Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Chè dung: Tác dụng chữa bệnh, cách chế biến và liều dùng

Chè dung là một trong những vị thuốc dân gian truyền thống chữa được nhiều bệnh khác nhau, đồng thời cũng là loại nước thanh nhiệt, giải độc vào những ngày hè. Loại cây này cũng được trồng rất phổ biến tại Việt Nam, quanh năm đều có thu hái được. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết về loại cây này. Và những tác dụng chữa bệnh, cách chế biến và liều dùng phù hợp nhất để chăm sóc sức khỏe.

Thông tin chung chè dung

Chè dung được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống bởi những lợi ích tuyệt vời mà cây mang lại. Cùng tìn hiểu những thông tin, đặc điểm và thành phần hóa học có trong cây.

Cây chè dung là gì?

Cây dung có tên khoa học là Syplocos racemosa Roxb họ Dung, cây còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: chè đại, chè lang, duối gia,… Là một loài cây gỗ nhỏ được trồng khá nhiều tại Việt Nam từ xa xưa đến nay. Bởi loại cây này có nhiều công dụng và chữa bệnh khác nhau.

Cây chè dung lúc còn tươi
Cây chè dung lúc còn tươi

Đặc điểm sinh học

Cây chè dung thường có chiều cao từ 1.5 – 2m, một cây lâu năm có thể cao đến 5m nếu như được phát triển và chăm sóc tốt. Lá dung mọc so le nhau, mặt trên của lá màu xanh đậm, mặt dưới của lá xanh nhạt, không có lông, mép lá hình răng cưa.

Mỗi lá dung có chiều dài 8  – 15cm, khi lá khô chuyển sang màu vàng nhạt. cây chè dung cũng cho hoa, hoa của cây có màu tắng hoặc màu vàng nhạt, hương thơm nhẹ. Hoa của cây thường được nở vào tháng 2 –12 trong năm. Cây chè dung cũng cho quả, màu tía, hình cái chùy dài, quả sẽ xuất hiện vào khoảng 3 – 5 trong năm, trong một quả sẽ có từ 1 – 3 hạt.

Thành phần hóa học

Trong chè dung có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của con người. Trong đó phải kể đến hoạt chất giảm đau tự nhiên Saponin, Steroid, Tanin, Terpen và nhiều chất quý khác. Ngoài ra trong cây của chè dung chứa Glucosid 3- monogluco furanosid rất tốt cho gan và một số cơ quan khác có trong cơ thể.

Phân bố

Chè dung được phân bố ở nhiều khu vực khác nhau, chủ yêu và nhiều nhất là các tỉnh miền núi Đông Bắc và tây Bắc của Việt Nam như Lạng Sơn, Sa Pa, Quảng Ninh, Cao Bằng,… Ngoài ra loại cây này cũng có thể tìm thấy ở những vùng núi cao ở Tây Nguyên và một số quốc gia khác ở Châu Á như Lào, Ấn Độ, Nam Trung Quốc,…

Thu hái, chế biến và bảo quản

Các bộ phận chính dùng để sử dụng nhiều nhất chính là lá cây, vỏ của thân cây và vỏ của rễ cây. Những bộ phận này đều có thể thu hái quanh năm, không phân biệt mùa nào cả. Khi thu hoạch về, các bộ phận này sẽ được rửa sạch và đem phơi khô, sau đó cho vào túi kín để bảo quản không cho không khí lọt vào bên trong. Bạn chỉ cần tránh để gần hóa chất hay những nơi ẩm ướt là được.

Lá chè dung khô được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày
Lá chè dung khô được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày

Đối tượng sử dụng

Chè dung dành được cho nhiều đối tượng khác nhau. Loại cây này gần như không tạo ra bất kì một tác dụng phụ nào cho người dùng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

  • Người bị suy giảm chức năng tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, khó tiêu, đầy bụng.
  • Người bị bệnh viêm nhiễm dạ dày, đại tràng, hành tá trành, viêm nhiễm đường tiêu hóa,…
  • Người có sức khỏe gan yếu, người muốn thanh  nhiệt giải độc, cơ thể,..
  • Người bình thường muốn uống chè dung để giải khát và tăng cường sức khỏe.

Tác dụng chữa bệnh thần kì từ chè dung

Chè dung có rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác nhau. Cho nên đây được xem là một thành phần vô cùng quý hiếm trong Đông y. Một số công dụng phải kể đến như sau:

Chè dung chữa bệnh đau dạ dày

Từ xa xưa thì ông bà ta đã sử dụng loại cây này để chữa bệnh đau dạ dày một cách tự nhiên nhất mà không sử dụng kháng sinh, hay thuốc Tây. Lá dung giúp diệt khuẩn, làm lành những vùng niêm mạc bị tổn thương, giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua vô cùng hiệu quả.

chè dung
Loại lá này dùng để chữa bệnh đau dạ dày rất tốt

Chống viêm kháng khuẩn

Theo nghiên cứu của bệnh viện 103 cho biết, lá dung là một thành phần giúp kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng tuyệt vời. Chính vì thế chúng được dùng làm thành phần cho một số loại thuốc Nam, điều trị viêm da, sát trùng vết thương, đào thải độc tố vô cùng hiệu quả.

Chè dung chữa bệnh đau khớp

Ít ai biết rằng lá dung còn có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về xương khớp. Bởi trong chè dung có rất nhiều thành phần là các nguyên tố vi lượng, khoáng chất giúp chắc khỏe xương. Và giảm các tình trạnh đau xương khớp của người già khi điều kiện thời tiết thay đổi, hay bệnh của người già. Nếu người cao tuổi uống lá dung thường xuyên mỗi ngày sẽ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, vận động dễ dàng hơn.

Chè dung chữa bệnh mất ngủ

Những người thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc có thể sử dụng chè dung mỗi ngày. Đảm bảo tinh thần sẽ khỏe mạnh giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đó là nhờ chè giúp thải độc gan, đào thải độc tố tích tục trong cơ thể tinh thần không thoải mái ra bên ngoài.

chè dung
Uống trà mỗi ngày để giấc ngủ luôn ngon tinh thần sảng khoái

Chè dung giúp bổ huyết và tăng cường sức khỏe

Mỗi ngày một cốc chè là lời khuyên của nhiều dược sĩ chuyên về đông y. Các thành phần có bên trong nước chè sẽ thanh mát cơ thể, tăng cường sức đề kháng cơ thể khỏe mạnh để phòng chống mọi bệnh tật. Đặc biệt lá dung rất tốt cho người cao tuổi, người già.

Cách dùng và liều dùng

Dưới đây sẽ chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn cách pha chè lá dung dùng để uống hăng ngày để tăng cường sức khỏe hỗ trợ và điều trị bệnh dạ dày. Có hai cách như sau:

Cách 1: Người dùng lấy một nắm chè lá dung khô cho vào ấm cùng 2 lít nước sạch, đặt lên bếp và đun lên. Đun khoảng 5 – 7 phút để các thành phần tiết hết ra chất. Sau đó, bạn chắt bã ra và lấy nước cốt uống trong ngày, không để sang ngày hôm sau.

Cách 2: Bạn hãm chè lá dung giống như hãm trà. Bạn cắt nhỏ một ít chè lá dung khô và cho vào ấm trà. Dùng nước sôi 100 độ C đổ vào bình trà, tráng qua một lượt rồi tiếp tục đổ lượt 2 nước thứ 2 vào. Hãm trà trong 10 – 15 phút là có thể sử dụng được.

Cách pha trà lá dung rất đơn giản

Lưu ý khi sử dụng chè dung bạn nên biết

Chè dung rất có ích trong cuộc sống con người. Tuy nhiên, không phải cứ tốt là bạn có thể sử dụng lạm dụng, quá liều, bạn cần lưu ý một số điều sau trong quá trình dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Mỗi ngày chỉ hãm trà khoảng 20 – 30gr lá chè, không dùng quá nhiều để gây ra tác dụng phụ của lá.
  • Nếu uống nước chè mà bạn cảm thấy đau đầu, choáng váng, đó là do bạn bị dị ứng với một thành phần nào đó của lá chè. Lúc này bạn nên ngưng sử dụng lá trà.
  • Nếu bạn dùng lá chè dung để hỗ trợ và điều trị bệnh dạ dày, bạn cần tuân thủ đúng những quy định như: Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, thường xuyên ăn rau xanh và bổ sung chất xơ cho cơ thể.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng.
  • Uống chè dung thay cho nước lọc hàng ngày nhưng phải pha loãng, không sử dụng nước đã đun của ngày hôm qua.

Trên đây là một số thông tin về cây chè dung. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về loại thảo dược này cũng như biết cách pha chế uống và chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn