Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Cây ý dĩ: Đặc điểm, tác dụng và bài thuốc chữa bệnh

Ý dĩ là loại dược liệu lành tính, có công dụng trong việc điều trị ung thư, phong thấp,… chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, nó còn giúp dưỡng nhan và bồi bổ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, để có thể phát huy được vai trò của loài cây này thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.

Ý dĩ là gì
Ý dĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là hạt bo bo. Từ xa xưa, nó đã được sử dụng cung cấp dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày.

  • Tên khác: giải lễ, mễ châu, dĩ thực, dĩ mễ, ý châu tử, ngọc mễ, thảo ngư mục, bò lô ốc viêm, khởi mục, ý thử, hữu ốc mai, cảm mễ, tây phiên thuật, hồi hồi mễ, thảo châu chi, cống mễ
  • Tên khoa học: Coix lachryma jobi L
  • Tên tiếng Anh: coix seed, seed of jobstears
  • Họ: Lúa (Poaceae)
  • Chủng loại: Ý dĩ tẻ, Ý dĩ cườm, Ý dĩ nếp
  • Bộ (ordo): Poales

Thông tin về cây ý dĩ

Ý dĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là hạt bo bo. Từ xa xưa, nó đã được sử dụng với vai trò như một nguyên liệu bổ dưỡng được cung cấp trong khẩu phần ăn hằng ngày. Có thể gọi đây là một loại lương thực có giá trị dinh dưỡng cao và có thể được sử dụng cho mỗi đối tượng kể cả trẻ em cho đến người già.

1. Đặc điểm của cây ý dĩ

Ý dĩ được biết đến là một loại thực vật có thân thảo, sống quanh năm. Đây là một loại cây nhiệt đới và thường được trồng để lấy hạt sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Chiều cao trung bình của loại cây này từ 1 – 2 m. Thân mềm và thẳng đứng, toàn bộ thân và lá có màu xanh đậm, bóng và có các sọc xung quanh.

Cây có nhánh và thường phân ra tại những ngọn có hoa. Phần lá thường dài và hẹp như lá mía và có chiều dài khoảng 10 – 40 cm, khi còn nhỏ, chúng thường được bao bọc bởi bẹ. Phần gốc ý dĩ thường có những phần rễ nhỏ phụ.

Đây là một loại cây sử dụng chủ yếu là quả và thường thu hoạch khi nó đã chín già. Quả thường hình cầu, phần đầu nhọn và thường được bao bọc bởi phần bẹ có màu xanh ở bên ngoài.

2. Phân bố

Ý dĩ thường sống tốt ở những nơi thoáng mát, khí hậu mát mẻ, ưa ẩm ướt và thường mọc hoang ở những nơi như bờ nước, bãi ruộng hoặc ven sông.

Ở nước ta thường tập trung chủ yếu các loài cây này tại các tỉnh miền Bắc như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Lai Châu,…

3. Bộ phận dùng

Thông thường, người ta thường sử dụng hạt ý dĩ là chủ yếu, phần này thường có màu trắng và chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau. Một số trường hợp bệnh cũng có thể được sử dụng phần rễ của loài cây này để làm một số bài thuốc chữa bệnh khác nhau.

4. Thu hái – sơ chế

Thông thường, hạt ý dĩ thường được thu hoạch vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Lúc này, phần thân cây trở nên khô héo và cũng là dấu hiệu cho thấy hạt đã già.

Thông tin về cây ý dĩ
Thông thường, hạt ý dĩ thường được thu hoạch vào khoảng tháng 8 đến tháng 10.

Khi thu hoạch, người ta sẽ tiến hành cắt cả cây ý dĩ và đem phơi khô. Sau khoảng 1 – 2 ngày thì đem đi đập để phần hạt dính vào cây được rơi ra ngoài. Sau đó, hạt ý dĩ sẽ được đem phơi khô và xay lấy phần nhân trắng  bên trong. Lúc này, người ta lại tiếp tục phơi khô. Còn về phần rễ sau khi được loại bỏ khỏi thân thì được rửa thật sạch và đem phơi cho đến khi khô lại.

5. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của hạt ý dĩ sau quá trình nghiên cứu cho thấy rằng, trong loại thực vật này có chứa lipid, cacbohydrat (65%), protit (13,7%), các loại axit amin như lysin, leucin, arginin và 5,4% chất béo. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng lớn tinh bột và một số thành phần hóa học khác như: dimethyl glucozit, sitosterol, coixenolid, coixol,…

Còn trong rễ ý dĩ có chứa một số thành phần hóa học như chất béo (7,2%), tinh bột (52%), protein (17,6%).

6. Bào chế thuốc

Hạt ý dĩ thường được dùng sống, đem luộc hoặc sao vàng. Ngoài ra, nó còn được tán thành bột và sử dụng với vai trò là một nguyên liệu dưỡng da rất hiệu quả cho chị em phụ nữ.

Phần rễ thường được đem sắc thành thuốc và sử dụng.

7. Bảo quản

Hạt và rễ ý dĩ sau khi phơi khô thì được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo. Không nên để ở nơi ẩm nóng có thể sẽ gây tình trạng mối mọt và làm mất đi công dụng của dược liệu.

8. Liều lượng

Hạt và rễ ý dĩ cần được sử dụng với liều lượng vừa phải nếu không sẽ gây độc cho người sử dụng. Theo các thí nghiệm trên động vật cho rằng, liều lượng gây độc đối với chuột nhắt là 5 – 10g/kg và thỏ là 1 – 1,5g/kg.

Do đó, thông thường mỗi người không nên dùng quá 80g trong một ngày. Đồng thời, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Vị thuốc cây ý dĩ

Vị thuốc cây ý dĩ
Ý dĩ có khả năng trị bệnh sỏi thận và loét dạ dày. Đây được cho là một trong những công dụng hàng đầu.

1. Tính vị

Vị ngọt, hơi hàn, tính bình

2. Quy kinh

Cây ý dĩ có khả năng quy kinh vào:

  • Kinh Phế, Đại trường, Tỳ, Vị, Can
  • Kinh túc dương minh Vị, thủ thái âm Phế
  • Kinh Tỳ, Thận, Phế

3. Công dụng

Ý dĩ là một loại cây có tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng dồi dào và có khả năng điều trị một số chứng bệnh như:

  • Đối với hệ hô hấp thì đây là loại thuốc có tác dụng kích thích cơ quan này rất cao. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giãn phế quản và hỗ trợ cải thiện các chức năng của những bộ phận trong cơ quan này.
  • Theo một số nghiên cứu cho rằng, loại dược liệu này có khả năng ức chế các tế bào ung thư phát triển và có thể phòng ngừa được tình trạng này đối với người bình thường.
  • Ngoài ra, trong một số nghiên cứu còn cho thấy loại thảo dược này có tác dụng trong việc làm giảm các tác động lên cơ vân và hạn chế quá trình co bóp hiệu quả. Đồng thời, nó còn có khả năng điều trị đau nhức xương khớp rất tốt.
  • Trong Đông y còn cho rằng, ý dĩ có khả năng trị bệnh sỏi thận và loét dạ dày. Đây được cho là một trong những công dụng hàng đầu.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến da liễu như mụn nhọt, mụn cóc, viêm da cơ địa, lở loét,…
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
  • Cung cấp một lượng lớn các loại axit amin có ích cho xương. Từ đó cải thiện các vấn đề xương khớp một cách rất hiệu quả.
  • Bột ý dĩ sử dụng làm mặt nạ có thể cải thiện tình trạng thâm nám, mang lại sự căng mịn và tươi sáng cho làn da.
  • Đối với các mẹ bầu bị mất sữa thì sử dụng ý dĩ có khả năng lợi sữa và bồi bổ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

4. Cơ chế hoạt động của ý dĩ

Các thành phần hóa học có trong dược liệu này có khả năng ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển một cách hiệu quả. Ngoài ra, các chất còn lại trong laoi5 hạt này cũng có tác dụng chống oxy hóa và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn , ký sinh trùng hoặc các tác nhân gây hại có trong cơ thể.

Chất xơ chứa trong loại thực vật này còn có thể làm giảm lượng cholesterol đáng kể. Tuy nhiên, hầu hết các thí nghiệm chứng minh về công dụng thường chỉ dựa trên động vật nên không thể xác định được công dụng cụ thể trên người.

Một số bài thuốc từ cây ý dĩ

Ý dĩ có thể được sử dụng để bào chế thành các bài thuốc có công dụng chữa bệnh như sau:

Một số bài thuốc từ cây ý dĩ
Ý dĩ có thể được sử dụng để bào chế thành các thuốc với công dụng chữa bệnh hiệu quả

1. Chữa ho tiêu đờm

  • Chuẩn bị: 120g ý dĩ, 80g cam thảo và 40g cát cánh
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem nghiền nát thành bột rồi bảo quản trong hũ thủy tinh sạch. Mỗi lần sử dụng nên lấy khoảng 20g rồi đem nấu với nước, dùng sau bữa ăn mỗi ngày 1 – 2 lần.

2. Chữa ung thư phổi, dạ dày, đại tràng

  • Chuẩn bị: 100g hạt ý dĩ
  • Cách thực hiện: Ý dĩ sao vàng rồi đem sắc thành nước uống thay cho nước lọc hằng ngày.

3. Điều trị sỏi thận và bệnh phổi nôn ra máu

  • Chuẩn bị: 30 – 40g ý dĩ
  • Cách thực hiện: Cho vào nồi 500ml cùng với ý dĩ và sắc đến khi nước còn 1/2 thì tắt bếp. Sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần.

4. Chữa chứng tỳ hư, tiêu hóa kém

  • Chuẩn bị: 40g ý dĩ, 40g hoài sơn, 40g bạch biển đậu, 30g liên nhục, 30g sơn tra, 30g sử quân tử, 16g thần khúc, 200g đương quy và 100g gạo nếp.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem sao vàng rồi tán thành bột. Mỗi lần sử dụng cần 15g và sắc chung với nước khi còn ấm.

5. Chữa bệnh phong thấp

  • Chuẩn bị: 40g ý dĩ, 30 hạt hạnh nhân, 120g ma hoàng, 40g cam thảo
  • Cách thực hiện: Nấu các nguyên liệu này với 4 chén nước với lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 chén. Chắc lấy nước và cho vào 3 chén nước vào phần nguyên liệu nấu đến khi còn 1 chén. Trộn 2 phần nước của 2 lần lại với nhau. Chia thành 3 lần uống trong ngày.

6. Chữa đau răng, sâu răng

  • Chuẩn bị: ý dĩ, cát cánh
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu này giã nát rồi cho vào chỗ răng bị đau, sau khoảng 15 phút thì súc miệng lại với nước sạch.

7. Hỗ trợ giảm cân

  • Chuẩn bị: 10g hạt ý dĩ, 10g lá sen khô và 10g táo mèo
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu này nấu với khoảng 1 lít nước trong 15 phút rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Nên sử dụng liên tục trong khoảng 1 tháng để có thể nhanh chóng phát huy được tác dụng.

8. Dưỡng da

  • Chuẩn bị: 1 thìa bột ý dĩ với 2 thìa mật ong
  • Cách thực hiện: Trộn 2 nguyên liệu này lại với nhau, rửa mặt thật sạch sau đó đắp lên da và để yên trong khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Sử dụng 2 – 3 lần/ tuần sẽ thấy da căng mịn, hồng hào và giảm thâm nám hiệu quả.

9. Kích thích tăng tuyến sữa

  • Chuẩn bị: 30g ý dĩ
  • Cách thực hiện: Ý dĩ đem sao vàng sau đó đem nấu với giò heo, lá sung, nếp. Nấu đến khi nhừ thành cháo thì có thể sử dụng ngay.

10. Chữa rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 12g ý dĩ và 10g hoài sơn
  • Cách thực hiện: 2 nguyên liệu này đem sao vàng rồi tán thành bột. Mỗi lần sử dụng bạn cho khoảng 6g vào nước cơm, khuấy đều rồi cho bé uống.

11. Chữa vàng da

  • Chuẩn bị: 40g rễ ý dĩ
  • Cách thực hiện: Đem phần rễ này sắc với một lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ rồi uống hằng ngày.

12. Chữa phong tê thấp

  • Chuẩn bị: 40g ý dĩ và 20g phổ thục linh, 800ml nước
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc đem sắc với nước cho đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp. Đợi nước nguội thì có thể sử dụng chia thành nhiều lần uống trong ngày và uống sau bữa ăn khoảng 15 phút.

13. Điều hòa kinh nguyệt

  • Chuẩn bị: 12g rễ ý dĩ khô
  • Cách thực hiện: Phần rể đem rửa sạch rồi sắc thành nước uống. Sử dụng liên tục bài thuốc này trong 3 – 5 ngày.

14. Khắc phục tình trạng tiểu buốt

  • Chuẩn bị: 20g ý dĩ, 16g cam thảo
  • Cách thực hiện: Đem sắc nguyên liệu này với khoảng 2 chén nước. Có thể cho thêm cam thảo vào để nước dễ uống hơn.

15. Bồi dưỡng cơ thể

  • Chuẩn bị:  10g ý dĩ, 4g mạch môn, 5g tang bạch bì, 4g thiên môn và 4g bách bộ
  • Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc cùng với 1 lít nước cho đến khi nước cạn còn 1/3 thì tắt bếp và sử dụng khi đã nguội. Nên chia thành 3 lần uống trong ngày và uống trước khi ăn tầm 30 phút.

16. Điều trị khí hư

  • Chuẩn bị: 30g rễ ý dĩ, 12g hồng táo
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu sắc với một lượng nước vừa đủ và chia thành 2 lần uống trong ngày.

17. Chữa tiêu chảy mãn tính

  • Chuẩn bị: Hạt ý dĩ 50g, hạt sen sao vàng 40g, sa nhân 5g.
  • Cách thực hiện: Ý dĩ sau đem đi sao vàng rồi tán tất cả thành bột mịn. Pha phần bột này với nước cơm và sử dụng khoảng 2 – 3 lần trong ngày, mỗi lần uống cần 10 – 15g bột.

18. Chữa tiểu buốt, tiểu gắt

  • Chuẩn bị: 20g ý dĩ, 16g cam thảo
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch và sắc với 1 lít nước. Nên đun với lửa nhỏ đến khi còn 500ml thì tắt bếp. Sử dụng bài thuốc này 3 lần mỗi ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được thuyên giảm rõ ràng.

Thận trọng khi sử dụng ý dĩ

Các bài thuốc từ cây ý dĩ không nên sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Người mang thai và phụ nữ cho con bú: Đối với trường hợp này khi sử dụng ý dĩ có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với mẹ và bé. Nếu bạn đang trong giai đoạn này thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào.
  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc: Người dị ứng với các thành phần của thuốc có thể sẽ xảy ra một số dị ứng với ý dĩ trong thời gian sử dụng. Nên theo dõi diễn biến của mình nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào thì nên báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Người bị tiểu đường: Các thành phần trong ý dĩ có thể làm tăng tác dụng của thuốc tiểu đường và có thể khiến cho hàm lượng đường trong máu giảm đến mức thấp hơn so với hàm lượng cần thiết.
  • Người đang điều trị bệnh bằng thuốc Tây y: Trường hợp này nên khai báo với bác sĩ đầy đủ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để tránh gây ra tác dụng phụ không đáng có.

Ý dĩ là một loại dược liệu có thể mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm hiểu kỹ để đảm bảo an toàn cho bản thân. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để cải thiện sức khỏe của mình một cách hiệu quả nhất.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn