3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây sâm đất: Công dụng, liều lượng và lưu ý khi sử dụng

Cây sâm đất từ lâu đã được ứng dụng trong điều trị các chứng bệnh khác nhau. Cụ thể, nó có thể giúp cải thiện chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chữa mồ hôi trộm, sỏi thận, táo bón,… Trước khi muốn sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này thì bạn nên tìm hiểu đầy đủ các thông tin thật kỹ để đảm bảo an toàn.

Cây sâm đất có công dụng gì?
Cây sâm đất từ lâu đã được ứng dụng trong điều trị các chứng bệnh khác nhau như chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chữa mồ hôi trộm, sỏi thận, táo bón,..

  • Tên gọi khác: Sâm rừng, sâm nam, sâm quy bầu…
  • Tên khoa học: Boerhavia diffusa L
  • Tên tiếng Anh: Talinum fruticosum
  • Họ: Hoa phấn (Nyctaginaceae)

Thông tin khái quát về cây sâm đất

1. Đặc điểm hình thái

Sâm đất là một loại cây thân thảo mọc đứng, nhẵn vỏ, thường mọc tỏa nhánh từ phía dưới và có thể cao đến 0,6m. Loại dược liệu này có phần rễ phát triển mạnh và cho ra phần củ có màu vàng nhạt.

Phần lá của loại cây này thường mọc so le với nhau. Hình dáng trông như trái xoan học trứng úp ngược. Gốc lá thường thót lại và để lộ cuốn rất ngắn, phần chiều dài thường nằm trong khoảng 5 – 7 cm còn chiều rộng thì khoảng 2 – 4 cm. Đây là loại cây có phiến lá dày, mép lượn sóng và có màu xanh bóng rất đẹp.

Hoa cây sâm đất thường có màu hồng, xếp thành chùm và thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng 6 -7, chúng thường mọc ở ngọn hoặc ở các nhánh. Quả cho ra thường có màu nâu đỏ khi chính, phần quả mọng nước, bên trong có hạt dẹt và đen nhánh.

2. Bộ phận dùng

Cây sâm đất trong dân gian cho rằng có thể được sử dụng tất cả các bộ phận bao gồm: thân, cành, lá, rễ.

Như đã nói, phần rể loại dược liệu này phát triển rất mạnh và thường có thể được sử dụng để làm thuốc. Nó có mùi thơm giống như sâm và chứa rất nhiều hợp chất điều trị bệnh.

3. Phân bố

Sâm đất là một loại cây mọc hoang, đây là loại dược liệu ưa khí hậu nhiệt đới nên hầu như nó có thể xuất hiện trên hầu hết các miền đất của nước ta. Điển hình nhất là tại các vùng miền núi, loại cây này phát triển rất mạnh mẽ.

Ngoài ra, nó cũng mọc rộng khắp ở các tỉnh miền Bắc và cũng được phát hiện nhiều ở miền Nam, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

4. Thu hái – sơ chế

Cây sâm đất là loại ưa nắng và rất dễ trồng. Thông thường quả cây sâm đất thường được thu hái vào khoảng tháng 9 – 10. Phần lá được thu hái quanh năm và khi cắt nhánh cây vẫn có thể tiếp tục đâm chồi và cho lứa lá khác. Vì có hình dáng đẹp và lạ mắt nên nhiều người thường trồng trong chậu kiểng để làm cảnh.

Phần củ sâm đất sau 3 năm thì có thể thu hoạch. Sau khi đào lên, nó sẽ được rửa sạch và cắt bỏ các phần rễ con xung quanh sau đó thì đem đi phơi hoặc sấy khô. Ban đầu phần củ thường có màu hồng nhưng sau khi đem sơ chế nó sẽ chuyển thành màu xám đen.

5. Thành phần

Thành phần chủ yếu trong cây sâm đất là pectin, nó chiếm một hàm lượng tương đối dồi dào. 

Còn trong phần rễ thì có chứa alkaloid có hoạt tính là punarnavine 0,01%. Bên cạnh đó, nó còn chứa thêm các thành phần hóa học như nitrat kalium, tinh bột,…

6. Phân loại

Cây sâm đất được chia thành 3 loại. Theo đó, mỗi loại sẽ có một tên gọi và đặc điểm khác nhau:

  • Thổ nhân sâm: Thuộc họ rau sam và có thêm nhiều các tên gọi khác như  cao ly, đông dương sâm, giả nhân sâm,… và tên khoa học là talinum paniculatum
  • Mồng tơi: Có tên khoa học Talium fructicosum và cũng thuộc họ rau sam.
  • Sâm nam: Có tên khoa học là Boerhavia diffusa L và có các tên gọi khác là sâm quý bà và thuộc họ phấn.

Thông thường loại sâm đất mồng tơi và thổ nhân sâm thường có 2 loại được sử dụng phổ biến ở nước ta, chúng thường được bào chế các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Còn nam sâm thì thường hiếm thấy hơn và tính ứng dụng cũng không cao như 2 loại còn lại.

7. Bảo quản

Dược liệu này sau khi thu hái và sơ chế thì cần bảo quản trong túi kín để có thể hạn chế tình trạng ẩm mốc. Đồng thời nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát để phòng ngừa nấm mốc, mối mọt cũng như đảm bảo thành phần dược liệu luôn được giữ đầy đủ.

Vị thuốc từ cây sâm đất

Vị thuốc sâm đất bao gồm các đặc điểm như sau:

Vị thuốc từ cây sâm đất
Cây sâm đất thường có thể sử dụng độc vị hoặc có thể kết hợp với các vị thuốc khác nhằm làm tăng hiệu quả chữa bệnh.

1. Tính vị

Cây sâm đất có vị ngọt và tính bình.

2. Quy kinh

Đến nay vẫn chưa tìm thấy được tài liệu nghiên cứu chứng minh.

3. Cách dùng – liều lượng

Cây sâm đất thường có thể sử dụng độc vị hoặc có thể kết hợp với các vị thuốc khác nhằm làm tăng hiệu quả chữa bệnh. Dược liệu có thể sử dụng ở dạng bột, cao lỏng hoặc nước sắc.

Còn về liều lượng thì tùy thuộc vào từng loại bệnh, mức độ bệnh khác nhau để có thể sẽ có các dùng khác nhau. Do đó, để phát huy được hiệu quả tốt nhất và hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra do sử dụng quá liều thì trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một cách rõ ràng nhất.

4. Công dụng theo y học hiện đại

Theo các nghiên cứu trong y học hiện đại cho rằng loại cây này có thể mang lại các tác dụng như:

  • Thành phần D – amino oxidase trong cây sâm đất có tác dụng trong việc kích thích tiểu tiện. Bên cạnh đó, nó còn giúp ức chế succinic dehydrogenase tại cơ quan thận và có tác dụng chữa tình trạng sỏi thận.
  • Có công dụng trong việc bồi bổ cơ thể và cung cấp các hoạt chất cần thiết giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh một cách hiệu quả.
  • Điều trị tình trạng nóng và cảm nóng hoặc cảm lạnh.
  • Phần cao cây sâm đất có thể được sử dụng để giảm sưng phù và hạn chế hấp thụ cholesterol trong máu.
  • Thảo dược này còn sử dụng để chống viêm một cách hiệu quả .

5. Công dụng theo y học cổ truyền

Theo các ghi nhận trong y học cổ truyền thì cây sâm đất có thể phát huy các công dụng chữa bệnh như sau:

  • Công dụng giải độc, thanh nhiệt.
  • Hỗ trợ máu huyết lưu thông dễ dàng
  • Phòng ngừa co giật
  • Phần rễ có tác dụng nhuận tràng, long đờm.
  • Ngoài ra, rễ cây sâm đất còn được sử dụng để trị ho và cải thiện chức năng gan, phù thũng.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm đất

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm đất
Rễ cây sâm đất còn được sử dụng để trị ho, cải thiện chức năng gan và áp dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh khác.

1. Điều trị đau xương khớp

  • Chuẩn bị: 700g củ sâm đất tươi.
  • Cách thực hiện: Sâm đất đem rửa sạch với nước muối loãng và để ráo. Sau đó cho vào bình thủy tinh và ngâm với 5 lít rượu trắng và đậy kín nắp sau 6 tháng thì có thể sử dụng. Mỗi ngày bạn nên uống không quá 25ml và sử dụng 2 lần.

2. Hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng sau phẫu thuật

  • Chuẩn bị: 200g sâm đất, 300g sườn lợn, 200g hoàng kỳ.
  • Cách thực hiện:  Cho hoàng kỳ và sườn lợn vào ninh mềm trước sau đó cho  tiếp sâm đất vào, nêm nếm gia vị vừa đủ rồi sử dụng khi còn nóng, mỗi tuần dùng 2 – 3 lần.

3. Chữa bệnh ghẻ

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá và 1 nắm rễ cây sâm đất.
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu đem rửa sạch rồi đun với 2 lít nước. Phần này bạn dùng để rửa vùng da tổn thương hoặc dùng để tắm.

4. Điều trị viêm đường tiết niệu

  • Chuẩn bị: 75g sâm đất tươi, 20g sâm đất khô
  • Cách thực hiện: Dược liệu này đem sắc với 250ml nước, phần khô thì đem tán thành bột mịn. Sau đó đem 2 phần này trộn lại và sử dụng vào mỗi bữa sáng.

5. Chữa ho lâu ngày

  • Chuẩn bị: 20g sâm đất, 20g gà thủ hô trắng, 20g thông thảo, 1 con gà nhỏ.
  • Cách thực hiện: Gà đem sơ chế sạch rồi cho vào hầm chung với các nguyên liệu vừa chuẩn bị, hầm cho đến khi thịt gà mềm thì tắt bếp, sử dụng cả cái lẫn nước.

6. Hỗ trợ giải độc gan

  • Chuẩn bị: 10 – 15g sâm đất khô.
  • Cách thực hiện: Sử dụng sâm đất hãm thành nước và dùng thay trà hằng ngày.

7. Điều trị chứng đổ mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị: 60g sâm đất cùng với 1/2 cái bao tử lợn.
  • Cách thực hiện: Sơ chế bao tử  lợn cho sạch với chanh và muối rồi thái miếng vừa ăn. Sau đó bạn cho vào nồi và hầm với sâm đất, nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.

8. Khắc phục tình trạng chóng mặt, mệt mỏi

  • Chuẩn bị: 16g sâm đất
  • Cách thực hiện: Sân đất đem đun sôi với khoảng 250ml nước, mỗi ngày dùng 1 thang.

9. Chữa cao huyết áp

  • Chuẩn bị: 12g sâm đất.
  • Cách thực hiện: Sâm đất đem đun sôi với nước và dùng thay trà hằng ngày.

10. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

  • Chuẩn bị: 75g sâm đất tươi hoặc 25g ở dạng khô.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc đem sắc cùng với khoảng 1 lít nước trên lửa nhỏ. Mỗi ngày dùng 1 thang.

11. Khắc phục tình trạng tiêu chảy

  • Chuẩn bị: 15 – 30g sâm đất kết hợp cùng với 15g đại táo.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu này đem rửa sạch và cho vào nồi cùng với 1 lít nước sạch, đun sôi và sử dụng thuốc khi còn ấm. Bạn sử dụng mỗi ngày 1 thanh.

12. Hạn chế tiểu tiện quá nhiều

  • Chuẩn bị: 60g sâm đất, 50g rễ cây kim anh.
  • Cách thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 500ml nước trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn  1 nửa thì nhắc xuống và chia thành 2 lần uống. Với bài thuốc này thì bạn nên sử dụng liên tục trong khoảng 5 ngày.

13. Bài thuốc giúp bổ huyết

  • Chuẩn bị: 20g sâm đất, 12g thục địa, 12g hoài sơn, 12g ý dĩ, 12g liên nhục, 10g bạch truật, 10g mạch môn, 10g đương quy, 6g táo nhân, 8g ngưu tất.
  • Cách thực hiện: Đem sao vàng hoài sơn, mạch môn, bạch truật, táo nhân rồi trộn chung với các vị thuốc còn lại và sắc thành nước uống.

14. Chữa tình trạng kiết lỵ

  • Chuẩn bị: 100g lá sâm đất, 100g cỏ sữa
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào khoảng 500ml nước sau đó sắc với lửa nhỏ. Khi lượng nước còn khoảng 1/4 thì tắt bếp. Đợi nước nguội thì có thể sử dụng và chia thành 2 lần uống trong ngày.

15. Điều trị sỏi thận

  • Chuẩn bị: 1 lượng sâm đất khô vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Sâm đất đem tán thành bột mịn rồi đem bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi lần sử dụng thì lấy 10g hòa tan vào nước sôi rồi uống thay trà hằng ngày.

16. Điều trị chứng táo bón

  • Chuẩn bị: 30g lá sâm đất, 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20g lá thiên lý non.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu sau khi đem đi rửa sạch thì cho vào nồi nấu thành canh và sử dụng mỗi ngày để chứng táo bón nhanh chóng được cải thiện.

Lưu ý khi sử dụng cây sâm đất

Trước và sau khi sử dụng cây sâm đất bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Khi sử dụng cây sâm đất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể biết được liều lượng cần thiết để sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người.
  • Mặc dù được cho là một loại thảo dược thiên nhiên lành tính nhưng nguy cơ xảy ra các biến chứng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, bạn nên lưu ý cẩn thận trước khi quyết định sử dụng loại cây này.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng các loại thảo dược này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả bé.

Trên đây là những thông tin xung quanh loại dược liệu cây sâm đất. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để có thể tìm được các bài thuốc tự nhiên chữa bệnh hiệu quả. Lưu ý rằng, liều lượng và cách sử dụng chỉ mang tính chất tham khảo và nếu muốn sử dụng an toàn thì tốt nhất bạn nên thăm khám bệnh và cần nhận được sự tư vấn của các bác sĩ hoặc thầy thuốc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn