3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Chuối hột rừng có công dụng gì? Dùng thế nào đúng cách?

Chuối hột rừng từ lâu được sử dụng để điều trị một số bệnh ở người. Vậy loại chuối rừng này có những công dụng gì? Dùng chuối hột rừng thế nào đúng cách? Có những bài thuốc nào trị bệnh bằng chuối hột này? Khi sử dụng loại thảo dược này cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu bài viết để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Giới thiệu về chuối hột rừng

Chuối hột rừng ngoài là đặc sản núi rừng, loại trái rừng này còn được sử dụng làm thuốc để trị một số chứng bệnh ở người. Cùng tham khảo để nắm rõ những nét tổng quát về loại thảo dược này.

Đặc điểm của chuối hột rừng

Cây chuối hột rừng thuộc loại thân xốp và có chiều cao từ 3m đến 4m. Lá của cây khác hẳn với lá chuối nhà, ở mặt dưới của lá có rất nhiều tia. Bông của cây chuối hột thường mọc ngay ở ngọn cây và thường có màu đỏ thẫm. Mỗi cây chuối hột không có nhiều nải chuối như chuối nhà. Thường thì mỗi cây chỉ có từ 5 nải đến 10 nải chuối.

Chuối hột rừng
Chuối hột rừng

Quả của loại chuối rừng này chính là bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc trị bệnh. Đường kính của quả chuối hột trung bình từ 4mm đến 5mm, quả chứa rất nhiều hạt có màu đen. Hột này tuy có vị chát nhưng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng chất dinh dưỡng này rất hữu ích trong điều trị một số bệnh.

Cách phân biệt chuối hột rừng và chuối ta

Hiện nay, nhiều người lẫn giữa chuối hột rừng và chuối ta, điều này dễ mua phải chuối hột rừng giả. Chuối ta và chuối hột rừng có những điểm khác nhau dễ phân biệt như:

Chuối hột rừng

Quả chuối hột rừng có kích thước nhỏ hơn nhiều so với quả chuối ta. Khi chín, quả của cây chuối hột sẽ ngã từ màu đỏ sang màu vàng. Khác hẳn chuối nhà, quả chuối rừng chứa rất nhiều hạt, khi ăn quả có vị chát. Bên cạnh đó, loại chuối hột này có thân dài và có dài hơn hẳn thân, lá của chuối ta.

Chuối hột rừng có kích thước nhỏ hơn hẳn chuối ta
Chuối hột rừng có kích thước nhỏ hơn hẳn chuối ta

Chuối ta

Quả chuối ta thường rất to, quả chứa rất ít hạt hoặc có những giống chuối ta quả không có hạt. Chuối ta khi chín có mùi thơm rất đặc trưng, khi ăn quả thường ngọt và có độ béo vừa phải. Ngoài ra, thân của cây chuối nhà thường ngắn hơn chuối rừng.

Phân bố

Chuối hột rừng thường phân bố ở các vùng núi cao của nước ta như: vùng núi khu vực Tây Bắc, vùng núi khu vực Tây Nguyên, vùng núi khu vực Bắc Trung Bộ,… Trong đó, loại chuối rừng này được tìm thấy nhiều ở khu vực rừng núi Tây Bắc và khu vực rừng núi Tây Nguyên.

Thu hái và sơ chế

Tất cả các bộ phận của cây chuối rừng đều được người dân thu hái sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Chính vì vậy, các bộ phận như thân và lá chuối, có thể thu hái vào bất ký thời gian nào trong năm. Riêng quả và phần hoa chuối thường được người dân thu hái khi tới mùa.

Sau khi thu hái, phần quả chuối hột thường được sử dụng khi còn tươi, sấy khô hoặc khơi phô để sử dụng làm thuốc. Có thể mang sấy khô hoặc phơi khô nguyên quả chuối hoặc tiến hành sắc thành lát rồi mang đi phơi khô, sấy khô. Còn các bộ phận khác như thân, lá, hoa được sử dụng tươi sau khi thu hái.

Thành phần hóa học

Chuối hột rừng chứa nhiều loại axit béo, chất diệp lục, thành phần tanin, saponin, protein,… Loại thảo dược này còn chứa nhiều thành phần canxi và các loại khoáng chất. Bên cạnh đó, hạt của loại chuối hột này còn chứa  nhiều thành phần tinh dầu và flavonoid.

Các loại chuối hột rừng

Hiện nay, người ta thường phân chia  dược liệu này thành 2 loại là chuối hột rừng Tây Nguyên và chuối hột rừng Tây Bắc. Hai loại chuối rừng này đều có những đặc điểm khác nhau như:

Chuối hột rừng Tây Nguyên

Chuối hột Tây Nguyên  thường được để nguyên quả rồi đem đi phơi khô hoặc sấy khô. Loại chuối rừng này thường có màu đen sau khi phơi khô hoặc sấy khô. Đây là loại chuối hột có kích thước rất khiêm tốn và có nhiều hạt so với các loại chuối rừng khác.

Chuối hột rừng Tây Bắc

Chuối hột Tây Bắc thường được thái thành lát vừa vặn trước khi đem đi phơi khô hoặc sấy khô. Loại chuối hột này ở dạng khô thường có màu nâu đỏ. Quả  của chuối hột Tây Bắc nhiều thịt, ít hạt hơn và có kích thước to hơn chuối hột Tây Nguyên.

Công dụng của chuối hột rừng

Chuối hột rừng có những công dụng nổi bật gì?
Chuối hột rừng có những công dụng nổi bật gì?

Công dụng của chuối hột rừng mang lại đã được khẳng định và thừa nhận từ rất lâu. Sau đây là một số công dụng nổi bật của loại chuối hột này.

Ổn định đường huyết

Chuối hột này hỗ trợ giúp ổn định vấn đề về đường huyết thường gặp hiện nay, đặc biệt là thường xuất hiện ở những người cao tuổi. Trong Đông y, thường sử dụng rễ của cây loại chuối hột này để ổn định đường huyết. Hỗ trợ đường huyết ổn định, giúp người bệnh cân bằng cuộc sống hàng ngày.

Hỗ trợ giảm đau nhức vai gáy

Chuối hột rừng được sử dụng trong việc điều trị chứng đau nhức vai gáy nhanh chóng. Sử dụng loại chuối hạt rừng giúp cải thiện và giảm đau hiệu quả vấn đề đau nhức vai gáy thường gặp hiện nay. Công dụng này, giúp người bệnh cải thiện được tình trạng sức khỏe, giúp cuộc sống và công việc hàng ngày trở nên dễ dàng.

Chuối hột rừng giúp giảm hiệu quả các cơn đau vai gáy 
Chuối hột rừng giúp giảm hiệu quả các cơn đau vai gáy

Trị táo bón ở trẻ nhỏ

Các thành phần dưỡng chất trong chuối hạt rừng giúp cải thiện tình trạng táo bón mà các bé dễ mắc phải. Sử dụng loại chuối rừng này, giúp trẻ nhỏ nhanh chóng tiêu hóa dễ dàng và khỏe mạnh.

Trị nhức răng và cầu máu các vết thương

Dược liệu này được sử dụng để trị đau nhức răng và cầm máu các vết thương. Sử dụng thảo dược này giúp giảm thiểu tình trạng đau nhức ở răng, giúp người bệnh cải thiện vấn đề răng miệng. Kiểu chuối hột này giúp cầm máu nhanh chóng và giảm thiểu tình trạng mất máu với các vết thương lớn.

Điều trị bệnh hắc lào

Bột của quả chuối hột sau khi nghiền thành bột mịn có tác dụng điều trị bệnh hắc lào. Sử dụng bột của quả chuối hột  này giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng hắc lào. Điều này, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cuộc sống vui vẻ hàng ngày.

Điều trị các vấn đề về tiêu hóa

Dược liệu này hỗ trợ khắc phục các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy, đau bụng,… Sử dụng loại chuối hạt này, đặc biệt là phần vỏ của chuối hột đã chín sẽ nhanh chóng điều trị hết tình trạng liên quan đến tiêu hóa.

Chuối hột rừng điều trị hiệu quả tình trạng tiêu chảy
Chuối hột rừng điều trị hiệu quả tình trạng tiêu chảy

Tăng tiết lợi sữa sau sinh

Chuối hột này được sử dụng để tăng tiết lượng sữa cho các mẹ sau sinh. Công dụng này giúp cải thiện các vấn đề thiếu sữa thường mắc phải ở các chị em sau khi sinh. Bên cạnh đó, giúp tăng tiết dòng sữa mẹ ra đều, để cung cấp nguồn sữa cho trẻ bú.

Làm mát phổi và tiêu độc

Từ lâu, ông bà ta đã sử dụng loại chuối hột này để làm mát phổi và tiêu độc cho cơ thể. Công dụng của loại thảo dược này, giúp đào thải các độc tố gây hại cho phổi giúp phổi hoạt động bình thường và hiệu quả. Chuối hột này giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh.

Trị sỏi thận và sỏi bàng quang

Chuối hột rừng được sử dụng để điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang. Sử dụng loại chuối hột này giúp cải thiện tình trạng phát triển của sỏi thận và sỏi bàng quang. Công dụng thần kỳ này, giúp loại bỏ nhanh chóng các viên sỏi gây nhiều phiền phức này.

Sử dụng chuối hột rừng như thế nào đúng cách?

Hiện nay, chuối hột rừng được sử dụng để nấu nước uống và dùng ngâm rượu uống. Đây là những cách sử dụng loại chuối hạt này đúng cách giúp bồi bổ và cải thiện về sức khỏe.

Ngâm rượu chuối hột rừng để uống

Việc ngâm rượu chuối hột rừng để sử dụng tốt hiệu quả cần tuân thủ theo từng bước thực hiện. Sau đây là các bước thực hiện việc ngâm rượu chuối hột hiệu quả:

Ngâm rượu chuối hột rừng đúng cách để sử dụng hiệu quả
  • Bước 1: Cần chuẩn bị quả chuối hột khô đã được thái lát mỏng, rượu trắng 45 độ dùng ngâm thuốc và bình đựng rượu ngâm.
  • Bước 2: Rửa sạch chuối hột khô vào chum hoặc bình đựng rượu ngâm.
  • Bước 3: Tiến hành cho chuối hột khô và rượu trắng ngâm thuốc vào chum hoặc bình đựng rượu theo tỉ lệ 1:4.

Khi tiến hành cho chuối hột và rượu vào bình, bạn không nên bỏ đầy chum hoặc bình đựng. Nên để lại một khoảng không gian trong bình đựng rượu ngâm,  điều này tạo điều kiện cho việc chuối hột sẽ nở trong quá trình ngâm. Sau khi ngâm 100 ngày, bạn có thể mở bình đựng rượu ra và sử dụng.

Sử dụng nấu nước để uống

Cách thứ nhất: Sử dụng chuối hột đã sấy khô hoặc phơi khô mang nấu nước uống hàng ngày. Mỗi lần nấu nước uống, bạn cho  từ 50gr đến 80gr chuối vào 1.5 lít nước sạch để tiến hành quá trình nấu. Bạn có thể uống nước nấu từ chuối hạt rừng thay thế cho nước lọc đều được.

Cách thứ hai: Sử dụng loại chuối hột này ở dạng khô để nấu thành trà uống hàng ngày. Bạn cho khoảng 10gr chuối hột khô pha với 150ml nước đun sôi để pha trà uống. Sau khi pha trà, hãy đợi cho chuối hột ra các hương thơm từ 5 phút đến 10 phút rồi tận hưởng từng ngụm trà bổ dưỡng này.

Bài thuốc sử dụng chuối hột rừng

Với nhiều công dụng mà chuối hột rừng mang lại, các bài thuốc sử dụng loại thảo dược này để điều trị bệnh rất đa dạng. Một số bài thuốc điều trị bệnh bằng loại chuối hột này phổ biến hiện nay.

Bài thuốc điều trị vấn đề đau bụng kinh

Bài thuốc điều trị vấn đề đau bụng kinh là sự kết hợp giữa vỏ chuối hột rừng khô 50gr với 3gr Cam thảo và 5gr Quế chi. Đối với vỏ chuối hột, bạn cần sao vàng rồi tiến hành tán nhuyễn thành bột. Đối với Cam thảo và Quế chi bạn tiến hành tán nhuyễn thành bột. Sau khi tán nhuyễn, hòa mật ong với hỗn hợp bột thuốc rồi tiến hành vo thành viên thuốc 5gr.

Chuối hột rừng kết hợp với Quế chi và Cam thảo giúp điều trị đau bụng kinh

Sử dụng đều đặn hàng ngày, chia viên thuốc 5g thành 3 phần bằng nhau để uống. Mỗi ngày, uống 3 lần thuốc với nước ấm được đun sôi để nguội.

Bài thuốc điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang

Bài thuốc điều trị sỏi thận và sỏi bàng quang bằng chuối hột rừng là sử dụng hạt của chuối rừng được phơi khô và tán nhỏ. Sau khi tán nhỏ hạt của chuối hột khô, bạn sử dụng 2 lít nước sạch hòa với 7 miếng bột. Tiếp theo, tiến hành đun hỗn hợp và giữ lại ⅔ lượng nước thuốc để uống.

Mỗi ngày, uống nước thuốc chuối hột đã đun sôi đều đặn. Uống nước thuốc trong thời gian từ 2 tháng đến 3 tháng để nhanh chóng loại bỏ sỏi thận và sỏi bàng quang.

Bài thuốc điều trị bệnh gút

Bài thuốc điều bệnh gút là sự kết hợp giữa 3gr quả chuối hột rừng, với 2gr hàm lượng tùy giải, 4gr hàm lượng củ ráy và 1gr thành phần khổ qua rừng. Tiến hành sao vàng tất cả các thảo dược. Mỗi lần uống, bạn tiến hành hòa 10gr hỗn hợp đã sao vàng với nước  đã đun sôi.  Sử dụng đều đặn hàng ngày, mỗi ngày chia từ 2 lần đến 3 lần uống để nhanh chóng đạt được hiệu quả.

Bài thuốc điều trị đau nhức vai gáy, đau nhức chân tay

Bài thuốc trị đau nhức vai gáy, đau nhức chân tay cần chuẩn bị rượu ngâm thuốc nguyên chất 40 độ và 200gr hạt chuối rừng khô đã tán nhỏ. Tiếp theo, bạn cho rượu trắng và bột của hạt chuối khô tán nhỏ vào bình ngâm rượu.

Sau 10 ngày đến 15 ngày ngâm rượu, bạn lắc đều và lấy rượu thuốc để sử dụng hàng ngày. Mỗi ngày chia làm hai lần uống, sáng uống 1 lần và tối uống 1 lần, mỗi lần sử dụng 15ml rượu ngâm. Bạn nên uống trước khi ăn để rượu thuốc phát huy tác dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Bài thuốc điều trị tiêu độc và làm mát phổi

Bài thuốc là sự kết hợp giữa 10gr lá chuối hột rừng đã phơi khô cùng 20gr hàm lượng Tinh tre và 20gr hàm lượng Mốc cau. Tiến hành tán nhỏ các vị thuốc với nhau. Hàng ngày, sử dụng hỗn hợp bột thuốc đã tán nhỏ hòa với nước sôi để nguội để uống.

Bài thuốc điều trị vấn đề táo bón

Bài thuốc điều trị các vấn đề táo bón ở trẻ nhỏ sử dụng từ 1 quả  đến 2 quả chuối hột rừng khô. Tiến hành, mang các quả chuối hột khô vùi vào bếp lửa. Khi thấy vỏ của chuối hột khô chuyển sang màu đen, bạn nên lấy lấy chuối ra khỏi bếp lửa.

Ăn từ 1 đến 2 quả chuối hột rừng giúp trẻ cải thiện chứng táo bón
Ăn từ 1 đến 2 quả chuối hột rừng giúp trẻ cải thiện chứng táo bón

Sau khi chuối đã nguội, bạn cắt nhỏ chuối ra, rồi cho trẻ ăn. Mỗi khi bé bị táo bón thì bạn cần áp dụng bài thuốc thì sau 10 phút tình trạng của bé được khắc phục.

Bài thuốc điều trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa

Để điều trị tình trạng tiêu chảy và đau bụng, bài thuốc sử dụng vỏ chuối hột khô được thái lát mỏng. Mỗi ngày chia làm 2 lần uống, mỗi lần uống, hãm nước đã đun sôi với 4gr đến 8gr vỏ chuối hột khô để uống.

Để điều trị tình trạng kiết lỵ, bài thuốc sử dụng 20gr vỏ chuối hột rừng khô kết hợp với 20gr thành phần vỏ quả lựu, cùng 20gr rễ tầm xuân. Ngoài ra, còn có thể kết hợp thêm 10gr thành phần búp ổi. Đem bài thuốc sắc thành nước uống đều đặn hàng ngày.

Lưu ý khi sử dụng chuối hột rừng

Tuy loại chuối hột này có nhiều công dụng điều trị nhiều bệnh lý ở người, nhưng khi sử dụng cần chú ý những vấn đề gì? Sau đây là một số lưu ý bạn nên nắm rõ trước khi sử dụng chuối hột rừng.

Lưu ý khi người đau dạ dày sử dụng

Đối với trường hợp người dùng mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, không nên sử dụng nước thuốc chuối hột rừng sắc quá đặc. Vì vậy, trước khi uống, người dùng nên pha loãng nước thuốc đã sắc với nước đun sôi để nguội.

Bên cạnh đó, người đau dạ dày nên chia nhỏ lượng nước thuốc pha loãng để uống trong ngày. Điều này, hạn chế tối ta tác dụng thành phần chuối tác động đến dạ dày.

Lưu ý đối với người bị huyết áp

Đối với các trường hợp người dùng có huyết áp không ổn định, nên chú ý đến liều lượng rượu chuối hột rừng ngâm khi dùng. Không nên, lạm dụng sử dụng nhiều rượu ngâm, vì dễ gây ra tình trạng nóng cho cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng chuối hột rừng tươi

Chuối hột rừng tươi chứa rất nhiều mủ, mủ nhiều gây nguy hại đến tính mạng khi sử dụng. Vì trong mủ của chuối hột tươi chứa rất nhiều thành phần tannin, đây là thành phần gây ra tình trạng ngộ độc cho cơ thể. Chính vì thế, không nên sử dụng quá nhiều  loại chuối hột tươi này.

Mủ chuối hột gây ngộ độc nguy hiểm cho cơ thể

Hỏi ý kiến của bác sĩ

Đối với trường hợp người dùng có huyết áp không ổn định và trường hợp mắc các vấn đề về dạ dày, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng, nếu có những dấu hiệu bất thường, ngừng uống thuốc và nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ.

Giá bán chuối hột rừng bao nhiêu?

Hiện nay, tùy thuộc vào loại chuối hột rừng, kích thước cũng như chất lượng mà loại chuối rừng này có giá bán khác nhau và đa dạng. Trên thị trường, giá bán chuối hột này dao động từ 100.000đ/1 ký đến 160.000đ/1 ký. Bạn không nên chọn mua loại chuối rừng này với giá khá rẻ, vì dễ mua phải dược liệu kém chất lượng.

Mua chuối hột rừng ở đâu chất lượng?

Để tránh mua phải thảo dược kém chất lượng, bạn nên tìm mua tại các hiệu thuốc nam, các cửa hàng chuyên cung cấp nông sản rừng trên toàn quốc. Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về địa chỉ bạn muốn mua từ internet hoặc người thân hiểu biết rõ. Điều này, đảm bảo được chuối hột bạn mua là sản phẩm chất lượng và an toàn khi sử dụng.

Trên đây là các thông tin về công dụng, cách sử dụng hiệu quả chuối hột rừng cùng các vấn đề xoay quanh. Hy vọng, bài viết giải đáp được các vấn đề bạn đang tìm hiểu. Chúc bạn cải thiện được tình trạng của cơ thể khi sử dụng dược liệu này nhé.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn