3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây râu mèo: Dược liệu quý cho người bị táo bón, tiểu đường

Cây râu mèo là một loại dược liệu quý, thường được dùng để chữa các bệnh như viêm thận, tiểu đường, viêm bàng quang, táo bón, viêm gan siêu vi, viêm đường tiểu,… Khi được dùng đúng phương pháp và có liều lượng hợp lý, loại dược liệu này khá lành tính, có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh và cải thiện tốt tình trạng sức khỏe.

Cây râu mèo
Cây râu mèo là một loại dược liệu quý, thường được dùng để điều trị nhiều loại bệnh

Thông tin chung về cây râu mèo

  • Tên gọi khác: Mao trao thảo, bông bạc,…
  • Tên khoa học: Orthosiphon stamineus Benth
  • Họ: Lamiaceae (hoa môi)

1. Đặc điểm thực vật

Cây râu mèo là một loài cây thân thảo nhiệt đới, cao trung bình từ 30cm đến 60cm. Thân cây có màu xanh (lúc còn non) và có lông trên bề mặt, khi về nhà thân cây chuyển dần sang màu tím. Trên thân cây có cạnh và phân nhánh rất ít.

Lá cây không mọc thành từng cụm mà mọc riêng lẻ và đối chéo chữ thập với phần cuống lá ngắn. Vị trí 2/3 phía trên của mép lá có hình răng cưa. Phần phiến lá gần giống hình thoi với chiều rộng khoảng 2 – 4cm và chiều dài là 4 – 8cm.

Hoa mọc thành từng cụm ở đầu ngọn cây. Mỗi cụm khoảng 6 – 10 vòng hoa, mỗi vòng có 3 – 6 hoa và mỗi hoa đều có màu trắng với phần nhụy dài và nhỏ vươn ra bên ngoài (gấp 2 – 3 lần độ dài của cánh hoa), nhìn rất giống với râu mèo.

2. Phân bố

Cây râu mèo phân bố ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, loài cây này mọc nhiều nhất ở các tỉnh Ninh Thuận, Cao Bằng, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Ba Vì, Hà Tây, Sapa, Hòa Bình,…. Ngoài ra, râu mèo mọc tự nhiên ở những quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ,…

3. Bộ phận sử dụng

Theo các nghiên cứu thì tất cả các bộ phận của loài cây này đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh bằng cách sắc thuốc để uống.

4. Thu hái, sơ chế và bảo quản

Thông thường, cây râu mèo sẽ được thu hái vào khoảng tháng 9 mỗi năm. Bởi vì đây là thời điểm cây đã cứng cáp và phát triển mạnh, không quá non cũng không quá già, đặc biệt là đang chuẩn bị trổ hoa.

Cây sau khi thu hái về sẽ được rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng đoạn vừa phải. Sau đó chọn thời điểm nhiều nắng trong ngày để phơi khô rồi đem đi bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo. Thi thoảng có thể đem phơi lại để tránh mối mọt và ẩm mốc.

Cây râu mèo
Cây râu mèo sau khi thu hái về thường được phơi khô để sử dụng dần

5. Thành phần hóa học

Các thành phần hóa học được tìm thấy trong loài cây này là:

  • Esculetin
  • Các flavonoid
  • Cholin
  • Kaempferol 3-O-b-glucosid
  • Betain
  • Quercetin 3-O-b-glucosid
  • Các alcool triterpenoid
  • Saponosid
  • Các chất diterpenoid

Vị thuốc râu mèo

Cây râu mèo là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh và cải thiện sức khỏe của người Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Điều này là do những đặc điểm về tính vị – quy kinh, tác dụng dược lý tuyệt vời mà loài cây này mang lại. Tùy từng loại bệnh, tình trạng sức khỏe và mục đích sử dụng mà mỗi người bệnh sẽ có cách sử dụng râu mèo khác nhau.

1. Tính vị – quy kinh

  • Tính vị: Tính mát, vị ngọt và đắng nhẹ.
  • Quy kinh: Chưa có tài liệu nghiên cứu.

2. Tác dụng dược lý

Tác dụng dược lý của cây râu mèo được nghiên cứu trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Cụ thể như sau:

  • Trong y học hiện đại: Cây râu mèo chứa hàm lượng lớn flavonoid và tinh dầu có tác dụng lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu trong cơ thể và hỗ trợ bài tiết tốt ra bên ngoài. Đồng thời còn có các thành phần như sinensetin, các chất tetramethylscutellarein, orthosiphonin,… có tác dụng hỗ trợ quá trình ức chế sự hình thành của những tế bào u và ngăn ngừa sỏi thận.
  • Trong y học cổ truyền: Cây râu mèo có tác dụng chính là lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ thấp và tiêu viêm. Thường được sử dụng để chữa xương khớp, điều trị các bệnh về tiêu hóa và những bệnh liên quan đến tiểu tiện,…

3. Cách sử dụng và liều lượng

Cây râu mèo có thể sử dụng dưới dạng khô hoặc dạng tươi. Khi sử dụng có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với những loại dược liệu khác bằng cách sắc thuốc để uống.

Liều lượng sử dụng trung bình sẽ khoảng 5 – 6 gram/ngày. Tùy trường hợp bệnh, cơ địa và mục đích sử dụng mà người bệnh có thể điều chỉnh ít hoặc nhiều hơn mức trung bình.

Cây râu mèo
Cây râu mèo có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với những loại dược liệu khác bằng cách sắc thuốc để uống

Bài thuốc chữa bệnh từ cây râu mèo

Nhờ những tác dụng dược lý tuyệt vời trên mà cây râu mèo được ứng dụng để làm dược liệu trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong đó tiêu biểu là bài thuốc chữa táo bón, viêm bàng quang, viêm thận, đái tháo đường, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, viêm gan siêu vi, viêm đường tiểu,….

1. Bài thuốc chữa bệnh táo bón

Chuẩn bị:

  • 30 gram râu mèo khô
  • 6 gram cây xấu hổ khô
  • 50 gram khổ qua rừng (mướp đắng)

Cách thực hiện:

  • Râu mèo, cây xấu hổ và khổ qua rừng đem sao vàng hạ thổ rồi cho vào cối nghiền nhỏ.
  • Sau đó cho vào ấm nấu cùng 1 lít nước lọc. Đun sôi hỗn hợp đến khi sắc lại còn khoảng 3/4 thì tắt bếp, rót lấy nước cốt uống.

2. Bài thuốc chữa bệnh viêm bàng quang, viêm thận

Chuẩn bị:

  • 40 gram râu mèo
  • 30 gram rễ ý dĩ
  • 30 gram tỳ giải

Cách thực hiện:

  • Tất cả các nguyên liệu đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng một lượng nước vừa đủ.
  • Đun sôi hỗn hợp đến khi sắc lại thì tắt bếp. Chờ cho nước thuốc bớt nóng thì tiến hành uống.

3. Bài thuốc bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

Chuẩn bị:

  • 50 gram râu mèo tươi
  • 5 gram cây xấu hổ (đã sao vàng hạ thổ)
  • 50 gram khổ qua tươi (sử dụng cả lá, dây và quả non)

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các dược liệu đã chuẩn bị. Sau đó cho vào nồi nấu cùng 800ml nước.
  • Đun sôi hỗn hợp đến khi hoạt chất trong các dược liệu ra hết hoặc đến khi nước thuốc sắc lại còn khoảng 250ml thì tắt bếp rồi lọc lấy nước uống.

4. Bài thuốc chữa bệnh viêm thận phù thũng

Chuẩn bị:

  • 30 gram râu mèo
  • 30 gram bạch hoa xà thiệt thảo
  • 30 gram mã đề

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các dược liệu đã chuẩn bị. Sau đó cho vào nồi nấu với một lượng nước vừa đủ.
  • Đun sôi hỗn hợp đến khi hoạt chất trong dược liệu ra hết và nước thuốc sắc lại thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước cốt thuốc uống trong ngày, bỏ đi phần bã. Sau một thời gian bệnh sẽ thuyên giảm.

5. Bài thuốc chữa chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi

Chuẩn bị:

  • 50 gram râu mèo
  • 40 gram thài lài trắng

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch râu mèo và thài lài trắng. Sau đó cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước lọc. Chờ đến khi nước thuốc sắc lại còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
  • Chia đều nước thuốc ra làm 3 phần bằng nhau để uống trong ngày. Mỗi lần uống nên cho thêm 5 gram bột hoạt thạch để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

6. Bài thuốc chữa chứng táo bón kéo dài

Chuẩn bị:

  • 30 gram râu mèo khô
  • 30 gram cỏ lưỡi rắn
  • 30 gram cỏ mực
  • 30 gram cây chó đẻ
  • 20 gram atiso

Cách thực hiện:

  • Tất cả các nguyên liệu đem đi rửa sạch để loại hết bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó cho vào nồi nấu với 1 lít nước lọc trên lửa nhỏ.
  • Chờ đến khi hỗn hợp sôi và sắc lại còn khoảng 600ml nước thuốc thì tắt bếp. Rót lấy nước cốt uống trong ngày (bỏ phần bã).

7. Bài thuốc chữa bệnh sỏi thận

Chuẩn bị:

  • 6 – 10 gram râu mèo khô

Cách thực hiện:

  • Râu mèo khô đem đi rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó vớt ra, để ráo nước rồi cho vào nồi nấu cùng 300ml nước lọc.
  • Đun sôi hỗn hợp đến khi hoạt chất trong râu mèo ra hết thì tắt bếp. Chờ cho nước thuốc nguội bớt thì chia thành 2 phần bằng nhau để uống trong ngày (trước bữa ăn 15 – 30 phút).
Cây râu mèo
Cây râu mèo thường được sắc thành nước thuốc để điều trị bệnh sỏi thận

8. Bài thuốc chữa viêm thận dương suy

Chuẩn bị:

  • 16 gram râu mèo
  • 12 gram cỏ xước
  • 12 gram tô mộc
  • 20 gram má đề
  • 12 gram rễ tranh
  • 12 gram rễ cây ruột gà

Cách thực hiện:

  • Các dược liệu sau khi mua về đem đi rửa sạch. Sau đó cho vào nồi nấu cùng 500ml nước lọc.
  • Đun sôi trên lửa nhỏ đến khi nước thuốc sắc lại còn 200ml thì tắt bếp. Lọc lấy nước cốt thuốc và chia thành 2 phần bằng nhau để uống trong ngày (trước mỗi bữa ăn).

9. Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi

Chuẩn bị:

  • 30 gram râu mèo khô
  • 20 gram atiso khô
  • 30 gram cây chó đẻ khô
  • 30 gram cỏ lưỡi rắn khô
  • 30 gram cỏ mực khô

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu cùng 1 lít nước lọc vào nồi đun sôi. Chờ đến khi hỗn hợp sắc lại còn khoảng 3/4 thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước cốt thuốc uống và bỏ đi phần bã. Mỗi ngày uống 1 thang. Sau khoảng 1 – 3 tuần sẽ thấy bệnh giảm dần.

10. Bài thuốc chữa viêm đường tiểu

Chuẩn bị:

  • 30 gram râu mèo
  • 30 gram thài lài
  • 30 gram chó đẻ răng cưa

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các dược liệu. Sau đó cho vào ấm nấu cùng 800ml nước lọc.
  • Đun sôi hỗn hợp trên lửa nhỏ khoảng 15 phút thì tắt bếp. Lọc lấy nước cốt thuốc uống trong ngày (không sử dụng qua đêm).

Một số lưu ý khi sử dụng cây râu mèo

Khi sử dụng cây râu mèo để chữa bệnh, mọi người cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây râu mèo để điều trị bệnh. Điều này sẽ giúp đảm bảo được an toàn cho sức khỏe, đồng thời đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
  • Các bài thuốc chữa bệnh từ cây râu mèo chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe, rất khó để dứt điểm hoàn toàn bệnh. Do đó không nên thay thế cho các phương pháp điều trị bệnh mà bác sĩ đang chỉ định.
  • Sử dụng cây râu mèo để điều trị bệnh với hàm lượng vừa phải. Tránh dùng liều cao kéo dài vì có thể làm mất cân bằng các phân hóa tố và ion trong cơ thể.
  • Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, người cao tuổi,… cần cẩn trọng khi sử dụng cây râu mèo để điều trị bệnh. Một số thành phần trong dược liệu có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nhóm đối tượng này.

Trên đây là tất cả những thông tin về cây râu mèo, bao gồm đặc điểm của dược liệu, các bài thuốc chữa bệnh và một số lưu ý khi sử dụng. Tuy nhiên, chúng chỉ mang giá trị tham khảo, thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa, mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe,…. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn trước khi sử dụng cây râu mèo để điều trị bệnh. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn