3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây Thăng Ma: Công dụng trị bệnh và cách dùng đúng

Trong các bài thuốc giải độc, tiêu viêm, trị mụn nhọt đông y, cây Thăng Ma là vị thuốc được sử dụng khá nhiều. Bên cạnh đó, loại cây này cũng được ứng dụng trong chăm sóc và điều trị nhiều căn bệnh. Vậy đặc điểm, tác dụng và cách dùng của vị thuốc Thăng Ma như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.

Thông tin về cây Thăng Ma

Cây Thăng Ma 
Cây Thăng Ma

Cây Thăng Ma là loài cây quan trọng của Trung y. Nó được biết đến với nhiều tên gọi khác như bắc Thăng Ma, châu ma, kê cốt Thăng Ma, quỷ kiếm Thăng Ma,… Loài cây này thuộc họ cây hoàng liên hay còn gọi là mao lương với danh pháp là Ranunculaceae.

Ở giới thực vật hiện đại, cây Thăng Ma có tên khoa học là Cimicifuga foetida còn theo dược học, nó được gọi là Rhizoma cimicifugae.

Đặc điểm hình thái

Cây Thăng Ma là loài thực vật thân thảo lâu năm, cao trung bình từ 1 đến 1,3m. Lá cây có hình giống lông chim, khía nhỏ, chét thuôn, đầu nhọn và có răng cưa. Hoa Thăng Ma hình chùm thuôn dài, màu trắng mảnh và mọc ở đầu cành.

Khu vực phân bố

Cây Thăng Ma sinh trưởng nhiều ở miền núi cao, trong các khu rừng lâu năm. Chúng phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây và các núi Đông Bắc của Trung Quốc. Ngoài ra, cây này cũng có thể được tìm thấy một số ít tại các vùng núi cao phía Bắc nước ta

Thu hái

Hoa cây Thăng Ma dạng chùm màu trắng 
Hoa cây Thăng Ma dạng chùm màu trắng

Vị thuốc Thăng Ma là sử dụng thân và rễ Thăng Ma. Chúng thường được thu hái vào mùa thu hoặc xuân. Sau đó sơ chế, cắt bỏ mầm rồi đem đi phơi hoặc cho vào lò sấy khô.

Bên cạnh đó, cũng có thể đem rễ của cây này ngâm nước 1 giờ rồi rửa sạch, đem ủ trong nồi kín 1 đêm. Sáng hôm sau đem ra thái phiến thành lát mỏng, tẩm thêm mật đem sao hoặc cứ thế phơi khô dùng dần. 

Bảo quản

Trong quá trình chế biến, nên sao hoặc làm khô kỹ để tránh bị nấm mốc. Sau khi đã chế biến xong, cần bảo quản Thăng Ma tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để chỗ ẩm ướt.

Thành phần hoá học

Trong cây Thăng Ma có một hàm lượng lớn các Isoferulic và Caffeic acid là những polyphenol có khả năng chống viêm và chống oxy hoá. Ngoài ra các thành phần khác như Cimicifuga, Norvi Snagin, Visammoil, Visnagin, Cimicilen, Dahurinol và Cimicifugoside,… cũng được tìm thấy trong cây này.

Vị thuốc Thăng Ma

Vị thuốc Thăng Ma có nhiều công dụng

Dược liệu từ cây Thăng Ma có phần rễ củ dài, phân nhánh và đốt dài từ 20 đến 30cm, đường kính củ từ 16 đến 33 mm. Mặt ngoài củ Thăng Ma màu nâu pha lẫn đen, nhám, trên mặt có vân hoa. Phần rễ nhẹ nhưng chắc, khó bẻ. Vết bẻ có tính sợi, không thẳng, màu trắng vàng hoặc xanh vàng nhạt.

Thảo dược Thăng Ma không độc, có vị đắng xem ngọt, cay, tính hàn nhẹ. Theo Thang Dịch Bản Thảo, Thăng Ma quy vào các kinh Phế, Vị, Dương minh Đại trường, Thái âm Phế. Tác dụng làm tán phong, giải độc, thấu chẩn và thăng dương khí.

Tác dụng dược lý của cây Thăng Ma

Cây Thăng Ma là vị thuốc có nhiều tác dụng dược lý nên được ứng dụng rộng rãi để chữa nhiều bệnh. Điển hình là các tác dụng sau:

  • Nước chiết từ cây Thăng Ma có công dụng hạ nhiệt, chống viêm, tiêu độc, giảm đau và ngăn ngừa cơn co giật.
  • Dịch chiết từ cây Thăng Ma làm ức chế tim, khiến tim đập chậm lại, huyết áp giảm. Đồng thời nó ức chế ruột và tử cung nhưng lại khiến bàng quang bị hưng phấn dẫn đến tiểu tiện nhiều.
  • Nước Thăng Ma sắc ức chế một số loại nấm ngoài da và tạp khuẩn lao. Bên cạnh đó nó có khả năng chống khuẩn trung bình với khuẩn cầu chùm trắng và vàng kim, cầu khuẩn Catarrhal cũng như trực khuẩn lao.
  • Chất chiết cây Thăng Ma giúp giải nhiệt, giảm đau nhức, tăng cao bạch cầu, phóng thích tiêu cầu để chống viêm, chống kinh quyết.
  • Thăng Ma phối hợp cùng histamine, baryta và acetylcholine chloride gây tác dụng co thắt ống ruột, ức chế tim, làm giảm nhịp tim và giảm huyết áp, gây co thắt tử cung ở phụ nữ có thai.
  • Cây Thăng Ma ở dạng thuốc sống hay thuốc kê theo thang cũng đều có thể làm rút ngắn thời gian máu đông.

Cách dùng và liều dùng

Cần tuân thủ đúng các dùng của cây Thăng Ma 
Cần tuân thủ đúng các dùng của cây Thăng Ma

Vị thuốc Thăng Ma có thể dùng sắc lấy nước, tán bột hoặc dùng sống,… tuỳ theo bài thuốc sử dụng. Liều lượng phù hợp là chỉ nên từ 4 đến 8gr cho mỗi lần sử dụng.

Lưu ý sử dụng cây thăng ma

Mặc dù là dược liệu được sử dụng rộng rãi trong đông y nhưng Thăng Ma vẫn có những tác dụng bất lợi với một số trường hợp bệnh. Cụ thể: 

  • Không nên dùng với người bị thổ huyết, ho nhiều đờm, chảy máu cam, nôn mửa, thận kinh bất túc, âm hư hỏa vượng. 
  • Không dùng với người có khí nghịch, sởi đã phát và suyễn đầy.
  • Cấm dùng với người bị thương hàn ở thái dương, âm hư hỏa đờm, hạ nguyên bất túc.

Bên cạnh đó, người dùng cũng cần thận trọng và phân biệt chính xác cây Thăng Ma họ hoàng liên với cây Thăng Ma họ cúc. Dược tính của 2 vị thuốc này là khác nhau nên cần hết sức chú ý khi sử dụng. 

Các bài thuốc hay từ cây Thăng Ma

Thăng Ma được kết hợp với nhiều vị thuốc khác để điều trị bệnh

Với các công dụng kể trên, cây Thăng Ma được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc đông y quý. Các bài thuốc này đều có tác dụng nhanh chóng, an toàn với sức khỏe người bệnh.

Trị hơi thở ngắn, ngực đầy ứ

Chuẩn bị 4gr Thăng Ma, 20gr hoàng kỳ, 8gr cát cánh và 8gr tri dòng. Đem bốn vị thuốc này rửa sạch, sắc nhỏ lửa lấy nước uống dùng trong ngày. Tiến hành đều đặn mỗi ngày.

Trị chân răng sưng, chảy máu, nhiệt miệng và nóng dạ dày

Sử dụng 4gr Thăng Ma, 2gr đơn bì, 1gr sinh địa, 1gr hoàng liên và 1gr quy thân. Đem rửa sạch cho vào ấm sắc với lượng nước vừa phải, dùng uống ngay trong ngày.

Trị tâm, tỳ hư nhiệt

Khi tâm hoặc tỳ có hư nhiệt sẽ có các biểu hiện điển hình như má sưng đau, lưỡi rụt, lở miệng,… Lúc này bạn lấy Thăng Ma, mộc thông, sài hồ, thược dược, chi tử mỗi loại 30gr; đại thanh, hoàng kỷ, hạnh nhân mỗi loại 24gr. Đồng thời cho thêm 60gr thạch cao đem tán thành bột mịn.

Mỗi lần sử dụng 12gr bột đã tán với 5 lát gừng tươi đem sắc thành 2 đến 3 phần nước, chia uống hết trong ngày.

Trị vú sưng đau, u vú ở phụ nữ

Khi thấy vú có biểu hiện sưng đau hoặc bị u vú, có thể dùng bài thuốc với Thăng Ma để điều trị. Thành phần gồm 8gr Thăng Ma, 8gr thanh bì, 8gr cam thảo và bỏ thêm 12gr qua lâu nhân. Đem rửa sạch sắc uống khi còn nóng, sử dụng đều đặn hàng ngày.

Trị thời khí ôn dịch

Thời khí ôn dịch gây đau mỏi, tê chân

Bệnh thời khí ôn dịch có biểu hiện cơ thể là chân đau mỏi, bứt rứt, sốt nhẹ, đau đầu, cơ thể mỏi mệt,… Lúc này cần chuẩn bị 400gr Thăng Ma, 600gr cát căn, cam thảo và bạch thược mỗi loại cũng 400gr. Đem số thuốc này tán thành bột. Sử dụng 12g bột này sắc cùng 1,5 chén nước, bỏ bã và uống khi còn nóng.

Chữa cấm khẩu

Cấm khẩu là chứng bệnh miệng cứng, không thể nói được, thường bị do trúng gió. Bài thuốc trị cấm khẩu với Thăng Ma cho thêm 30 hạt liên nhục đã bỏ tim sen và sao vàng, 12g nhân sâm.

Thăng Ma lấy 4g sao qua với giấm rồi đem các vị thuốc trên sắc với 1 chén nước. Đến khi cạn còn 1/2 lượng nước thì bỏ ra, uống khi còn nóng.

Trị thương hàn

Khi bị mắc thương hàn, bạn lấy các vị Thăng Ma, độc tất, thường sơn mỗi thứ 40gr đem tán thành bột mịn. Sau đó sắc 16gr bột này với nước, uống ngay khi còn đói.

Ngoài ra, nếu trúng thương hàn mà dù đã dùng cả phép thổ và phép phát hãn cũng không thuyên giảm thì chuẩn bị 20gr mỗi loại thuốc sau. Gồm Thăng Ma, huyền sâm và chích cam thảo, đem các thảo dược này thái nhỏ. Khi dùng lấy một lượng khoảng 20gr thuốc và sắc lên uống.

Trị mụn nhọt, lở loét miệng

cây thăng ma
Mụn nhọt do nóng trong, dùng Thăng Ma sẽ khỏi

Chuẩn bị một lượng nhỏ các vị Thăng Ma, đại thành, hoàng bá. Dùng ngậm trực tiếp trong miệng nơi lở loét, mụn nhọt cho đến khi tiết hết tinh chất thì nhả bã ra. Thực hiện đều đặn cho đến khi khỏi hẳn.

Chữa đau họng, đỏ mặt, nôn ra mủ hoặc máu

Chuẩn bị 80gr Thăng Ma, 20gr hùng hoàng, 80gr cam thảo, 40gr thục tiêu, 80gr đương quy và một miếng miết giáp to khoảng bằng bàn tay. Đem toàn bộ đi sắc thành nước uống cho ra hết mồ hôi, bệnh sẽ khỏi.

Trị nhọt gây sưng tấy

Chuẩn bị giấm ăn và Thăng Ma. Đem mài Thăng Ma với giấm ăn rồi thoa trực tiếp lên  vùng mọc nhọt, ngày thoa nhiều lần. Tiến hành đều đặn cho đến khi khỏi.

Trị bệnh sởi

Khi sởi chưa phát, lấy ngay 4gr Thăng Ma, 6gr xích thượng sắc cùng 2gr cam thảo thành nước thuốc đặc uống trong ngày. Áp dụng đều đặn sẽ thuyên giảm ngay.

Trị quai bị

Cam thảo, sài hồ mỗi loại 6gr; Thăng Ma, cát cánh, hoàng cầm, liên kiều, thiên hoa phấn mỗi loại 8gr cùng 16gr thạch cao, 12gr ngưu bàng và 12gr cát căn. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đổ đầy nước và sắc nhỏ thành nước uống.

Trị đau răng, nhiễm trùng họng cấp

Thăng Ma trị đau răng rất hiệu quả

Răng đau, nhiễm trùng họng khiến việc ăn uống và tiêu hoá bị ảnh hưởng rất lớn cùng kèm theo nhiều đau đớn, khó chịu. Bài thuốc trị các bệnh này chỉ cần 6g Thăng Ma đem sắc thành nước đặc, dùng ngậm trong miệng lúc còn ấm.

Trị miệng nổi nhiệt, lở loét cổ họng

Sắc đặc các dược liệu đại thành, Thăng Ma, hoàng bá mỗi vị 5gr và dùng nước này ngậm trong miệng khi ấm, sau đó có thể nuốt chậm khi nguội. Áp dụng bài thuốc này đến khi bệnh tình thuyên giảm.

Chữa tiêu chảy kéo dài, tử cung, trực tràng hoặc dạ dày bị sa

Chuẩn bị các vị thuốc theo lượng như sau: 4 – 6gr Thăng Ma, 6 – 10gr sài hồ, 12gr bạch truật, 20gr hoàng kỳ, 4gr chích cam thảo, 12gr dương quy và 6gr trần bì. Đem tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày. 

Thăng Ma nếu biết sử dụng đúng cách sẽ là vị thuốc đông y quý, giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân yêu. Mong rằng những chia sẻ về cây Thăng Ma trên đây sẽ là nguồn thông tin tham khảo có giá trị cho bạn.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn