Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Thiên ma: Công dụng chữa bệnh và cách dùng hiệu quả

Cây Thiên ma từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược quen thuộc được dùng nhiều trong các bài thuốc quý. Có xuất xứ từ Trung Quốc, loại cây này sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy làm sao để nhận biết được cây Thiên ma? Thảo dược này được dùng như thế nào trong các bài thuốc? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thông tin về loại cây thuốc quý này.

Củ cây Thiên ma là một loại dược liệu quý hiếm

Đặc điểm chung về cây Thiên ma

Cây Thiên ma được biết đến với nhiều tên gọi khác như hợp ly Thiên ma, minh Thiên ma, thần thảo, định phong thảo, xích tiễn. Theo giải thích của dân gian, cái tên này bắt nguồn từ mối liên hệ của vạn vật trong tự nhiên với trời đất, tự sinh tự diệt. Cây thuộc họ Orchidaceae (họ Lan) với tên trong khoa học là Gastrodia Elata Blume, được tìm thấy nhiều ở rừng sâu ẩm ướt.

Cây Thiên ma xuất hiện nhiều trong các bài thuốc gia truyền của Trung Quốc với lịch sử lên đến hàng nghìn năm. Cụ thể là trong các công trình y học tên tuổi như Bản Thảo Cương Mục hay Thần Nông Bản Thảo Kinh, thảo dược này được liệt kê với công dụng trị bách bệnh.

cây thiên ma
Củ Thiên ma dược liệu quý trong Đông y tốt cho sức khoẻ con người

Đặc điểm thực vật

Cây Thiên ma được đánh giá là một loài thực vật khác thường, không có chất diệp lục và nó chỉ sống được khi có sự xâm nhập của “nấm mật vòng”. Cây ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển sẽ tiết ra enzyme phân hủy loại nấm này để lấy chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi cây bắt đầu về già, khả năng này không còn nữa, thay vào đó, nấm sẽ ăn ngược trở lại.

Về đặc điểm hình thái, theo ghi chép của Thần Nông Bản Thảo Kinh, thân cây màu vàng, mọc thẳng lên trời như hình mũi tên, thon dần và có hoa vươn ra. Có những cây có thể cao đến 1m. Cây Thiên ma có lá nhỏ như hình dáng vảy cá, có hạt, quả và hoa mọc ra.

Hình ảnh cây Thiên ma trong tự nhiên

Phần quan trọng nhất của cây là củ bởi đây là bộ phần chủ yếu được dùng để làm thuốc. Củ có hình bầu dục, tương tự với củ khoai, một số lại có dạng thanh hơi cong và quăn lại, với chiều dài đến 15cm. Củ thường có vỏ ngoài màu nâu ngả vàng hoặc màu trắng với nhiều đường vân nhăn ngang dọc. Phía dưới phần củ có một vết hình tròn, phần chồi có hình dáng như mỏ vẹt, màu nâu sẫm hoặc nâu đỏ. Củ cây Thiên ma thường rất cứng, rất khó để bị bẻ gãy và có vị hơi ngọt.

Phân bố

Cây Thiên ma được tìm thấy nhiều nhất ở trong các khu rừng của Đông Nam Á, cụ thể là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tại Việt Nam, loại thảo dược này chủ yếu phân bố ở các tỉnh vùng núi (Lạng Sơn, Hòa Bình…).

Thu hái và chế biến

Bộ phận của cây Thiên ma được dùng để làm thảo dược là phần củ. Sau 2 năm trồng và chăm sóc đúng cách, cây sẽ phát triển và cho củ thu hoạch được. Tất cả sẽ được thu hái vào mùa xuân hoặc mùa đông sau đó đem về chế biến làm thuốc.

cây thiên ma
Cây Thiên ma sau khi thu hái sẽ lấy phần củ để làm thuốc

Củ phải được bỏ vỏ, rửa sạch và hầm, luộc hoặc nướng chín tùy vào bài thuốc sử dụng. Ngoài ra, củ Thiên ma cũng có thể thái lát, sấy, phơi khô sau đó tán bột làm thuốc chữa bệnh. Để đảm bảo chất lượng được đảm bảo nguyên vẹn, các sản phẩm sau khi chế biến phải được bảo quản ở môi trường và nhiệt độ thích hợp.

Thành phần hóa học và công dụng của cây Thiên ma

Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, cây Thiên ma có chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng như Vanillin, Vitamin A, Gastro Dioxide, Gastrodin Alcohol… Theo đó, các chứng minh gần đây cho thấy Gastrodin có công dụng chủ yếu và có thể chế được nhân tạo. Với y học thì đây cũng là một kết quả đáng mừng bởi thành phần này đem đến rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh.

Trước đó, y học cổ truyền nghìn năm đã có nhiều nghiên cứu về cây Thiên ma, cho thấy đây là một loại vị thuốc quý. Cụ thể, các sách thuốc cổ ghi lại như sau:

  • Tính vị: Tính ôn, vị ngọt, không độc.
  • Quy kinh: Tác dụng chủ yếu vào kinh Can (phần khí).

Từ đó có thể thấy, xuất hiện trong cả Đông y và y học hiện đại, cây Thiên ma luôn được đánh giá là một bài thuốc quý. Kết hợp nhiều nghiên cứu, loại thảo dược này cho thấy nhiều công dụng tuyệt vời như sau:

  • Điều trị các chứng bệnh do can phong nội động như chứng kinh giản co giật, méo miệng (Phong chỉ kinh).
  • Điều trị các tình trạng bệnh do can dương thượng cang gây ra như chóng mặt, đau đầu, choáng váng (Bình can tiềm dương).
Củ cây Thiên ma chứa nhiều thành phần hóa học có tính dược lý cao
  • Điều trị chân tay chân tay nhức mỏi, tê đau, thậm chí là bị liệt do phong thấp gây nên (Trừ phong chỉ thống).
  • Kháng viêm, giảm đau.
  • Chống tình trạng co giật.
  • Giúp an thần.
  • Cải thiện khả năng lưu thông máu của cơ thể lên não và tim, giúp nhịp tim và huyết áp được ổn định.
  • Cải thiện chức năng hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
  • Tăng khả năng chống oxy hóa.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Thiên ma

Từ những nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như công dụng, cây Thiên ma đã trở thành một thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc quý. Cụ thể như sau:

Bài thuốc điều trị đau đầu và suy nhược thần kinh

Theo tạp chí Thần kinh tinh thần Trung Quốc số 1986,5:265, chiết xuất từ củ cây Thiên ma là một bài thuốc hiệu quả để điều trị các chứng liên quan đến mạch máu. Trong đó, đại diện phổ biến là tình trạng suy nhược thần kinh và đau đầu thường gặp. Dưới đây là 2 cách dùng cây Thiên ma trong bài thuốc này:

  • Chế thành hoàn 20g Thiên ma và 6g Xuyên khung sau đó dùng đều đặn 4 – 8g mỗi lần, mỗi ngày uống 3 lần giúp trị khỏi hoa mắt, thiên đầu thống.
  • Sắc chung 12g Thiên ma, 12g Bán hạ, 12g Phục linh, 12g Bạch truật, 4g Cam thảo, 8g Hồng quất đem uống giúp trị hoa mắt, nhức đầu do phong đàm.
Dùng Thiên ma chữa bệnh đau đầu rất hiệu quả

Thành phần của cây Thiên ma đóng vai trò quan trọng trong bài thuốc trị bệnh này. Cũng theo ghi nhận từ tạp chí, đã có 156 ca suy nhược thần kinh và 72 ca đau đầu do mạch máu có kết quả đáng kinh ngạc từ cách dùng này.

Bài thuốc điều trị các chứng do phong hàn thấp

Cây Thiên ma cũng là một thành phần quan trọng trong các bài thuốc trị tê bại, đau khớp do phong hàn thấp. Cụ thể dưới đây là 2 cách dùng cho hiệu quả cao nhất:

  • Nghiền mịn hỗn hợp 12g Thiên ma, 12g Ngưu tất, 6g Nhũ hương, 4g Bọ cạp đem trộn với hồ hoặc sắc uống.
  • Nghiền mịn hỗn hợp 12g Thiên ma, 12g Ngưu tất, 12g Đỗ trọng, 12g Tỳ giải, 1g Phụ tử, 12g Đương quy, 12g Sinh địa, 16g Huyền sâm. Sau đó luyện làm hoàn hỗn hợp với mật ong. Đều đặn uống 3 lần/ngày, 8g/lần.

Ngoài ra Thiên ma ngâm rượu cũng là một bài thuốc giúp điều trị hiệu quả tình trạng đau lưng, đau khớp. Bạn thực hiện các bước như sau:

  • Thái nhỏ củ 60g Thiên ma, 60g Đỗ trọng, 60g Ngưu tất, 60g phụ tử và cho vào bình thủy tinh đã được rửa sạch và lau khô.
  • Cho vào bình khoảng 5 lít rượu trắng loại ngon sau cho ngập hết phần nguyên liệu ở trên.
  • Đậy kín bình và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát trong vòng 3 tuần – 1 tháng.

Sau khoảng thời gian này, bạn có thể lấy ra và xoa bóp mỗi ngày. Việc sử dụng đều đặn sẽ giúp giảm hiệu quả tình trạng đau nhức.

Cây Thiên ma kết hợp với các thảo dược khác tạo nên nhiều bài thuốc quý

Bài thuốc điều trị sài uốn ván

Bài thuốc này cần một liều lượng cân bằng giữa các thành phần gồm Thiên ma, Khương hoạt, Nam tinh chế, Phòng phong, Bạch phụ chế để nghiền thành dạng bột mịn. Đều đặn dùng 2 – 3 lần/ngày với 4 – 8g/lần. Người dùng nên dùng chung với rượu trắng hoặc tốt nhất là nước đã đun sôi.

Bài thuốc điều trị chứng động kinh

Viên Vanillin là một loại thuốc được điều chế có thành phần chính từ cây Thiên ma, là một bài thuốc chữa động kinh hiệu quả. Người lớn có thể dùng liều 1,5g/ngày, 3 lần/ngày và giảm liều này xuống đối với trẻ em. Tạp chí Thần kinh tinh thần Trung Hoa cũng đã có những ghi nhận đáng mừng về hiệu quả của thuốc do vậy người bệnh an tâm sử dụng.

Bài thuốc điều trị các chứng đau thần kinh

Các món ăn bổ dưỡng có thành phần từ cây Thiên ma cũng được coi là những bài thuốc quý trong điều trị các chứng đau thần kinh. Phải kể đến đầu tiên là món canh Thiên ma óc lợn. Các bước thực hiện như sau:

  • Cho 1 cái óc lợn và khoảng 10g Thiên ma vào nồi.
  • Cho thêm nước và đun nhỏ lửa trong vòng 1 giờ đồng hồ.
  • Vớt bỏ hết xác, bã Thiên ma sau đó nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng.
cây thiên ma
Củ cây Thiên ma chữa bệnh thần kinh rất tốt

Đây là một bài thuốc cực kỳ hiệu quả cho những ai thường xuyên suy nhược thần kinh, đau nửa đầu. Kiên trì dùng đều đặn để cho kết quả tốt nhất.

Bài thuốc điều trị tăng huyết áp và chóng mặt

Với những ai bị cao huyết áp, thường xuyên chóng mặt thì món ăn từ cây Thiên ma cũng là một bài thuốc hay nên biết. Dưới đây là cách thực hiện món cá chép Thiên ma giúp bạn trị dứt điểm tình trạng này:

  • Làm sạch ruột cá chép, sau đó cho 10g Thiên ma, 10g Phục linh, 10g Xuyên khung đã thái lát vào bụng cá.
  • Hầm chung phần đã chuẩn bị với hành tươi, nước, gừng và gia vị trong khoảng 45 phút.
  • Cho nước xương lợn hoặc xương bò vào nồi cho ngập nửa cá rồi tiếp tục đun sôi.
  • Thêm gia vị nêm nếm cho vừa miệng là có thể dùng được.
Cây Thiên ma đem đến nhiều công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh chóng mặt tăng huyết áp

Bài thuốc chữa mất ngủ

Cây Thiên ma cũng có công dụng đối với những ai thường xuyên mất ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không cao. Bạn sắc nước hỗn hợp 10g Thiên ma, 15g Phục linh, 6g Trần bì. Sau đó thêm đường và uống đều đặn 2 lần/ngày. Bài thuốc chữa mất ngủ này đồng thời cũng có tác dụng đối với chứng đau đầu, ù tai, hoa mắt chóng mặt.

Tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng dược liệu Thiên ma

Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời của dược liệu Thiên ma trong việc chữa bệnh. Tuy nhiên nếu người dùng không sử dụng đúng liều lượng, không hiểu đúng về thuốc thì có thể sẽ gặp phải một vài tác dụng phụ. Cụ thể, Thiên ma có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày, chuột rút, giảm cân đột ngột, chảy máu âm đạo… Vì vậy trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai, cho con bú hoặc bị khí huyết hư tuyệt đối không được dùng Thiên ma để điều trị bệnh.
  • Các bệnh nhân bị ung thư buồng trứng, ung thư vú, thiếu đạm, sau cấy ghép thận… cũng không nên sử dụng bởi chưa có nghiên cứu chứng minh độ an toàn.
cây thiên ma
Thiên ma có tác dụng phụ hay không?
  • Để tránh tương tác thuốc gây nên những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe, người bệnh không nên dùng chung dược liệu Thiên ma với một số thuốc. Cụ thể như Erythromycin, Acetaminophen, Methyldopa…
  • Không được dùng chung dược liệu Thiên ma với các chế phẩm có tác động chuyển hóa qua gan gồm Codein, Tramadol, Fentanyl, Fluoxetine…
  • Không nên dùng dược liệu Thiên ma thay thế cho các loại thuốc bổ thông thường, không dùng liên tục kéo dài, chỉ nên dùng khi có các bệnh lien quan.
  • Cân nhắc và nghiên cứu trước về liều lượng trước khi dùng bởi nếu dùng quá liều có thể dẫn đến những tác động nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Dùng Thiên ma nên lưu ý một số điều sau
  • Liều lượng chuẩn nhất bạn nên dùng là 3 – 10g/ngày đối với dạng sắc nước uống, 1 – 1,5g/lần, 2 – 3 lần/ngày đối với uống định phong thảo dạng bột.
  • Cây Thiên ma là thảo dược quý hiếm vì vậy nên lựa chọn các địa chỉ cung cấp uy tín để tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nên mua Thiên ma ở đâu? Thiên ma có giá bao nhiêu?

Mặc dù cây Thiên Ma được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nhưng hầu hết người dùng đều tin tưởng lựa chọn loại dược liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Đây là loại thảo dược quý, có chất lượng tốt nhất nếu thu hái vào mùa đông. Đồng thời Thiên ma rất dễ bị giảm chất lượng nếu không được chế biến, bảo quản đúng cách. Việc sử dụng nhầm hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc có thể sẽ dẫn đến nhiều tác động không tốt cho sức khỏe.

Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dùng, thị trường hiện nay đang cung cấp lượng lớn dược liệu Thiên ma. Tại hầu hết các nhà thuốc đông y, các phòng khám đông dược, các trang bán hàng trực tuyến… đều có sản phẩm này. Vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm mua tại bất cứ đâu.

Tuy nhiên cũng chính bởi sự tràn lan này mà lo sợ về chất lượng là điều không tránh khỏi. Để đảm bảo mua đúng hàng chính hãng, người dùng nên tìm kiếm các đơn vị uy tín nhất.

cây thiên ma
Chọn mua dược liệu Thiên ma ở địa chỉ uy tín để tránh hàng giả

Hiện tại, Thiên ma khô đang được cung cấp trên thị trường với mức giá dao động khoảng 1.300.000 VNĐ – 1.500.000 VNĐ/kg. Đây là một loại dược liệu quý hiếm và cực kỳ tốt cho sức khỏe do đó mức giá này là hoàn toàn hợp lý.

Cách phân biệt Thiên ma thật và Thiên ma giả bạn cần biết

Nhu cầu sử dụng dược liệu Thiên ma trong điều trị bệnh ngày càng cao do đó đòi hỏi một lượng cung lớn. Đây cũng là lý do tại sao thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm từ Thiên ma với nhiều loại, nhiều mức giá khác nhau.

Theo đó, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều. Một số loại củ khác được chế biến, tạo màu thành Thiên ma để đánh lừa người mua. Vì vậy, để tránh mua nhầm hàng giả, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên lưu ý các phương pháp phân biệt sau đây:

Phân biệt dựa vào hình thái

Với nhiều chiêu trò, không ít khách hàng bị nhầm lẫn bởi hình dáng bên ngoài của củ Thiên ma thật và giả đều khá giống nhau. Tuy nhiên, theo kiểm tra của Viện kiểm nghiệm thuốc TW, dưới đây là những khác biệt rõ nét bạn nên nắm:

  • Thiên ma thật: Vỏ ngoài của củ thường có màu vàng nâu hoặc màu trắng ngả vàng, có các vân ngang hình tròn và vân dọc bị nhăn lại. Lát cắt của củ Thiên ma thật sẽ có màu trắng ngả vàng, kèm với đó là các sợi xơ màu trắng dễ thấy.
  • Thiên ma giả: Vỏ ngoài của củ thường có màu nâu trắng hoặc là trắng hẳn, có vân nhăn dọc rõ rệt nhưng lại không có vân ngang tròn. Nếu tước lớp vỏ bên ngoài ra bạn sẽ thấy có rất nhiều xơ. Đồng thời, lát cắt dọc sẽ có màu nâu đỏ hoặc vàng nâu, các sợi xơ đi kèm cũng nhiều hơn hẳn so với củ thật.
Phân biệt Thiên ma thật giả để tránh mua phải hàng giả kém chất lượng

Phân biệt dựa vào bột Thiên ma

Cách thứ hai để phân biệt đó là soi bột Thiên ma sau khi xay mịn dưới kính hiển vi. Dưới đây là kết quả:

  • Bột Thiên ma thật: Bột dược liệu có dạng các hình kim nằm tập trung thành từng bó hoặc rải rác do sự tồn tại của các tinh thể Calci Oxalat.
  • Bột Thiên ma giả: Hoàn toàn không thể nhìn thấy có tế bào hình kim.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cây Thiên ma cũng như những công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ loại dược liệu này. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích cho mình. Nếu bạn cảm thấy những thông tin trên là cần thiết, hãy chia sẻ ngay đến những người thân yêu của mình.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn