3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây rau tần dày lá (Húng chanh): Công dụng và lưu ý khi dùng

Cây rau tần dày lá từ xưa đã được ông cha ta sử dụng để điều trị các bệnh về cảm cúm, ho, sốt,… Công dụng của rau tần dày lá là gì? Các bài thuốc trị bệnh dùng cây rau tần dày lá như thế nào? Những lưu ý gì khi sử dụng rau tần dày lá? Cùng tìm hiểu bài viết để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Cây rau tần dày lá là gì?

Cây rau tần dày lá có tên khoa học là Plectranthus Amboinicus và thường được biết đến với tên gọi là Húng chanh. Ngoài ra, rau tần dày lá cũng được biết đến với các tên gọi khác như: Dương tửu tô, rau thơm lông hoặc rau thơm lùn.

Cây rau tần dày lá luộc thân thảo, cây có thể cao từ 20cm đến 25cm. Lá của cây Húng chanh dày, mọng nước, hình trái xoan và lá mọc đối với nhau. Lá của cây mặt trên có lông đơn và ít hơn mặt dưới của lá. Hoa có màu tím đỏ mọc trên ngọn thân hoặc mọc ở đầu cành. Quả nhỏ chưa 1 hạt bên trong và có màu nâu.

Cây tần dày lá

Phân bố của cây rau tần dày lá

Hạnh chanh có nguồn gốc từ Đông Phi, Nam Phi và phía bắc Kenya. Hiện nay cây được trồng phổ biến ở các nước thuộc vùng nhiệt đới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam.

Cây rau tần được trồng thành vườn cảnh hoặc được trồng thành bụi. Cây rau tần phát triển mạnh hằng năm theo 2 mùa vụ là: mùa vụ Hè, mùa vụ Thu. Vào tháng 4 hoặc tháng 5 thì hoa và quả của cây bắt đầu mở rộ.

Thu hái và sơ chế

Cây rau húng là cây trồng quanh năm, thường thì khi được 1 tháng sau treo trồng thì có thể được thu hoạch. Cây phần lớn được sử dụng tươi trong ăn uống nên khi sử dụng mới thu hoạch. Ngoài ra, người ta cũng thu hái lá của cây để phơi khô hoặc sấy dùng làm thuốc Nam trị bệnh.

Thành phần hóa học của cây rau tần dày lá

Húng chanh chứa nhiều loại vitamin như: vitamin A, vitamin C và Omega 6. Lá của rau tần chứa 0.05 % đến 0.12% tinh dầu. Trong thành phần tinh dầu có trong lá thì hợp chất Phenolic chiếm đến 65,2%. Đây là một hợp chất có tính sát khuẩn cao, trị đau họng hiệu quả.

Lá của cây rau tần dày lá chứa nhiều tinh dầu

Theo nghiên cứu thì tinh dầu có trong lá của cây rau tần dày lá có tác dụng như: kháng sinh, trị cảm, trị ho, có tính sát khuẩn cao. Vì vậy, mà lá của cây hạnh chanh được sử dụng làm thuốc trị bệnh trong Đông y.

Tác dụng của cây rau tần dày lá

Cây rau tần có tác dụng gì luôn được nhiều người quan tâm đến. Theo nghiên cứu của Đông y thì rau tần dày lá có mùi thơm, vị cay, không độc và có tính ấm. Với các đặc tính trên mà rau tần dày lá được dùng để trị cảm cúm, trị ho, dùng để sát khuẩn hiệu quả. Lá của rau tần dày lá chứa nhiều tinh dầu nên được sử dụng để làm thuốc trị bệnh hiệu quả.

Công dụng của cây rau tần dày lá

Với các tác dụng được Đông y nghiên cứu và ghi nhận thì rau tần có những công dụng gì? Cùng tìm hiểu công dụng của rau tần dày lá ngay sau đây nhé.

  • Trị các đơn đau bụng.
  • Khắc phục tình trạng viêm họng, ho khan và khản tiếng.
  • Cải thiện và loại bỏ tình trạng hôi miệng  và dị ứng da.
  • Trị dứt điểm tình trạng nổi mề đay, bị rắn cắn, bò cạp cắn và bị ong đốt.
  • Trị dứt điểm tình trạng cảm lạnh, chứng đau đầu và tình trạng miệng đắng ăn không ngon.
  • Phục hồi tình trạng bị viêm họng, viêm thanh quản.
  • Khắc phục tình trạng hen suyễn.
  • Điều trị các cơn ho kéo dài, ho do thay đổi thời tiết.

Các bài thuốc trị bệnh từ cây rau tần dày lá

Với các tác dụng điều trị nhiều triệu chứng khác nhau mà các bài thuốc chữa bệnh từ rau tần dày lá cũng phong phú. Sau đây, là một số bài thuốc trị bệnh từ rau tần dày lá hữu dụng cho bạn.

Cây rau tần dày lá
Các bài thuốc trị bệnh bằng rau tần lá dày ra sao?

Bài thuốc về trị cảm lạnh, đau đầu và miệng đắng

Bài thuốc thứ nhất là kết hợp: Húng chanh, lá hẹ, lá bạc hà, tía tô, gừng tươi. Một thang thuốc gồm có: Húng chanh 15g, lá hẹ 15g, lá bạc hà 15g, tía tô 8g, gừng tươi 3 lát. Hàng ngày sử dụng 1 thang thuốc và sắc lấy nước để uống.

Bài thuốc thứ 2 là kết hợp giữa rau tần dày lá và 4 loại dược liệu khác như: Húng quế, lá chanh tươi và củ gừng tươi. Một thang thuốc gồm có các liều lượng như: rau tần dày lá 15g, Húng quế 20g, 8 lát gừng sắc mỏng, lá chanh tươi 8g. Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc và sắc lấy nước để uống.

Bài thuốc thứ 3 là kết hợp: Húng chanh, rượu đắng. Bạn dùng Húng chanh tươi cắt nhỏ với lượng dùng là 20g. Sau khi cắt Húng chanh thì bạn cho vào nồi rồi đổ rượu trắng và bắt lên bếp đun sôi. Sau khi sôi tắt bếp và bạn tiến hành xông hơi từ 5 phút đến 10 phút.

Bài thuốc trị cảm sốt, không ra mồ hôi

Bài thuốc là sự kết hợp của: Húng chanh, tía tô, Cam Thảo đất, gừng tươi. Một thang thuốc gồm có: Húng chanh 20g, tía tô 15g, Cam Thảo đất 15g, gừng tươi 3 lát. Hàng này sử dụng 1 thang thuốc và sắc nước để uống, nên uống khi uống còn ấm để phát huy tác dụng.

Bài thuốc trị ho lâu ngày không khỏi

Bài thuốc thứ nhất là sử dụng húng chanh và trứng đem chưng cách thủy rồi ăn. Sử dụng trong 3 ngày đến 5 ngày liên tục thì tình trạng được cải thiện và dứt hẳn.

Bài thuốc thứ 2 là kết hợp: rau tần dày lá, muối. Đầu tiên,  giã nát lá rau tần dày lá, sau khi giã xong thì vắt để lấy nước. Cuối cùng, lấy nước đã vắt pha với ít nước và uống. Bạn uống mỗi ngày 1 lần và sử dụng đều đặn từ 3 ngày đến 5 ngày tình trạng sẽ cải thiện.

Bài thuốc thứ 3 là kết hợp húng chanh, đường phèn, gừng tươi, trái tắc. Sử dụng từ 10 đến 15 lá húng chanh tươi, đường phèn, gừng tươi 3 lát, tái tắc 4 quả. Bạn rửa sạch húng chanh cùng quả tắc và cho thêm đường phèn cùng 3 lát gừng tươi vào nồi nấu. Nên dùng nước uống từ 3 đến 5 ngày để cải thiện tình trạng.

Cây rau tần dày lá
Bài thuốc trị ho bằng rau tần dày lá hiệu quả

Bài thuốc thứ 4 là dùng rau tần dày lá đem nấu nước để uống mỗi ngày 1 lần, uống đều đặn từ 3 ngày đến 5 ngày. Khi nấu nên đậy nắp nồi thật kín để tinh dầu trong rau tần không bị bay hơi hết.

Bài thuốc trị lỵ ra máu

Bài thuốc sử dụng từ 20g đến 40g rau tần dày lá tươi và 1 quả đến 2 quả trứng gà. Rau tần dày lá bạn mang thái nhỏ, trứng gà thì chỉ lấy lòng đỏ. Đem trộn lòng đỏ trứng gà với rau tần đã thái nhỏ rồi mang đi chưng cách thủy. Sau khi chưng chín thì dùng để ăn đều đặn 2 lần trong ngày.

Bài thuốc trị khản tiếng

Bài thuốc thứ nhất là kết hợp là dùng rau tần dày lá tươi với lượng dùng là từ 15g đến 20g đem giã nát. Sau khi giã nát vắt thành nước dùng hàng ngày từ 2 lần đến 3 lần.

Bài thuốc thứ 2 là dùng 20g rau tần dày lá với đường phèn đem chưng cách thủy. Sau khi chưng cách thủy xong, bạn chắt để lấy nước nước, còn phần bã thì bạn dùng để ngậm. Hàng ngày bạn sử dụng 1 lần, dùng đều đặn từ 3 ngày đến 5 ngày.

Bài thuốc trị viêm họng, viêm thanh quản

Sử dụng rau tần dày lá, Kim ngân hoa, Cam Thảo đất, củ giẻ quạt, Sài Đất. Một thang thuốc gồm có: rau tần dày lá 20g, Kim ngân hoa 15g, Cam Thảo đất 12g, Sài Đất 15g, củ giẻ quạt 12g. Bạn sắc thành nước để uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.

Bài thuốc trị chảy máu cam

Bài thuốc gồm có rau tần dày lá 20g, Tắc Bá 15g, Cam Thảo đất 15g, hoa Hòe 10g. Bạn mang thang thuốc đi sắc rồi dùng để uống, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trực tiếp rau tần dày lá nhét trực tiếp vào mũi để cầm máu cam chảy ra. Bạn chỉ cần rửa sạch rau tần dày lá rồi nhét vào mũi là hoàn tất công việc.

Bài thuốc trị hen suyễn

Bài thuốc trị hen suyễn bằng húng chanh gồm có húng chanh 10g, tía tô 10g. Bạn mang thang thuốc đi sắc rồi dùng để uống, hàng ngày sử dụng 1 thang thuốc. Lưu ý, khi dùng không nên ăn các món ăn hải sản, các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

Bài thuốc trị nổi mề đay, dị ứng da và bị côn trùng cắn

Bài thuốc trị nổi mề đay và dị ứng da là bằng cách sử dụng 15g đến 20g húng chanh tươi. Bạn giã nát rồi vắt thành nước để uống, còn phần bã thì bạn dùng để đắp lên da.

Khi bị côn trùng cắn như: ong đốt, bọ cạp cắn, rắn cắn bạn giã nát 20g rau tần dày lá tươi với muối. Sau đó bạn đem hỗn hợp vừa giã xong mang đắp lên vết cắn.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng rau tần dày lá

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh bằng rau tần dày lá như thế nào là điều mà nhiều người quan tâm đến. Sau đây là các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh hiệu quả bằng rau tần dày lá bạn nên biết.

Sử dụng từ 2 lá đến 3 lá rau tần rồi mang giã nát, sau đó chắt lấy nước để trẻ uống. Hàng ngày cho trẻ uống từ 1 lần đến 2 lần  nước rau tần hạ sốt thì triệu chứng sốt sẽ được hạ nhanh chóng.

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt do cảm nắng thì bạn sử dụng rau tần tươi từ 2 đến 3 lá mang giã nát. Sau đó bạn cho thêm ít muối và đổ vào một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước cho trẻ uống. Hàng ngày bạn cho trẻ uống 1 lần với 1 muỗng cà phê thì triệu chứng sốt sẽ được hạ nhanh chóng.

Cây rau tần dày lá
Rau tần dày lá kết hợp với muối làm bìa thiếu hạ sốt hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi sử dụng rau tần dày lá

Khi sử dụng rau tần dày lá điều trị các vấn đề thì bạn nên nắm rõ các lưu ý khi sử dụng rau này. Sau đây là những lưu ý bạn cần nắm khi sử dụng rau tần dày lá như:

  • Đối với người bị dị ứng với các thành phần của rau tần dày lá thì không nên sử dụng rau tần để trị bệnh. Phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối không được sử dụng rau tần dày lá.
  • Các bài thuốc trị bệnh từ rau tần dày lá chỉ hữu hiệu với các triệu chứng bệnh nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh nặng thì không nên lạm dụng các bài thuốc mà hãy đến bác sĩ để thăm khám.
  • Hiệu quả của rau tần tùy theo cơ địa từng người mà có tác dụng nhanh hoặc chậm khác nhau. Để đảm bảo an toàn thì người dùng cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Đối với các đối tượng bị có làn da dễ bị kích ứng thì không nên sử dụng rau tần dày lá. Vì phần lá và phần thân của rau tần dày lá có nhiều lông dễ gây kích ứng cho da.

Trên đây là các thông tin về cây rau tần dày lá cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng, bài viết giải đáp được vấn đề bạn đang tìm hiểu.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Bình luận (2)

  1. Phan thị thanh nhã says: Trả lời

    Tần vị chua hay khôg chua tốt hơn cho sức khỏe ạ?

  2. Lâm ngọc Diễm says: Trả lời

    Em đang mang thai mà ho quá lỡ nhai vài lá rồi có sao ko ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn