3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Cỏ bấc đèn: Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh và lưu ý khi dùng

Cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) là vị thuốc có tính hàn, tác dụng thông lâm, thanh phế nhiệt, an thần và giáng tâm hỏa. Do đó, dược liệu này thường được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh như tiểu tiện khó, tiểu nóng, mất ngủ, khó ngủ, cơ thể hồi hộp, viêm họng, viêm phế quản,…

Cây bấc đèn
Cây cỏ bấc đèn (Juncus effusus) thuộc họ Bấc – Juncaceae

  • Tên gọi khác: Đăng tâm thảo, bích ngọc thảo, hổ tu thảo, bấc, xích tu, tịch thảo, cỏ bấc,…
  • Tên khoa học: Juncus effusus
  • Tên dược: Medulla Junci Effusi
  • Họ: Bấc – Juncaceae

Mô tả dược liệu cỏ bấc đèn

1. Đặc điểm cây cỏ bấc đèn

Cỏ bấc đèn (cỏ bấc) là loài thực vật thân thảo, có chiều cao từ 0.5 – 1m và thường phát triển thành từng cụm. Thân cây tròn, nhỏ, cứng, đường kính 1 – 2mm, mặt ngoài có màu xanh nhạt và có nhiều rãnh dọc ở thân. Lá tiêu giảm chỉ còn lại bẹ nhỏ ở gốc thân. Hoa mọc vòng, lưỡng tính và bao hoa khô xác, có màu nâu. Quả nang và chứa nhiều hạt nhỏ bên trong.

cỏ bấc đèn
Hình ảnh cây cỏ bấc đèn

2. Phân bố

Cỏ bấc mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt xung quanh ao hồ. Ở nước ta, loài thực vật này tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nam, Nam Định,…

3. Bộ phận dùng

Ruột của cây bấc đèn được sử dụng để làm thuốc – được gọi là đăng tâm thảo.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hoạch cây vào mùa thu. Sau khi thu hoạch, rạch dọc vỏ để lấy phần lõi. Sau đó, cột thành từng bó và phơi khô. Đăng tâm thảo là vị thuốc không có mùi vị, màu trắng hoặc vàng nhạt, dài 90cm, đường kính 0.1 – 0.3cm và có hình trụ tròn nhỏ, dài.

5. Thành phần hóa học

Cỏ bấc chứa một số thành phần hóa học như phlobaphen, methyl pentosan, araban và xylan.

6. Bảo quản

Dược liệu dễ ẩm mốc, hư hại nên cần bảo quản ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.

Vị thuốc đăng tâm thảo (cỏ bấc)

cây bấc đèn
Vị thuốc đăng tâm thảo (cỏ bấc) có vị ngọt, không mùi, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm và thanh phế nhiệt

1. Tính vị – Quy kinh

  • Vị ngọt, không mùi, tính hàn.
  • Quy vào kinh Tiểu trương, Phế và Tâm.

2. Tác dụng của đăng tâm thảo theo y học cổ truyền

Tác dụng giáng tâm hỏa, lợi tiểu, thông lâm, thanh phế nhiệt và lợi tiểu đường. Chủ trị các chứng bệnh như nhiệt lâm, hầu tý, thủy thũng, mất ngủ, sốt cao, mụn nhọt,…

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong dân gian nhưng hiện nay, cây cỏ bấc đèn vẫn chưa được nghiên cứu khoa học cụ thể.

3. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng ở dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Liều lượng 8 – 16g/ thuốc sắc và 1 – 2g/ thuốc bột.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ bấc đèn

cây bấc đèn
Cây cỏ bấc đèn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

1. Bài thuốc chữa chứng phù thũng, ăn ngủ kém và tiểu tiện ít

  • Chuẩn bị: Lõi cây bấc đèn 8g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, đem sắc với 250ml nước và cho sôi trong 15 phút thì tắt bếp. Chắt lấy nước sắc, bỏ bã và chia nước sắc thành 3 lần uống hết trong ngày.

2. Bài thuốc cầm máu trong trường hợp chảy máu nhẹ

  • Chuẩn bị: Cây bấc đèn.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, để ráo, giã nhỏ và đắp vào nơi bị thương để cầm máu.

3. Bài thuốc trị chứng tâm phiền, miệng khát

  • Chuẩn bị: Lá tre và mạch môn mỗi thứ 12g, bấc đèn 4g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, sắc uống ngày dùng 1 thang.

4. Bài thuốc trị bệnh lậu gây tiểu buốt, tiểu đục, tiểu ra máu

  • Chuẩn bị: Đăng tâm thảo 8g, rễ cỏ tranh 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi khỏi.

5. Bài thuốc trị chứng tiểu đỏ và tiểu gắt

  • Chuẩn bị: Hoạt thạch và mộc thông mỗi thứ 6g, xa tiền tử, biển súc và hoàng bá mỗi thứ 9g, cỏ bấc đèn 9g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm, đem sắc với 800ml với lửa nhỏ cho đến khi còn 250ml. Chắt bỏ lấy nước, bỏ bã và chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong vòng 10 ngày.

6. Bài thuốc điều trị các chứng rối loạn tiểu tiện

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị xa tiền thảo và phượng vĩ thảo mỗi thứ 30g, bấc đèn 10g. Nấu nước cháo loãng, sau đó dùng sắc với dược liệu và dùng uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Dùng mộc thông, chi tử, đông quy tử và cam thảo tiêu mỗi thứ 10g, hoạt thạch 15g và bấc đèn 3g. Đem sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

7. Bài thuốc trị chứng khó ngủ

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị cây cỏ bấc đèn 3g và đạm trúc diệp 9g. Hãm với nước sôi lấy nước uống hằng ngày.
  • Bài thuốc 2: Dùng bấc đèn 2g đem sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, chia thành 2 lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 15 ngày và lặp lại 2 – 4 liệu trình cho đến khi giấc ngủ được cải thiện hoàn toàn.

8. Bài thuốc trị chứng phù do tim

  • Chuẩn bị: Cây cổ bấc đèn 6g và thổ ngưu tất 50g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm và sắc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.

9. Bài thuốc trị chứng thấp nhiệt hạ chú gây huyết lâm, nhiệt lâm (tiểu nóng, tiểu ra máu)

  • Chuẩn bị: Đại hoàng (hơ nóng), củ mạch, mộc thông, biển súc, xa tiền, hoạt thạch, chích cam thảo và sơn chi bằng lượng nhau cùng với nước sắc của cây cỏ bấc đèn.
  • Thực hiện: Đem các vị thuốc tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 10 – 15g bột thuốc sắc cùng với nước sắc của cây bấc đèn. Chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

10. Bài thuốc trị chứng trẻ nhỏ nói sảng, hôn mê do sốt cao

  • Chuẩn bị: Ngưu hoàng 1g, bấc đèn 1 lượng, chu sa 6g, uất kim 8g, sinh hoàng liên 15g, hoàng cầm và sơn chi mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem cây bấc đèn sắc riêng. Các vị đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 1 – 3g bột thuốc uống cùng với nước sắc của cây bấc đèn.

11. Bài thuốc trị chứng cao lâm (tiểu ra dưỡng chất do chức năng thận suy yếu)

  • Chuẩn bị: Cam thảo và cỏ bấc đèn mỗi thứ 10g, hải kim sa và hoạt thạch mỗi thứ 40g.
  • Thực hiện: Đem cỏ bấc đèn sắc lấy nước uống, còn các vị khác đem tán bột. Mỗi lần dùng 8g bột thuốc uống với nước sắc của cây cỏ bấc đèn. Ngày dùng đều đặn 8 lần cho đến khi khỏi hẳn.

12. Bài thuốc chữa chứng viêm họng mãn tính và viêm amidan

  • Chuẩn bị: Mai hoa phiến 1g, hoàng bá (đốt thành than) 2g, cỏ bấc đèn 3g và phèn chua phi khô 2.5g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn và bảo quản trong hộp kín để dùng dần. Mỗi lần dùng 3 – 4g bột thuốc thổi vào trong cổ họng để giảm đau.

13. Bài thuốc trị chứng cơ thể phát nóng, người bồn chồn, tay chân vật vã

  • Chuẩn bị: Đọt non của cây dứa dai 30g, xích tiểu đậu 30g, cỏ bấc đèn 6g và búp tre 15 cái.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm, đổ nước vào và sắc lấy nước uống. Ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi khỏi hoàn toàn.

14. Bài thuốc trị chứng tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Trư linh, hương như, đẳng sâm, xa tiền tử và bạch phục linh mỗi thứ 12g, cỏ bấc đèn 2g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm, đổ nước và sắc lấy nước uống. Ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi dứt tiêu chảy thì ngưng.

15. Bài thuốc trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang

  • Chuẩn bị: Xa tiền tử, bạch mao căng, bấc đèn và xuyên tâm liên (gia giảm liều lượng tùy theo chứng bệnh).
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

16. Bài thuốc chữa chứng trẻ nhỏ cảm sốt, khó ngủ về đem do viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm amidan và viêm họng

  • Chuẩn bị: Ngưu bàng tử, táo nhân và hoàng cầm mỗi thứ 8g, bấc đèn 2g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 4g, cam thảo 3g và kim ngân hoa 12g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

17. Bài thuốc trị chứng viêm màng tiếp hợp cấp

  • Chuẩn bị: Địa hoàng tươi, cúc hoa, long đởm thảo, thảo quyết minh và kim ngân hoa mỗi thứ 12g, thuyền thoái 2 – 4g, cỏ bấc đèn 4g và liên kiều 10g.
  • Thực hiện: Sắc uống đều đặn ngày dùng 1 thang.

18. Bài thuốc điều trị chứng tiểu bí, tiểu không thông do nhiệt tích ở thượng tiêu

  • Chuẩn bị: Trư linh 10g, thông thảo 0.8g, phục linh 6g, trạch tả, cù mạch và hổ phách mỗi thứ 1.6g, xa tiền tử 3g, biển súc 2g, cỏ bấc đèn 0.4g, mộc thông 2g.
  • Thực hiện: Trộn đều tất cả dược liệu. Mỗi lần sử dùng 16g thuốc sắc với nước và dùng khi đói. Ngày dùng 1 thang cho đến khi tiểu tiện thông thì ngưng.

19. Bài thuốc trị chứng mắt đỏ sưng đau do kinh can ứ phong nhiệt

  • Chuẩn bị: Tang diệp, sài hồ, xích thược và cúc hoa mỗi thứ 12g, quyết minh tử 8g và cỏ bấc đèn 2 – 4g.
  • Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, đổ thêm nước và sắc uống. Ngày dùng 1 đến 2 tháng, uống bài thuốc liên tục cho đến khi triệu chứng thuyên giảm thì ngưng.

20. Bài thuốc chữa chứng khí hư bạch đới

  • Chuẩn bị: Rau khúc, cây cỏ bấc đèn và phượng vĩ thảo mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Cho tất cả vào ấm, thêm nước và sắc uống. Dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi triệu chứng thuyên giảm thì ngưng.

21. Bài thuốc chữa chứng nhiễm nấm đường ruột mãn tính gây mệt mỏi, lạnh bụng, đầy hơi

  • Chuẩn bị: Thanh bì, cốc nha và thanh mộc hương mỗi thứ 20g, đinh hương và cỏ bấc đèn mỗi thứ 16g, nghệ đen, tam lăng và củ gấu mỗi thứ 160g, binh lang và khiên ngưu mỗi thứ 49g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, sau đó làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước sắc sinh khương (gừng tươi).

22. Bài thuốc chữa chứng khó ngủ ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Đăng tâm thảo 2g.
  • Thực hiện: Sắc với 400ml nước đun với lửa nhỏ đến khi còn 100ml thì tắt bếp. Dùng nước sắc uống nhiều lần trong ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày, thực hiện 2 – 4 liệu trình sẽ thấy giấc ngủ được cải thiện đáng kể.

Một số lưu ý khi dùng cây cỏ bấc dèn

Cỏ bấc đèn là vị thuốc quen thuộc và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên trước khi dùng bài thuốc từ dược liệu này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

cây bấc đèn
Dược liệu có tính hàn nên cần tránh sử dụng dài ngày
  • Đăng tâm thảo co tính hàn và lợi tiểu nên cần tránh dùng cho các trường hợp trúng hàn, thể hư, tiểu tiện không kìm được.
  • Không nên dùng liên tục trong thời gian dài.
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về tác dụng, bài thuốc và lưu ý khi dùng cây thuốc cỏ bấc đèn. Tuy nhiên trước khi sử dụng, nên tìm gặp thầy thuốc để được bắt mạch, tư vấn bài thuốc và cân chỉnh liều lượng phù hợp.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn