3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cây xuyến chi: Thảo dược chữa bá bệnh và cách dùng

Cây xuyến chi không chỉ là loài cây dại bên đường mà còn là một thảo dược rất tốt và quý, có hiệu quả trong việc chữa nhiều bệnh ở người. Vậy, công dụng của loại cây này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cũng như cách sử dụng xuyến chi nhé. 

Giới thiệu về xuyến chi

Nếu bạn có dịp được về những miền quê, hẳn sẽ không ít lần được gặp một loài cây dại mang tên cây xuyến chi. Loài cây này cao tầm 30 đến 40 cm, có sức sinh trưởng vô cùng mãnh liệt, khi ra hoa có nhụy vàng và cánh hoa màu trắng.

Cây xuyến chi thường mọc nhiều thành từng nhóm ở những khu vực có không gian thoáng mát. Đây là loài cây ưa ẩm và ưa ánh sáng. Dù ở môi trường như thế nào, xuyến chi vẫn phát triển và nở hoa quanh năm. Hạt xuyến chi thường bám vào quần áo của chúng ta, từ đó đến những nơi khác nhau và tiếp tục sinh sôi nảy nở.

cây xuyến chi
Xuyến chi là loài cây ưa ẩm, ưa ánh sáng

Tên khoa học của loài hoa xuyến chi là Bidens pilosa. Còn trong Đông y, loài hoa này được gọi là hoa đơn kim, đơn kim thảo, tiểu quỷ châm,..

Dược liệu cây xuyến chi có vị hơi đắng. Từ xa xưa nó đã được dùng làm thuốc với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, làm tan các cục máu tụ. Do vậy, đây quả thực là một thần dược chữa bá bệnh “núp bóng” dưới một loài hoa dại mọc ở ven đường.

Thành phần hóa học của xuyến chi?

Đã từ lâu cây xuyến chi được nhiều người sử dụng để làm thuốc. Vậy cây xuyến chi có tác dụng chữa bệnh gì? Trong loài cây này có nhiều thành phần hóa học rất có lợi cho sức khỏe như: Kẽm, Nước, Canxi, Photpho, Sắt, Crom, Magie,… Bên cạnh đó, một số chất như acetone, methanol,.. có công dụng tốt trong việc chữa bệnh ho, giảm bớt những cơn đau.

Theo đông y, xuyến chi còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng, dùng để giảm đau, trị rắn cắn,.. Không những thế còn rất hiệu quả trong việc trị đau lưng,..

Cây xuyến chi có nhiều thành phần hóa học có lợi

Các bài thuốc có chứa cây xuyến chi

Với những đặc tính tốt, xuyến chi được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian của con người. Vậy cây xuyến chi chữa những bệnh gì? Cùng điểm qua nhé.

Chữa viêm thanh quản, đau họng

Thành phần: Lá và hoa đơn kim thảo, kim ngân hoa, húng chanh, sài đất, cam thảo đất. Mỗi loại lấy khoảng 10g.

Cách đun: Sắc với những vị thuốc trên với một bát con nước. Mỗi ngày sắc 1 thang và uống 2 lần.

Xuyến chi chữa bệnh đau răng

Lấy lá và hoa của đơn kim thảo, trộn với ít muối trắng rồi giã nát ra. Sau đó bạn vo thành viên nhỏ rồi nhét hỗn hợp trên vào chỗ răng bị sâu.

Xuyến chi chữa bệnh đau lưng như thế nào?
Xuyến chi chữa bệnh đau lưng như thế nào?

Chữa chứng sốt cao ở trẻ nhỏ

Thành phần: Lá và hoa đơn kim thảo, sài đất. Mỗi loại lấy 10g.

Cách dùng: Giã nát cả 2 vị thuốc trên rồi chắt lấy phần nước đem cho trẻ uống. Mỗi ngày uống 3 lần.

Chữa viêm gan virus

Thành phần: Lá và hoa đơn kim thảo, diệp hạ châu, bồ bồ, dành dành, cam thảo đất. Mỗi loại lấy 15g, riêng diệp hạ châu lấy 2g. Đun những vị thuốc trên rồi uống ngày 1 lần.

Chữa đau nhức do tụ máu

Thành phần: Lá và hoa đơn kim thảo, lá đại, mỗi loại 10g. Giã nát cả 2 vị thuốc rồi đắp vào chỗ bị tụ máu. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần cho đến khi hết tụ máu.

Chữa bệnh mẩn ngứa

Lá và hoa đơn kim thảo lấy khoảng 200g đem nấu với 4-5 lít nước. Sau khi đun xong thì dùng làm nước tắm, sử dụng cho đến khi thấy hết mẩn ngứa.

Chữa bệnh đau lưng

Lấy 150g đơn kim thảo, rửa sạch rồi đun với 250g đại táo, thêm một ít rượu trắng, đường đỏ. Để lửa nhỏ cho đến khi thấy đại táo chín nhừ là được. Uống 10 ngày liên tiếp, mỗi ngày từ 3 đến 5 lần là sẽ thấy hiệu quả.

Chữa rắn cắn

Dùng 20g lá đơn kim thảo, giã nát ra và đắp vào chỗ bị cắn. Đồng thời bạn nên uống thêm các loại thuốc sắc để nhanh khỏi hơn.

Trị dị ứng thời tiết

Lấy 200g lá và hoa đơn kim thảo đun sôi lên với 4-5 lít nước. Sau khi đun xong thì dùng làm nước tắm hàng ngày. Đồng thời dùng bã để đắp lên người, chà xát những chỗ ngứa từ 4-5 ngày.

Cầm máu

Khi bị chảy máu thì lấy một nắm lá đơn kim thảo đem giã nát ra. Sau đó đắp vào chỗ chảy máu, đợi đến khi máu không còn rỉ ra nữa thì băng bó lại.

Chữa phong thấp

Bệnh nhân sử dụng 60g đơn kim thảo đun để uống. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 lần, kiên trì trong vòng 15 ngày sẽ có dấu hiệu hồi phục.

Chữa sưng, ngứa do nhọt độc

Sử dụng một nắm lá đơn kim thảo giã nát với cơm nguội. Sau khi giã xong thì đắp vào chỗ sưng sẽ thấy có hiệu quả.

Xuyến chi chữa tiểu đường 

Nhiều người thắc mắc cây xuyến chi chữa tiểu đường được không? Câu trả lời là có. Ở trong thành phần của xuyến chi có chứa butanol có tác dụng làm ức chế sự tăng sinh tế bào T trong tiểu đường tuýp 1. Tuy nó không thể làm dứt điểm căn bệnh tiểu đường nhưng có thể giảm bớt một số triệu chứng của bệnh.

Cây xuyến chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian
Cây xuyến chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian

Một số lưu ý khi sử dụng cây xuyến chi

Trước khi bạn sử dụng lá và hoa xuyến chi để làm thuốc chữa bệnh nên rửa thật sạch sẽ nhằm loại bỏ đi phần lớn bụi bẩn bám trên cây. Bên cạnh đó, phụ nữ đang trong giai đoạn có thai không nên tùy tiện sử dụng loài cây này, bởi xuyến chi gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí là hư thai. Tốt nhất là bạn nên xin lời khuyên từ các bác sĩ trước khi quyết định có dùng hay không.

cây xuyến chi
Bạn nên lưu ý điều gì khi sử dụng xuyến chi?

Đồng thời, trong những bài thuốc có sử dụng cây xuyến chi giã nát để bôi lên da thì bạn nên lưu ý ngồi ở nơi mát. Nếu bôi dưới ánh nắng mặt trời có thể gây kích ứng, nổi mẩn, sưng tấy da.

Trên đây là giới thiệu chung và những công dụng của cây xuyến chi trong việc sử dụng làm thuốc để chữa bệnh. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích cho bạn. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi ở những bài viết tiếp theo nhé.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Bình luận (2)

  1. Nguyễn An says: Trả lời

    Ôi cây Xuyến Chi này, tôi đang điên vì nó. Ở vườn nhà tôi nhiêu lắm, nó mọc rất khỏe.

  2. Phạm văn đoàn says: Trả lời

    Cho mình xin cách diệt tận gốc cây xuyến chi ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn