Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây tầm bóp – Thảo dược mọc hoang chữa bách bệnh

Cây tầm bóp có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, là cây mọc dại được thu hái quanh năm. Đây là một trong những vị thuốc được sử dụng trong Y học cổ truyền, cũng là một trong những vị sử dụng trong món ăn thức uống của cuộc sống hàng ngày. Vậy thực chất cây tầm bóp là gì? Thảo dược mọc hoang này có khả năng chữa bách bệnh hay không? hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc và đặc điểm cây tầm bóp

Cây tầm bóp có mấy loại là câu hỏi nhiều người quan tâm
Cây tầm bóp có mấy loại là câu hỏi nhiều người quan tâm

Cây tầm bóp còn có tên gọi khác là cây thù lu cạnh hay cây lồng đèn. Đây là giống cây mọc hoang, được tìm thấy nhiều ở các nước có khí hậu vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, có thể dễ dàng bắt gặp tầm bóp mọc ở khắp nơi. Những khu vực đất ven sông ven suối, các khu bờ bụi, các vùng đất thấp dưới 1500m là địa bàn chính của loại cây này.

Các đặc điểm của tầm bóp như sau:

Lá cây có màu xanh, hình bầu dục, chiều dài dao động từ 0,2- 0,3cm và chiều rộng từ 0,2 – 0,4 cm. Lá cây mọc theo kiểu so le, có một cuống lá dài cỡ 0,15 – 0,3 cm nối liền với thân. Có lá chia thùy có lá không chia thùy.

Hoa của cây tầm bóp thường mọc đơn độc, có cuống mảnh, mỗi hoa dài khoảng 1cm. Ðài hoa có hình chuông, có lông, phân chia ra từ phía giữa thành năm thùy. Điểm đặc biệt nhất trong hoa là tràng hoa màu vàng tươi và màu trắng nhạt, có những khi điểm những chấm màu tím ở gốc.

Quả tầm bóp thường mọng tròn và rất nhẵn. Lúc còn non quả có màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ. Quả của cây này cũng có đài dài khoảng 3-4cm, chiều rộng khoảng 2cm, bao trùm lên ở ngoài nhìn như hình cái túi. 

Ngoài ra, cây tầm bóp còn có hạt. Hạt của chúng khá nhiều, có hình thận, quả có quanh năm. Toàn bộ các bộ phận trên cây tầm bóp đều có thể sử dụng để làm vị thuốc, rất hiệu quả.

Thành phần chính có trong cây tầm bóp

Thành phần chính có trong tầm bóp là vitamin
Thành phần chính có trong tầm bóp là vitamin

Thành phần chính trong tầm bóp là vitamin A và vitamin C. Ngoài ra chúng còn có chứa nhiều thành phần và hoạt chất khác như: alkaloid, cacbonhydrat, các chất xơ, chất béo, protein,… Các loại khoáng chất như magie, kẽm, sắt, photpho,…cũng có trong tầm bóp.

Tác dụng dược lý của cây tầm bóp

Tầm bóp có nhiều tác dụng dược lý, cụ thể như sau: Chống ung thư, chống đông máu, kháng khuẩn, phòng ngừa bệnh bạch cầu, chống co thắt, chống ung bướu. Ngoài ra, loại cầy này còn có một số tác dụng khác như: Kháng siêu vi khuẩn, hạ đường máu, hạ huyết áp, điều hòa và kích thích tính miễn nhiễm.

Công dụng của cây tầm bóp

Cây tầm bóp trị bệnh gì? Các bài thuốc với tầm bóp ra sao?
Cây tầm bóp trị bệnh gì? Các bài thuốc với tầm bóp ra sao?

Tầm bóp có nhiều công dụng, được sử dụng làm các vị thuốc, làm vị trong các món ăn thức uống hàng ngày. Những tác dụng của cây tầm bóp leo cụ thể như sau:

  • Thanh nhiệt cơ thể: theo Đông y, tầm bóp có vị đắng, có tính mát, không độc, do đó có tác dụng thanh nhiệt tốt.
  • Hỗ trợ tiêu đờm: trong quả tầm bóp có vị chua, có tính bình do đó có tác dụng hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho hiệu quả.
  • Hỗ trợ và điều trị bệnh gout: Cây lồng đèn có chứa nhiều chất xơ, có các axit béo và alkaloid. Chúng có tác dụng hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, ngoài ra còn tăng cường hấp thụ bớt axit uric có trong máu và nước tiểu. Những tác dụng này rất tốt cho bệnh nhân bị gout.
  • Hỗ trợ và điều trị tiểu đường: Tầm bóp là loại thảo dược tính mát, đã được chứng minh là loại cây có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ và điều trị tiểu đường. Cụ thể, tầm bóp giúp lợi tiểu, ngăn ngừa hiện tượng bí tiểu, ngăn ngừa sỏi thận. Sử dụng tầm bóp thường xuyên rất tốt cho đường tiết niệu.
  • Tầm bóp hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành bệnh Scorbut – bệnh do thiếu vitamin C. Nếu bạn có các hiện tượng như nướu kém, chảy máu chân răng, cầm máu kém thì việc sử dụng tầm bóp sẽ rất hiệu quả.
  • Ngoài ra cây tầm bóp chữa bệnh gan, các bệnh viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, các bệnh về mụn nhọt, nổi mề đay. Loại cây này còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, đem lại cơ thể khỏe mạnh cho người sử dụng.

Cây tầm bóp và những bài thuốc hiệu quả

Cây tầm bóp leo có tác dụng gì? Những bài thuốc tuyệt vời từ cây tầm bóp như thế nào?

Cây tầm bóp được mệnh danh là thảo dược mọc hoang chữa bách bệnh. Cùng khám phá một số bài thuốc hiệu quả từ dòng cây này ngay dưới đây:

Bài thuốc chữa viêm họng, ho

Đối với bài thuốc chữa viêm họng, ho khan hoặc có đờm, người dùng cần chuẩn bị khoảng 50g tầm bóp tươi hoặc 15g tầm bóp khô. Tiến hành rửa sạch tầm bóp, sắc với 500ml nước. Sau đó uống thay nước, uống thành nhiều lần trong ngày. Nên sử dụng  liên tiếp trong 3 đến 5 ngày để có hiệu quả.

Sử dụng tầm bóp điều trị ho, viêm họng

Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh lý thường gặp ở người Việt Nam. Để trị bệnh hiệu quả, bạn hãy chuẩn bị: Khoảng 20 – 30g rễ tầm bóp tươi, 1 quả tim lợn, chu sa. Khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, tiến hành làm sạch, thái nhỏ và nấu chúng chung với nhau trong khoảng thời gian từ 15-20 phút. Sau đó chắt lấy nước uống một lần/ngày, uống liên tục trong 5 – 7 ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Tầm bóp có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường

Bài thuốc chữa các bệnh da liễu

Các bệnh da liễu có thể điều trị từ cây lồng đèn bao gồm: bệnh tay chân miệng, bệnh nổi ban đỏ ngoài da, bệnh thủy đậu, bệnh viêm da,… Bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị 50 – 100g tầm bóp tươi hoặc 15 – 30g cây khô, sau đó cho sắc cùng nước sạch. Người bệnh uống thay nước, ngày uống nhiều lần và uống liên tục cho đến khi các bệnh da liễu khỏi hẳn thì dừng lại.

Bài thuốc chữa mụn nhọt ở vú, mụn đinh độc

Nếu bạn bị lên mụn nhọt ở vú hay mụn đinh độc, hãy sử dụng khoảng 40 – 80gr cây tầm bóp tươi để làm bài thuốc cho mình. Các bước thực hiện khá đơn giản:

  • Tầm bóp đem rửa sạch với nước sạch. Nhiều người cẩn thận hơn có thể ngâm trong nước muối pha loãng. Làm sạch tầm bóp xong, bạn vớt ra để cho ráo nước. sau đó cho vào cối hoặc máy xay chuyên dụng giã nát.
  • Dùng khăn sạch chắt lấy nước và bã để riêng.
  • Lấy phần nước vừa chắt uống nhiều lần/ngày, phần bã còn lại có thể đắp trực tiếp lên khu vực da bị bệnh một lần/ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị các loại ung thư

Tầm bóp xưa nay được xem là một trong những vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc chữa ung thư. Các loại ung thư như: ung thư phổi, ung thư đường ruột, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tụy,… đều có các bài thuốc từ tầm bóp. Đối với các bài thuốc chữa ung thư này, người dùng nên chuẩn bị 30g cây tầm bóp khô và khoảng 40g cây bách giải. 

Cho 2 nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, sắc cùng 1,5 lít nước trong thời gian từ 30-45 phút. Lưu ý sắc cho đến khi mức nước cạn chỉ còn 700ml thì ngưng sắc. Để thuốc bớt nóng, chia ra uống 2-3 lần/ngày. Uống liên tiếp 2-3 tháng để có những hiệu quả tích cực.

Bài thuốc hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch

Tầm bóp có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Chỉ cần chuẩn bị một lượng nhỏ cây tầm bóp tươi, đem nấu canh hoặc luộc ăn thay rau trong các bữa ăn chính. Bạn không nên ăn liên tục sẽ gây nhàm chán. Bạn chỉ cần đảm bảo mỗi tuần ăn từ 2 -3 lần là được. 

Cách pha trà với cây tầm bóp

Tầm bóp khô pha trà uống rất ngon
Tầm bóp khô pha trà uống rất ngon

Bên cạnh những bài thuốc kể trên, cây tầm bóp còn có thể dùng để pha trà uống hàng ngày giúp cơ thể thanh mát. Thông thường, mọi người hay dùng tầm bóp khô để pha trà.  Mỗi lần pha chỉ cần một nhúm tầm bóp khô khoảng 10g.

Cách pha trà khá đơn giản, thường gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Cho tầm bóp vào bình pha trà.
  • Bước 2: Tráng trà, bạn dùng một chút nước sôi đổ vào bình trà và lấy tay lắc nhẹ. Chỉ cần đảm bảo nước tưới qua trà 1 lượt là được, sau đó bỏ nước đó đi.
  • Bước 3: Cho nước sôi vào ấm pha trà, đợi từ 5-7 phút cho trà nước ngấm vào nhau là bạn đã được một ấm trà tầm bóp thơm ngon, chất lượng. 

Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp

Cây tầm bóp là thảo dược thiên nhiên, có tính lành. Trên thực tế chưa ghi nhận một trường hợp dị ứng hay có tác dụng phụ khi sử dụng tầm bóp. Tuy nhiên trước khi sử dụng trà hay các bài thuốc từ loại này bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có hiệu quả sử dụng tốt nhất. Lưu ý sử dụng đúng liều lượng, đúng thời gian để đảm bảo tính an toàn.

Cách sử dụng quả tầm bóp và những lưu ý để sử dụng cây tầm bóp hiệu quả và an toàn
Cách sử dụng quả tầm bóp và những lưu ý để sử dụng cây tầm bóp hiệu quả và an toàn

Những người bị dị ứng với tầm bóp, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây tầm bóp tuyệt đối không nên sử dụng. Trong quá trình sử dụng nếu bạn có các hiện tượng như nổi tức ngực, khó thở, buồn nôn, mẩn ngứa, khó chịu… thì nên ngừng uống ngay. Phụ nữ mang thai và trẻ em là những đối tượng nhạy cảm, khi sử dụng tầm bóp nên có sự tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.

Không nên sử dụng cây tầm bóp trong thời gian điều trị bệnh bằng các loại thuốc tây. Không dùng chung tầm bóp với thực phẩm chức năng hay bất kì loại thảo dược nào khác. Bởi lẽ nếu dùng chung các thành phần trong tầm bóp và các sản phẩm khác có thể tương tác qua lại, làm giảm tác dụng của nhau, ngoài ra có thể gây những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể người bệnh.

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về cây tầm bóp – thảo dược hoang chữa bách bệnh. Bài viết hy vọng đã mang đến cho quý bạn đọc những kiến thức bổ ích. Qua đó giúp bạn đọc có sự lựa chọn tối ưu nhất cho việc điều trị bệnh và đảm bảo sức khỏe của mình và những người thân yêu.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn