Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây Vòi voi: Thảo dược mọc hoang nhưng chữa bệnh hiệu quả

Con người từ xa xưa đã biết cách sử dụng dược liệu thiên nhiên để chữa bệnh. Rất nhiều thảo dược mọc hoang được đánh giá là có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Một trong số đó là cây Vòi voi, với nhiều bài thuốc được lưu truyền trong dân gian giúp chữa bệnh nhanh khỏi. Tham khảo bài viết để biết thêm về đặc điểm cũng như công dụng chữa bệnh của loại thảo dược này.

Đặc điểm cây Vòi voi

Cây Vòi voi mọc hoang tại nhiều khu vực của nước ta
Cây Vòi voi mọc hoang tại nhiều khu vực của nước ta

Cây vòi voi vốn là một loại thảo dược mọc hoang có tên khoa học là Heliotropium indicum L. Tên thường gọi khác như cây Dền voi, Đại vĩ đao, cây Vĩ trùng,… Cây Vòi voi là cây có họ vòi voi Boraginaceae.

Chúng ta thường thấy cây mọc hoang, không được nuôi trồng và có kích thước chiều dài khoảng 25 – 40cm. Lá Vòi voi có hình bầu dục, các mép có răng cưa và hơi nhăn nheo. Nhiều lông nhám và cứng mọc xung quanh thân cây. 

Hoa của Vòi voi mọc thành hàng dài và thường có màu trắng hoặc có màu tím. Đây là loại cây không có cuống và mọc thành từng khóm cong cong giống như vòi của con voi nên được dân gian gọi là cây Vòi voi.

Phân bố

Vòi voi là loại cây mọc hoang dại, phân bố ở nhiều khu vực đồng bằng của nước ta. Đặc biệt xuất hiện nhiều ở những khu vực đất trống, ven bờ sông, bờ đê hoặc phân bố ở khu vực đồng ruộng, ven mương,…

Quá trình thu hái

Đây là thảo dược xuất hiện nhiều và mọc hoang dại nhưng quá trình thu hái thường diễn ra vào mùa hè và vào mùa thu. Cây sau khi được thu hái về cần được đem đi rửa sạch sẽ để loại bỏ hết bụi bẩn và đất rồi phơi khô hoặc sấy khô để điều chế thành các bài thuốc.

Cây được thu hái toàn bộ từ bộ phận rễ, thân và lá. Cây được cắt thành từng khúc trước khi phơi hoặc sấy khô để tiện điều chế thuốc. Đây là loại cây có tính mát và có mùi hăng nhẹ, the và hơi đắng. Đối với 2 mùa hè và mùa thu, Vòi voi cho năng xuất cao và chứa nhiều các thành phần dược chất giúp việc điều chế thuốc hiệu quả hơn.

Công dụng

Nhắc đến cây Vòi voi mọi người thường nghĩ ngay đến loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi. Tuy nhiên, loại cây mọc hoang này lại có nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả mà y học dân gian lưu truyền.

  • Điều trị các bệnh về da như viêm da cơ địa, các bệnh vảy nến, á sừng, sưng và đau nhức, mụn nhọt.
  • Điều trị các vấn đề liên quan đến da, chống viêm vô cùng hiệu quả. Bài thuốc từ thảo dược Vòi voi giúp ngăn ngừa sự lây lan của vết loét, mủ, ngăn ngừa tụ huyết dưới da,…
  • Các vấn đề về da khác như sưng đau, da nổi sần hay giúp tiêu bầm tím, tránh nhiễm trùng, giảm ngứa do vết loét gây ra, làm lành da nhanh chóng.
  • Đối với những người đau xương khớp thường xuyên, viêm gân, phong tê thấp cũng có thể sử dụng bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ thảo dược Vòi voi.
  • Điều trị các bệnh như viêm xoang, viêm loét ở cổ họng bạch hầu, viêm tinh hoàn.
cây vòi voi
Thảo dược Vòi voi tuy mọc hoang nhưng lại có công dụng chữa bệnh thần kỳ

Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu thì một số loại cây thuộc họ vòi voi có chứa Alcaloid có nhân Pyrolizidin, là chất gây độc tố ảnh hưởng đến gan. Chúng làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Chính bởi vậy mà việc sử dụng Vòi voi để chữa bệnh cần được tìm hiểu kỹ.

Các bài thuốc từ cây Vòi voi

Vòi voi là loại thảo dược được lưu truyền rộng rãi trong dân gian bởi tác dụng chữa bệnh thần kỳ. Cây Vòi voi sau khi thu hái thực hiện sơ chế bằng cách rửa sạch, cắt khúc và sấy khô hoặc phơi khô rồi sắc thuốc. Vòi voi sắc thuốc có thể dùng thảo dược tươi hoặc loại đã sấy khô. Một số bài thuốc giúp chữa bệnh hiệu quả như:

Bài thuốc từ Vòi voi chữa bệnh viêm phổi và viêm mủ tại màng phổi

Đối với những người có triệu chứng viêm phổi hay viêm mủ tại màng phổi cần được soi chụp để xác định bệnh. Sử dụng thảo dược Vòi voi làm thuốc điều trị như sau: sử dụng khoảng 60gr thảo dược tươi cùng với mật ong để làm thuốc chữa bệnh. Tiến hành đun sôi Vòi voi tươi với nước sạch, khi uống cho thêm chút mật ong. Uống đều đặn mỗi ngày để giảm triệu chứng và bệnh nhanh khỏi.

Bài thuốc từ Vòi voi cũng giúp trị dứt điểm được các triệu chứng viêm phổi

Bài thuốc chữa phong tê thấp, đau nhức xương khớp

Sử dụng khoảng 300gr thảo dược khô cùng 20gr rễ cây nhàu rừng, 100gr cây cỏ mực, 150gr củ bồ bồ. Thực hiện tán nhuyễn các loại thảo dược đã chuẩn bị rồi vo lại thành từng viên nhỏ như hạt tiêu. Cách dùng mỗi lần 20 – 30 viên, sử dụng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để có kết quả.

Bài thuốc từ cây Vòi voi chữa viêm xoang

Sử dụng 10 nhánh thảo dược Vòi voi tươi cùng 5 – 6 nhánh cây ngũ sắc tươi. Tiến hành rửa sạch các loại thảo dược trên và giã nhuyễn, vắt lấy nước và dùng để nhỏ mũi bị xoang.

Bài thuốc từ Vòi voi chữa á sừng

Dân gian vẫn lưu truyền về bài thuốc từ thảo dược Vòi voi có công dụng thần kỳ giúp chữa các bệnh về da. Đối với bệnh á sừng, sử dụng vòi voi tươi ngâm trong rượu trắng cho đến khi rượu chuyển màu vàng thì sử dụng bông thấm và bôi vào vết thương. Người bệnh cũng có thể dùng trực tiếp bằng cách giã nhuyễn và cho thêm chút muối hạt, sau đó đắp lên chỗ bị á sừng và băng lại.

Thảo dược Vòi voi cũng chữa hiệu quả bệnh nhân bị bệnh á sừng

Chữa bệnh viêm da cơ địa từ Vòi voi

Sử dụng thảo dược Vòi voi tươi và giã nát, sau đó vắt lấy nước cốt và đắp lên vùng da bị tổn thương giúp tác dụng nhanh hơn trong việc chữa viêm da cơ địa. Làm đều đặn như vậy mỗi ngày để vết thương nhanh khỏi.

Cây Vòi voi giúp chữa hiệu quả bệnh viêm da cơ địa và các bệnh về da
Cây Vòi voi giúp chữa hiệu quả bệnh viêm da cơ địa và các bệnh về da

Lưu ý khi sử dụng cây Vòi voi

Mặc dù cây Vòi voi có công dụng làm hạn chế tình trạng và điều trị một số bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Đối với bất kỳ loại thảo dược tự nhiên nào cũng chứa độc tố nhất định. Ở cây Vòi voi, mặc dù có chứa chất Indixin và Indixin N-oxyd giúp ức chế các khối u nhưng cũng có một số loại chứa thành phần độc tố gây hại cho gan. Chất  Alcaloid có nhân Pyrolizidin trong một số loại Vòi voi gây hại cho cơ thể, ảnh hưởng gan, tăng nguy cơ ung thư.
  • Người bệnh chỉ nên áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên nói chung và Vòi voi nói riêng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc từ thảo dược Vòi voi để chữa bệnh bởi rất có khả năng xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
  • Những đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng thảo dược để chữa bệnh khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ là trẻ em, phụ nữ mang bầu và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
  • Những người không nên dùng như những người bệnh lâu ngày, người có cơ thể kém, suy nhược, người già yếu, tiêu chảy thường xuyên,…
Người bệnh không tự ý sử dụng cây Vòi voi để chữa bệnh để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn
Người bệnh không tự ý sử dụng cây Vòi voi để chữa bệnh để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn

Tác dụng phụ

Đối với Vòi voi người bệnh sử dụng vẫn có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn. Do thành phần độc tố trong loại thảo dược tự nhiên này gây ra. Gây hại cho gan nhưng người bệnh lại không thể phát hiện triệu chứng ngay tức thì do biểu hiện xuất hiện rất muộn. Ngoài ra, nếu sử dụng quá liều có thể gây ảnh hưởng đến tổn thương gan, làm tăng nguy cơ ung thư.

Cây Vòi voi cũng có chứa một số thành phần độc tố gây hại cho cơ thể
Cây Vòi voi cũng có chứa một số thành phần độc tố gây hại cho cơ thể

Thảo dược tự nhiên luôn là những bài thuốc quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Việc sử dụng đúng cách, đúng bệnh và sử dụng theo sự hướng dẫn của chuyên gia là điều vô cùng cần thiết. Cây Vòi voi là một trong những thảo dược mọc hoang nhưng công dụng chữa bệnh lại vô cùng hiệu quả.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn