Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây trầu không – kháng sinh tự nhiên an toàn hiệu quả

Trầu không vốn không còn xa lạ gì đối với người dân Việt. Nhưng công dụng của nó không phải ai cũng nắm được. Bởi vậy bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về cây trầu không – dược liệu quý với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe để bạn đọc cùng tham khảo.

Tổng quan về cây trầu không

Cây trầu không còn có tên khoa học là piper betle. Cây trầu không còn được biết đến với những tên gọi khác như trầu cây, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằng….

Cây trầu không
Trầu không – loại cây quen thuộc ở Việt Nam

Trầu không là loài dây leo bám có cành hình trụ, nhẵn và có khía dọc thường bén rễ ở các mấu. Lá trầu không có hình tim tròn, thường mọc so le nhau và gốc đôi hơi lệch với đầu nhọn và hai mặt đều nhẵn. Lá trầu không thường có màu xanh sẫm bóng và có các gân nổi rõ ở mặt bên dưới.

Cuống lá trầu không sẽ có bẹ kéo dài. Hoa sẽ mọc ở kẽ lá thành những bông ngắn và thường nở vào tháng 5 đến tháng 8. Quả trầu không thường mọng và tròn có lông ở đỉnh. Cây trầu không có vị cay và có tinh dầu thơm.

Trầu không có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, chủ yếu là các nước Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Malaysia, Việt nam. Cây ưa ẩm, ưa sáng và thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa.

Thành phần có trong cây trầu không cũng khá đa dạng. Phần lớn sẽ là nước còn  thành phần quan trọng nhất là đường và tinh dầu cùng các vitamin nhóm B, axit ascorbic và caroten. Ngoài ra cây còn có một số thành phần khác như:

  • Protein.
  • Carbohydrate.
  • Chất béo.
  • Chất xơ.
  • Chất vô cơ.
  • Photpho.
  • Canxi.
  • Piper Betle A và B
  • Methyl Pyrol….

Chính vì thành phần của trầu không đa dạng nên cây cũng có nhiều công dụng khác nhau đối với sức khỏe con người. Và từ lâu cây trầu không là loại dược liệu được cả Đông y cũng như Tây y công nhận có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Những công dụng tuyệt vời của cây trầu không

Từ trước đến nay lá trầu không vẫn được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý như ho và hen, chữa lở loét hay thậm chí là các bệnh phụ khoa… Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của cây trầu không mà bạn có thể tham khảo.

Công dụng của trầu không theo Tây y

Theo Tây y trầu không kháng một số vi khuẩn, virus. Điều này đã được khẳng định bằng những nghiên cứu cụ thể. Các nhà khoa học cho biết cao chiết lá và tinh dầu trầu không có thể ức chế được một số chủng vi khuẩn như: Phế cầu, tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, Staphylococcus albus, Salmonella typhi…. Ngoài ra còn kháng các chủng như nấm candida albicans, Aspergillus niger, C.steatoides…. Do đó theo Tây y trầu không có những công dụng tuyệt vời như:

  • Hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh hơn.
  • Chống co thắt cơ trơn và ức chế tình trạng nhu động ruột tăng quá mức.
  • Kháng viêm.

Công dụng của trầu không theo Đông y

Theo Đông y trầu không có tính ấm có vị cay nồng và mùi thơm hắc. Phần được sử dụng nhiều nhất là lá trầu không và được quy vào các kinh phế, tỳ vị. Bởi vậy trong Đông y công dụng của trầu không bao gồm:

  • Điều trị các chứng đầy hơi, đau bụng, hàn thấp nhức mỏi.
  • Chữa các vết thương bị nhiễm trùng và có mủ gây đau đớn.
  • Chữa hen suyễn do thời tiết, tiêu đờm, các chứng cảm mạo nhẹ.
  • Trị mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa.
  • Chữa sâu răng, hôi miệng, viêm tai, viêm họng.

Một số bài thuốc cụ thể khi sử dụng trầu không

Trầu không được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi bệnh lại có cách sử dụng riêng. Dưới đây là một số bài thuốc cụ thể khi sử dụng trầu không mà bạn có thể tham khảo.

Làm lành vết thương bằng lá trầu không

Để chữa lành vết thương bằng lá trầu không bạn có thể thực hiện bằng hai cách dưới đây.

  • Cách 1: Bạn chuẩn bị một lượng bằng nhau các loại lá trầu không, lá thanh táo, lá cỏ răng thưa. Đem hỗn hợp này giã nát sau đó đắp trực tiếp lên vết thương.
  • Cách 2: Bạn cần chuẩn bị khoảng 40g lá trầu không tươi, rửa sạch và đun với khoảng 2 lít nước trong 20 phút. Sau đó lọc lấy nước trong và thêm khoảng 8g đường phèn để rửa trực tiếp vết thương.

Lá trầu không loại bỏ mụn nhọt

  • Cách 1: Bạn cần chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá trầu không tươi, rửa sạch và cho vào 1 cốc con. Bạn lấy nước sôi dội qua lá trầu và ngâm trong khoảng 15 phút. Sau đó dùng nước này để rửa các nốt mụn nhọt. Thực hiện đều đặn ngày 2 – 3 lần sẽ cho kết quả.
Trầu không có tác dụng trị mụn nhọt hiệu quả
Trầu không có tác dụng trị mụn nhọt hiệu quả
  • Cách 2: Dùng lá trầu không, lá thồm lồm, hoa dâm bụt với lượng bằng nhau. Sau đó giã nát các lá này rồi đắp trực tiếp lên nốt mụn nhọt.

Lá trầu không hỗ trợ điều trị viêm phụ khoa

Sử dụng lá trầu không để chữa viêm nhiễm phụ khoa vốn được nhiều chị em truyền tai nhau sử dụng. Dưới đây là cách thường được sử dụng nhất.

Lấy một lượng lá trầu không vừa phải, giã hoặc vò nát với một ít muối trắng. Sau đó cho lá trầu vào nồi, đổ thêm 1,5 – 2 lít nước đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút. Tắt bếp, đợi nước nguội bớt và dùng để xông vào vùng kín. Sau khi nước đã nguội hẳn bạn có thể rửa lại vùng kín với nước này. Cuối cùng bạn hãy  dùng khăn mềm để lau khô vùng kín một cách sạch sẽ.

Lá trầu không chữa sai khớp bong gân

Trước hết bạn cần chuẩn bị khoảng 12g lá trầu không, 20 nghệ già, 12g lá cúc tần, 12g lá xạ can. Sau đó giã nát hỗn hợp này với 1 chút giấm và bọc gạc rồi đắp lên vùng sưng đau. Cần chú ý thay băng khoảng 2 – 3 lần một ngày để đảm bảo vệ sinh.

Chữa bệnh gout bằng lá trầu không với dừa

Để thực hiện bạn cần chuẩn bị 100g lá trầu không tươi và một quả dừa xiêm. Lá trầu không đem rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó bạn cắt bỏ phần đầu quả dừa, giữ nguyên nước trong quả dừa. Tiếp đó đem lá trầu không đã cắt nhỏ vào ngâm trong nước dừa khoảng 30 phút và dùng nước này để uống.

Chữa bệnh gút bằng trầu không
Chữa bệnh gút bằng trầu không

Lưu ý bạn nên uống trước khi ăn bữa sáng và nhớ uống nước xong, đi tiểu mới ăn sáng. Sau khoảng 7 ngày thực hiện bạn sẽ thấy tình trạng gout được cải thiện đáng kể. Nên duy trì bài thuốc này trong vòng 6 tháng để điều trị gout được triệt để nhất.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, nên chọn lá tẻ và một chút muối trắng. Lá trầu đem rửa sạch đun sôi và pha thêm một chút muối. Đem nước này pha loãng để tắm. Bạn có thể lấy bã lá trầu chà nhẹ lên vùng da bị ngứa để tăng khả năng sát khuẩn, tiêu viêm. Sau khi tắm xong lau khô người bằng khăn mềm sạch.

Chữa bệnh viêm da cơ địa bằng trầu không

Bạn nên tắm nước lá trầu không ngày 2 lần vào sáng và tối. Thực hiện liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy tình trạng viêm da cơ địa của mình được cải thiện đáng kể.

Gợi ý bài đọc cho bạn: Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không có thực sự hiệu quả?

Chữa viêm phế quản mãn tính với lá trầu không

  • Cách 1: Đầu tiên cần chuẩn bị khoảng 5 – 8 lá trầu không tươi. Bạn đem lá trầu không rửa sạch rồi giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Dùng nước này để uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối sau mỗi bữa ăn. Uống thường xuyên, đều đặn để có được hiệu quả tốt nhất.
  • Cách 2: Lấy khoảng 10 lá trầu không ngâm trong bát nước sôi khoảng 20 phút. Sau đó vắt kiệt lá trầu lấy nước cốt và bỏ bã. Thêm 1 thìa cà phê mật ong vào bát nước cốt vừa vắt được, khuấy đều và chia làm 2 lần uống sau mỗi bữa ăn. Thực hiện kiên trì trong khoảng 10 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.

Chữa tiểu rắt bằng lá trầu không

Để chữa chứng tiểu rắt bằng lá trầu không bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi. Rửa sạch lá trầu rồi vò nát, giã lấy nước cốt. Sau đó pha với sữa, đường cho dễ uống. Uống đều đặn sau mỗi bữa ăn bạn sẽ thấy tình trạng đái rắt được cải thiện đáng kể.

Một số bài thuốc khác

  • Chữa đau đầu do thay đổi thời tiết: Chuẩn bị 5 lá trầu không tươi, đem rửa sạch, vò nát rồi đắp lên vùng thái dương hoặc đỉnh đầu.
  • Chữa cảm cúm: Dùng 5 lá trầu không nhúng vào rượu rồi đem đánh cảm để làm giảm các triệu chứng cảm cúm.
  • Trị nước ăn chân: Dùng 8g lá trầu không và 50g lá ráy đem cả hai loại thái nhỏ sau đó đun sôi với khoảng 1,5 lít nước trong 15 – 20 phút. Dùng nước này để ngâm chân sẽ giúp loại bỏ tình trạng nước ăn chân hiệu quả.
  • Trị tắc sữa: Với những người cần thông tia sữa có thể lấy lá trầu không hơ nóng rồi đắp lên bầu vú. Bài thuốc này giúp sữa xuống được nhanh hơn và giảm đau nhức hiệu quả.
  • Chữa phong thấp đau nhức chân tay: Chuẩn bị 12g lá trầu không, 12g rễ lá lốt, 12g rễ cây trinh nữ. Đem tất cả sắc uống liên tục trong 1 tuần sẽ có hiệu quả.
  • Trị rát họng: Chuẩn bị lá trầu không, lá bạc hà, húng quế với lượng bằng nhau. Đem rửa sạch và ép lấy nước sau đó trộn đều với mật ong và gừng. Ngậm khoang 5 phút sẽ thấy tình trạng rát họng được cải thiện nhanh chóng.

Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không

Mặc dù có nhiều công dụng vậy nhưng nếu bạn sử dụng lá trầu không không đúng cách cũng có thể gây nên những tác dụng phụ. Chẳng hạn như bỏng rát da, kích ứng da, không mang lại hiệu quả điều trị…. Chính vì vậy trước khi sử dụng lá trầu không bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y uy tín hoặc các bác sĩ chuyên khoa.
  • Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đã được hướng dẫn.
  • Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào hãy ngừng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ.
  • Ngoài ra bạn không nên sử dụng trầu không cho phụ nữ mang thai.
  • Đối với trẻ em, người lớn tuổi hoặc người đang có các bệnh lý khác bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia và cẩn trọng khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng lá trầu không

Trên đây là một số thông tin cơ bản cũng như các công dụng tuyệt vời của cây trầu không mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu rõ hơn về giá trị của loài cây này từ đó biết tận dụng những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn