Cây muồng trâu thường mọc nhiều ở các bãi đất trống, là loài cây ưa cao ráo. Cây có thể mọc từ cành hoặc hạt vào vụ xuân hè, phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Ở nhiều nơi còn được mọc thành từng hàng rào muồng trâu.

Cây có thể mọc từ cành hoặc hạt vào vụ xuân hè, phát triển rất nhanh và mạnh mẽ
Cây có thể mọc từ cành hoặc hạt vào vụ xuân hè, phát triển rất nhanh và mạnh mẽ

Cách thu hái

Người ta thường thu hái quả muồng trâu vào thời điểm tháng 10 đến tháng 12 hằng năm. Quả có thể dùng ngay lúc tươi hoặc đem phơi khô để sử dụng dần.

Thân, cành và lá muồng trâu thường được hái vào thời điểm chưa ra hoa, thường là vào mùa hè – thu. Cành, thân và lá cây có thể được dùng lúc tươi hoặc đem phơi khô.

Cây muồng trâu thường đem sắc lấy nước để trị bệnh. Loại thảo dược này có thể chữa được nhiều bệnh của con người từ các bệnh ngoài da cho đến bệnh bên trong cơ thể.

Ngoài ra muồng trâu còn sử dụng kết hợp với nhiều loại thảo dược khác trong các bài thuốc quý có công dụng chữa bệnh cực kỳ hữu hiệu.

Thành phần hóa học

Trong các bộ phận như lá, quả và rễ của muồng trâu đều có chứa các dẫn chất Anthraquinon. Hàm lượng chất này thường là 0,15 đến 0,20% ở lá và 1,5 đến 2% ở quả.

Các bộ phận như lá, quả và rễ của muồng trâu đều có chứa các dẫn chất anthraquinon

Ngoài ra trong lá muồng trâu còn có chứa một số chất khác như chrysophanol,  aloe emodin,… Chrysophanol có công dụng bảo vệ gan, là thành phần có lợi cho gan, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường sức khỏe. Bởi vậy được dùng trong các loại thuốc làm tăng lưu thông máu, giải độc gan và ruột. Aloe emodin là chất có công dụng nhuận tràng. 

Trong hạt muồng trâu gồm các axit không no, protein cùng rất nhiều khoáng chất như Mangan, Magie, Canxi,.. Do đó hạt muồng có thể tăng cường sức khỏe, chữa được chứng lo âu, mất ngủ. Rễ muồng trâu còn chứa một steroid là sitosterol. Đây là thành phần có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, giảm các hiện tượng sưng, viêm. 

Các bộ phận của cây muồng trâu đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Chúng có vị đắng, mùi hăng, tính mát; có công dụng giúp nhuận tràng, làm mát cơ thể, lợi tiểu,… Khi đem những bộ phận này sao vàng thì còn có tác dụng giúp nhuận gan, tiêu thực, tiêu viêm, giải độc,..

Công dụng của cây muồng trâu

Cây muồng trâu có nhiều tác dụng như giúp nhuận gan, ức chế quá trình xơ gan, kháng khuẩn,… Cùng điểm qua nhé:

Nhuận gan, ức chế xơ gan

Nhiều nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy sử dụng cao lá muồng trâu thường xuyên có thể làm giảm tới 12.64% hàm lượng collagen có trong gan. Nhờ vậy giúp nhuận gan và ức chế xơ gan, ngừa ung thư gan cực kỳ hữu hiệu. Cao từ lá muồng còn có khả năng bảo vệ các tế bào gan, điều hòa chỉ số ALT và bilirubin. Do đó còn có thể sử dụng trong các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan cấp và mãn tính. 

Sử dụng cao lá muồng trâu thường xuyên có thể làm giảm tới 12.64% hàm lượng collagen có trong gan
Sử dụng cao lá muồng trâu thường xuyên có thể làm giảm tới 12.64% hàm lượng collagen có trong gan

Kháng khuẩn

Lá muồng trâu có chứa một số chất có công dụng kháng nấm và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Lá muồng hiện tại còn được sử dụng trong liệu trình điều trị của bệnh nhân AIDS bị nhiễm trùng cơ hội. 

Chống viêm

Lá muồng trâu còn có khả năng kháng viêm, chống viêm mãn tính. Các thực nghiệm cho thấy cao lá muồng trâu có thể làm giảm tới 26.6% trọng lượng của khối u trong cơ thể.

Chữa các bệnh ngoài da

Cây muồng trâu khi đem sao vàng sẽ có công dụng loại bỏ độc tố và làm sạch gan thận. Nhờ vậy ngoài phòng tránh căn bệnh viêm gan còn giúp chữa trị các căn bệnh ngoài da như vàng da, hắc lào, dị ứng, nổi mụn nhọt mẩn ngứa, nấm da.

Cây muồng trâu có công dụng loại bỏ độc tố và làm sạch gan thận

Nhuận tràng, trị táo bón

Thành phần Sennoasides có trong muồng trâu có công dụng nhuận tràng, trị táo bón. Khi hợp chất này di chuyển xuống đại tràng sẽ khiến các vi khuẩn đường ruột thủy phân trở thành Anthornes. Đây là chất có thể tác động vào nhu động ruột để kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, trị khó tiêu và táo bón. 

Ngoài những công dụng chính bên trên, muồng trâu còn có thể sử dụng chung với nhiều thảo dược khác trong các bài thuốc có tác dụng chữa bệnh. Cụ thể như sau: 

  • Giúp lợi tiểu.
  • Hỗ trợ trị viêm họng, viêm amidan.
  • Chữa thấp khớp.
  • Chữa viêm thần kinh tọa.
  • Chữa ban trái (ban chẩn).
  • Chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu.
  • Hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp
  • Trị chứng mất ngủ.
  • Thanh nhiệt cơ thể. 

Các bài thuốc chứa cây muồng trâu

Muồng trâu là loại thảo dược chứa nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh có chứa cây muồng trâu mà bạn nên tham khảo.

Chữa nấm ngoài da, dị ứng da

Chuẩn bị một nắm lá muồng trâu sắc đem nấu với nước dùng làm nước tắm. Bạn cũng có thể đắp trực tiếp lên da, đặc biệt là những phần da bị nấm, bị nổi mẩn ngứa. 

Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm khoảng 20g cuống lá muồng trâu và quả muồng khô đem ngâm với 1 lít nước sạch đun sôi. Sử dụng để uống vào buổi tối.

Trị chứng táo bón

Chuẩn bị khoảng 20g lá cây muồng trâu đem đun sôi với 1 lít nước, chia thành 2 lần uống ngay trong ngày. Bạn lưu ý nên uống khi nước vẫn còn ấm và uống sau các bữa ăn chính nửa tiếng để có hiệu quả trị bệnh táo bón cao nhất. Sau khi dùng đều đặn từ 3 đến 5 ngày liên tiếp sẽ có hiệu quả rõ rệt.

Chữa bệnh viêm họng, viêm amidan

Bệnh nhân lấy khoảng 100g cây cỏ sữa sơ chế sạch, nghiền nát, lọc và đem pha loãng. Sử dụng để súc miệng hàng ngày trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy. Dùng đều đặn trong vòng 1 tuần sẽ có hiệu quả trị chứng đau cổ, viêm họng, viêm amidan như mong muốn. 

Trị bệnh thấp khớp

Chuẩn bị 40g muồng trâu, 30g vòi voi, các thảo dược gồm tang ký sinh, quế chi, rễ cỏ xước, dứa dại mỗi thứ 20g. Đem tất cả sắc với 1 lít nước sạch, chia thành 2 lần uống ngay trong ngày, sau bữa ăn khoảng nửa tiếng để chữa bệnh thấp khớp. Bạn nên lưu ý sử dụng khi còn ấm và áp dụng liên tục từ 5 đến 7 tuần liên tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Chữa viêm thần kinh tọa

Bạn lấy khoảng 24g muồng trâu, 20g cây lức, các thảo dược bao gồm thần thông, kiến cò, rễ nhàu mỗi thứ 12g, 8g đỗ trọng. Đem tất cả hỗn hợp sắc để lấy nước uống hàng ngày. Mỗi ngày sử dụng 2 lần sau các bữa ăn chính nửa tiếng. Nên uống khi còn nóng để có hiệu quả trị bệnh tốt nhất. 

Trị các bệnh ngoài da

Trong Đông y thường sử dụng cây muồng trâu để chữa trị nhiều căn bệnh ngoài da như hắc lào, tokelau, herpes circine,… Bạn chỉ cần chuẩn bị một lượng vừa đủ cây muồng trâu, sơ chế sạch, giã nát để lấy phần nước uống, lọc lấy phần bã để đắp lên phần da bị viêm từ 30 đến 45 phút. Bạn chú ý nên rửa và vệ sinh sạch phần da bị viêm, sát khuẩn bằng nước muối pha loãng để tránh nhiễm khuẩn cũng như hiệu quả trị bệnh đạt cao hơn .

Bài thuốc chữa lang ben từ lá cây muồng trâu

Bạn lấy một lượng vừa đủ lá muồng trâu và 1 ít muối trắng. Đem lá và muối đun sôi cùng với nước để dùng làm nước tắm. Mỗi ngày tắm 1 lần cho đến khi khỏi bệnh. Hoặc có thể rửa sạch lá muồng trâu rồi giã nát, lấy phần bã đắp lên phần da bị lang ben. Đắp mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. 

Chữa bệnh mày đay

Người bệnh chuẩn bị lá cây muồng trâu 10g, 12g ké đầu ngựa, hà thủ ô, rau má và cam thảo đất mỗi thứ 15g. Cùng với 12g cam thảo dây, rau sam 12g, 8g đậu săng, rau ngót và nhân trần mỗi thứ 10g, 12g rau đắng đất, lá mã đề 10g, khổ sâm 10g. Đem tất cả thảo dược trên sắc với lửa nhỏ để lấy nước uống, mỗi ngày uống 1 lần.

Giải độc, kích thích tiêu hóa

Cây muồng trâu được dùng trong các bài thuốc chữa kiết lỵ, giải độc cơ thể và kích thích tiêu hóa. Bạn lấy muồng trâu 4g, cỏ mực, rau má, ké đầu ngựa, cỏ mần trầu và rễ cỏ tranh mỗi thứ 10g. Các thảo dược gồm gừng tươi, củ sả, vỏ quýt mỗi vị lấy 4g. Đem tất cả sắc với 1 lít nước. Nên sử dụng để uống trước bữa ăn thì hiệu quả sẽ cao hơn. 

Cây muồng trâu được dùng trong các bài thuốc chữa kiết lỵ, giải độc cơ thể và kích thích tiêu hóa

Chữa ban trái (ban chẩn)

Lấy 8g lá cây muồng trâu, 10g hương bài, ké đầu ngựa, mùi tàu, đọt tre non, cây lức mỗi thứ lấy 8g, 4g vỏ của quả quýt, đăng tâm 2g. Đem các nguyên liệu trên sắc với nước để uống, uống mỗi ngày 1 thang. 

Lá cây muồng trâu có thể chữa chứng ban trái
Lá cây muồng trâu có thể chữa chứng ban trái

Chữa chứng nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu

Hạt cây muồng trâu có khả năng trị chứng nhức đầu kinh niên, chứng đau nửa đầu. Sử dụng 24g rễ nhàu, hạt muồng trâu, cây cối xay và rau má mỗi vị 12g, 8g củ gấu đã sao vàng. Đem sắc với nửa lít nước rồi chia thành 2 lần uống trong ngày. Nên sử dụng khi còn nóng.

Trị chứng mất ngủ

Lấy khoảng 20g thân và lá dừa cạn khô đã sao vàng cùng với lá vông nem và hạt muồng trâu đã sao đen mỗi thứ 12g. Đem sắc để lấy nước uống. Mỗi ngày nên sử dụng vào ban đêm trước khi đi ngủ sẽ thấy thư thái và dễ ngủ hơn.

Giúp thanh nhiệt, lợi tiểu

Chuẩn bị 30g hạt cây muồng trâu, 100g gạo tẻ đem rửa sạch. Cho nguyên liệu vào nồi để nấu thành cháo ăn. Ăn liên tục hàng ngày trong khoảng 7 ngày sẽ giúp thanh lọc cơ thể, lợi tiểu. 

Trị chứng lo âu, căng thẳng

Chuẩn bị thảo dược gồm bạch môn và hạt muồng trâu mỗi thứ 15g, 6g tâm đen. Đem sơ chế sạch rồi sắc để lấy nước uống trong ngày. Sử dụng thuốc liên tục trong 2 tuần sẽ có tác dụng giúp an thần, làm giảm lo âu và căng thẳng.

Hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp

Hạt muồng trâu, hoa hòe mỗi vị 12g; hoa cúc, cỏ ngọt mỗi vị 8g. Sắc cùng với 500ml nước đến khi cạn còn khoảng một nửa thì các bạn có thể tắt bếp để nguội và uống trong ngày.

Trị táo bón, phù thũng, vàng da, đau gan

Bạn nên sử dụng các bộ phận của cây muồng trâu như lá, cành, rễ đem sao vàng rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp nhuận gan, nhuận tràng, trị táo bón và vàng da.

Sử dụng các bộ phận của muồng trâu như lá, cành, rễ đem sao vàng rồi sắc uống để trị táo bón
Sử dụng các bộ phận của muồng trâu như lá, cành, rễ đem sao vàng rồi sắc uống để trị táo bón

Trị nóng trong người

Muồng trâu là thảo dược có tác dụng hữu hiệu trong việc làm mát cơ thể, trị bệnh nóng trong người. Lấy từ 4 đến 6g đại hoàng, chút chít và muồng trâu mỗi thứ 20g. Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày. 

Một số lưu ý khi sử dụng cây muồng trâu để chữa bệnh

Cây muồng trâu là một thảo dược đem lại nhiều lợi ích, công dụng chữa bệnh cho con người. Tuy nhiên bạn nên chú ý một số điều như sau để đạt hiệu quả tốt nhất khi trị bệnh: 

  • Muồng trâu thường mọc hoang dại ở nhiều nơi, tuy rất dễ kiếm nhưng hay bị bám bụi bẩn và cặn bã. Do vậy khi sử dụng các bộ phận như rễ thân, lá, hạt của cây để làm thuốc thì nên rửa và sơ chế kỹ. Bạn cũng có thể ngâm với nước muối loãng trước khi dùng để diệt vi khuẩn.
  • Muồng trâu thường không có tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên nếu đã dùng những bài thuốc trị bệnh trong một thời gian khá dài nhưng không có hiệu quả thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. 
  • Những người thuộc thể hàn thì nên ít dùng muồng trâu vì có nguy cơ bị lạnh bụng. 
  • Nhiều trường hợp các bài thuốc đông y bằng buồng trâu không thể thay thế được các thuốc tây đặc trị. Vì vậy bạn nên xin ý kiến của bác sĩ để có liệu trình phù hợp cho bản thân. 
  • Khi sử dụng muồng trâu để trị những căn bệnh da liễu bạn nên dùng một lượng nhỏ trong lần đầu để tránh bị kích ứng da. Ở những lần sử dụng tiếp theo thì nên tăng dần liều lượng cho phù hợp. 
Nên lưu ý điều gì khi sử dụng muồng trâu để chữa bệnh
Nên lưu ý điều gì khi sử dụng muồng trâu để chữa bệnh

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, đặc điểm hóa học, những công dụng chính và các bài thuốc trị bệnh có sử dụng cây muồng trâu. Đây là loại thảo dược vừa dễ kiếm, dễ trồng, dễ thu hái lại có rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn