Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Dâm dương hoắc: Tác dụng chữa bệnh, cách dùng đúng và lưu ý

Từ xa xưa, dâm dương hoắc đã được dùng nhiều trong Đông y với công dụng đặc biệt là tăng cường sinh lý phái mạnh nhờ có tính ngọt và ấm. Ngoài ra, loại thảo dược tự nhiên an toàn và lành tính này còn giúp hỗ trợ cải thiện nhiều căn bệnh của con người như thận yếu, đau lưng, suy nhược cơ thể,… Dương hoắc phù hợp cho cả nam lẫn nữ giới. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết ngay dưới đây nhé.

Đặc điểm của Dương hoắc

Dâm dương hoắc có tên khoa học là Epimedium macranthun Mooren et Decne, là loại cây thuộc họ Hoàn liên gai. Loài cây này có trong nhiều bài thuốc giúp bổ dương trong Đông y. Các phần thân, cành và lá đều được sử dụng làm thuốc, hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý của con người. Dâm dương hoắc có vị đắng, hơi cay ngọt. Có ba loại dương hoắc, mỗi loại có đặc điểm và hình dáng khác nhau:

  • Dâm dương hoắc lá to: có thân nhỏ, dài khoảng 40cm, bên trong rỗng, đa phần mỗi cây có ba cành, mép của lá có răng cưa nhỏ. Mặt trên lá màu xanh vàng, mặt dưới màu xanh xám, có mùi tanh và vị đắng.
  • Dâm dương hoắc lá tim: có lá hình tim tròn, dài khoảng 5cm, phần đầu của lá hơi nhọn. Mặt trên có màu xanh vàng nhẵn, mặt dưới lá màu xanh xám, có nhiều gân lá, lá mỏng manh như giấy, có mùi tanh, vị đắng.
  • Dâm dương hoắc lá mác: lá của loài cây này có hình trứng dài, dạng mũi tên. Đầu lá hơi nhọn, gốc lá hình tên, mặt trên lá có màu xanh vàng, mặt dưới xanh xám. Lá hơi mỏng, có mùi tanh, vị đắng.
Dâm dương hoắc có tên khoa học là Epimedium macranthun Mooren et Decne, là loại cây thuộc họ Hoàn liên gai
Dâm dương hoắc có tên khoa học là Epimedium macranthun Mooren et Decne, là loại cây thuộc họ Hoàn liên gai

Phân bố

Cây dâm dương hoắc thường phân bố nhiều tại những vùng núi cao ở biên giới Việt Nam. Đặc biệt là khu vực các tỉnh như Sa Pa, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang. Cây dương hoắc lá to và lá mác thường mọc nhiều ở những vùng có độ cao trên 1.500 mét.

Cách thu hái Dương hoắc

Người ta thường cắt cành và lá cây dương hoắc này đem rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ, sau đó phơi khô để dành làm thuốc. Nếu muốn nhanh hơn có thể có thể sấy cành và lá cây trên lửa nhỏ. Những cách này sẽ giúp bảo quản được dương hoắc lâu hơn, chất lượng cũng tốt hơn. Dương hoắc thường được dùng dưới dạng ngâm rượu hoặc sắc để lấy nước uống.

Người ta thường cắt cành và lá cây dương hoắc này đem rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ, sau đó phơi khô để dành làm thuốc

Thành phần hóa học của Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc có chứa một thành phần hoạt tính là Icariin, là hợp chất flavonoid prenylated. Các nhà khoa học cho biết Flavonoid là các chất có nhiều đặc tính chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra còn chứa một số chất khác như: Alcanoids, Saponosids, phytosterols, và polysaccharides.

Một số lợi ích nổi bật của Dương hoắc

Dâm dương hoắc đã được biết đến từ lâu nhờ nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Loại thảo mộc này thường được nhiều thầy thuốc Đông y sử dụng để trị bệnh yếu sinh lý ở cả nam và nữ giới. Trong dân gian cũng dùng để giảm bớt mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Cụ thể như sau:

Kích thích ham muốn

Thảo dược dâm dương hoắc có thể giúp làm giảm bớt áp lực, mệt mỏi. Đây là những tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh lý của các quý ông. Chẳng hạn như: không có hưng phấn khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, suy nhược cơ thể,…

Thảo dược dâm dương hoắc có thể giúp làm giảm bớt áp lực, mệt mỏi
Thảo dược dâm dương hoắc có thể giúp làm giảm bớt áp lực, mệt mỏi

Nhờ việc cân bằng testosterone và estrogen, dâm dương hoắc có thể ngăn các tình trạng như yếu sinh lý, xuất tinh ngoài ý muốn ở nam hay khô âm đạo ở nữ. Chất Icariin có trong loài cây này còn giúp điều trị giãn mạch máu, tăng lưu thông máu và có kháng viêm hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe sinh lý.

Điều trị rối loạn cương dương

Dâm dương hoắc có khả năng tăng lưu thông máu trong mạch máu dẫn đến dương vật để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở phái mạnh. Chất Icariin còn giúp duy trì sự cương cứng của “cậu nhỏ”, làm tăng khoái cảm và ham muốn lâm trận. Ngoài ra Icariin còn giúp các cơ linh hoạt hơn, tránh những tổn thương thần kinh gây ra rối loạn cương dương.

Dâm dương hoắc có khả năng tăng lưu thông máu trong mạch máu dẫn đến dương vật để cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở phái mạnh

Tăng nồng độ testosterol

Icariin có trong dâm dương hoắc có thể tăng nồng độ testosterol. Đây là chất ngoài khả năng cải thiện ham muốn tình dục, còn giúp tăng sức mạnh và sức đề kháng.

Giúp cân bằng hormone

Dương hoắc được dùng trong nhiều vị thuốc cổ truyền với chức năng làm tăng và cân bằng năng lượng “âm”. Thảo dược này hỗ trợ cân bằng hormone trong hoặc sau giai đoạn mãn kinh ở nữ giới.

Dương hoắc được dùng trong nhiều vị thuốc cổ truyền với chức năng làm tăng và cân bằng năng lượng “âm”

Dâm dương hoắc có tính “cay, ngọt và ấm”, đặc biệt phù hợp với những người thay đổi nội tiết tố do mãn kinh, gây ra mệt mỏi, khó chịu. Loại cây này còn chứa hợp chất prenylflavonoid. Đây là chất đã được nhiều nghiên cứu chứng minh rằng có thể tăng nồng độ estrogen, giảm các triệu chứng cho mãn kinh như đuối sức, không có ham muốn tình dục,…

Tăng cường sức mạnh của cơ bắp

Icariin cũng được nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng rất có ích trong việc hình thành, tái tạo và phát triển các tế bào cơ. Loại chất này thường được nhiều vận động viên thể hình, những người thường xuyên luyện tập thể thao ưa chuộng. Icariin còn hỗ trợ phục hồi, cải thiện sức khỏe sau khi thể dục để có được sức đề kháng tốt nhất.

Icariin có trong dương hoắc được nhiều nhà khoa học chỉ ra rằng rất có ích trong việc hình thành, tái tạo và phát triển các tế bào cơ

Giúp xương chắc khỏe

Thảo dược dâm dương hoắc rất có lợi trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp, phòng tránh các tình trạng như loãng xương, gãy xương,…Sử dụng các bài thuốc hay thực phẩm có chứa dâm dương hoắc chỉ trong vòng 24 tháng sẽ thấy xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn rõ rệt. Đặc biệt là đối với xương sống và xương chậu ở phụ nữ sau mãn kinh.

Ngoài những công dụng chính trên, dâm dương hoắc còn có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe người dùng theo y học hiện đại. Cùng điểm qua nhé:

  • Hỗ trợ làm tăng trọng lượng tinh hoàn, tử cung, buồng trứng,…
  • Tăng hưng phấn và khoái cảm khi lâm trận, hỗ trợ hoạt động của tinh hoàn và kích thích tinh dịch.
  • Bảo vệ sức khỏe bằng cách tiêu diệt, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho người như trực khuẩn lao, phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, tụ cầu trắng,…
  • Điều trị căn bệnh liên quan đến đường hô hấp: trừ đờm, giảm ho, chống co thắt phế quản, cải thiện hen suyễn và viêm phế quản.
  • Giảm huyết áp, tăng lưu thông máu huyết, đặc biệt là ở động mạch vành và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
  • Dâm dương hoắc có khả năng giảm bớt mệt mỏi, áp lực và căng thẳng nên được sử dụng để làm thuốc an thần.
  • Bổ thận, tráng dương.
  • Trị chứng lòa mắt, mờ mắt ở người mới ốm dậy.

Đối tượng sử dụng Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc là loại thảo dược khá an toàn và lành tính nên phù hợp với rất nhiều người. Đặc biệt là những đối tượng như sau nên sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh:

  • Nam giới bị yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, khả năng tình dục kém.
  • Nữ giới mắc chứng khô âm đạo, đuối sức, giảm ham muốn hoặc các triệu chứng của giai đoạn mãn kinh.
  • Những người vô sinh, hiếm muộn con.
  • Người bị chứng thận yếu, đái rắt,
  • Người bị đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, phong thấp, tay chân lạnh.
  • Người bị căng thẳng, áp lực, suy nhược thần kinh, thường xuyên ăn không ngon và mất ngủ.
  • Người bị chứng huyết áp cao, viêm cơ tim,…
  • Bệnh nhân bị giảm bạch cầu.

Các bài thuốc chứa Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc có nhiều công dụng như giúp chữa di tinh, bổ thận, tăng cường sức khỏe. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có chứa dâm dương hoắc được nhiều người tin dùng.

Bài thuốc bổ thận

Bạn chuẩn bị các thảo dược bao gồm dâm dương hoắc, tang thầm, thỏ ty tử, tiền mao, tử hà xa, hoàng tinh, hoài sơn, thục địa, mỗi loại 15 gam. Lấy 12g vị sơn thù nhục và 2 quả thận dê. Sơ chế sạch rồi đem tất cả các vị trên thái nhỏ, nấu nhừ trên lửa nhỏ. Khi dùng thì ăn hết ăn cả phần nước và phần cái. Mỗi ngày ăn từ 2 đến 3 lần sẽ thấy có hiệu quả.

Dương hoắc có trong bài thuốc giúp bổ thận 
Dương hoắc có trong bài thuốc giúp bổ thận

Bài thuốc chữa di tinh

Bạn lấy 12g dâm dương hoắc, 16g ba kích, 12g cẩu kỷ, 12g nhục thung dung, 12g thỏ ty tử, đỗ trọng và đương quy mỗi vị 8g, 6g cam thảo, 3 quả đại táo. Đem tất cả sắc với lửa nhỏ lấy nước rồi uống mỗi ngày một lần.

Một bài thuốc khác cũng có công dụng tương tự mà bạn có thể sử dụng như sau: lấy 10g dương hoắc, cam thảo 4g, 3 miếng gừng sống. Đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống một lần.

Bài thuốc điều trị chứng liệt dương

Bạn cần chuẩn bị khoảng 10g dương hoắc phơi khô, 3g sinh khương, 2g hạ thảo, sơ chế sạch rồi đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần sẽ thấy chuyển biến tích cực.

Trị xuất tinh sớm, đái rắt 

Chuẩn bị dâm dương hoắc, ba kích thiên, ngưu tất, hoài sơn, phá cố nghỉ, sơn thù nhục, ích trí nhân, thỏ ty tử, hồ lô ba, phục linh, phá cố chỉ, lộc hưu. Lấy mỗi loại thảo dược 500g cùng với trầm hương 60g. Rửa sạch các vị thuốc rồi đem phơi khô, giã nhỏ thành dạng như bột mịn rồi trộn với mật ong, vo tròn lại thành từng viên. Uống với nước, mỗi ngày 2 lần.

Trị chứng đau lưng mỏi gối

Theo Đông y, dâm dương hoắc thường dùng để điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, đặc biệt là ở người cao tuổi bằng cách đem hầm với thịt dê. Bạn cần chuẩn bị 25g dương hoắc, 200g thịt dê. Trộn đều với một ít rượu, thêm các gia vị rồi hầm cho chín nhừ. Sử dụng để ăn chung với cơm trong bữa ăn hàng ngày.

Theo Đông y, dương hoắc thường dùng để điều trị chứng đau lưng, mỏi gối, đặc biệt là ở người cao tuổi bằng cách đem hầm với thịt dê

Điều trị phong thấp

Bạn lấy khoảng 20g dương hoắc, 12g uy linh tiên, thương nhĩ tử, quế chi và xuyên khung mỗi vị lấy 8g. Đem sắc để lấy nước uống.

Ngoài ra còn có thể dùng để ngâm rượu: lấy 30g dương hoắc, kê huyết đằng và ba kích mỗi loại 30g, ngâm chung với đường phèn và 1 lít rượu. Sau khoảng 1 tuần là có thể sử dụng để trị phong thấp, đau mỏi lưng, đau đầu gối, xương khớp bị đau nhức,..

Bài thuốc trị hen suyễn, viêm phế quản

Người ta có thể sử dụng dâm dương hoắc để điều trị hen suyễn, viêm phế quản bằng cách dùng chung với bột cá ngựa. Cá ngựa đem phơi khô từ 2 đến 3 ngày rồi ngâm rượu với dâm dương hoắc, kỷ tử hoặc nhục dung.

Người ta có thể sử dụng dâm dương hoắc để điều trị hen suyễn, viêm phế quản
Người ta có thể sử dụng dâm dương hoắc để điều trị hen suyễn, viêm phế quản

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Phụ nữ mệt mỏi, đuối sức, đau lưng, hay lo âu và có các triệu chứng của tiền mãn kinh có thể dùng bài thuốc sau. Chuẩn bị 15g dương hoắc, tiểu mạch 30g, cam thảo 6g, bách hợp 15g, đại táo 20g. Đem sắc để lấy nước uống ngày 1 lần.

Điều trị cao huyết áp

Chuẩn bị các thảo dược bao gồm sâm cau 16g, 12g đương quy, hoàng bá 12g, tiên linh tỳ 16g, 12g tri mẫu. Đem tất cả rửa sạch, bỏ vào nồi sắc với lửa nhỏ để lấy nước uống.

Điều trị bán thân bất toại

Lấy khoảng 1kg dương hoắc đem thái nhỏ, cho vào túi lụa sạch rồi ngâm với rượu từ 3 đến 5 ngày. Trước khi sử dụng có thể đem hâm nóng rồi mới uống.

Trị chứng mờ mắt, lòa mắt do ốm dậy

Bạn chuẩn bị 100g dâm dương hoắc và 100 hạt đạm đậu xị 100 hạt. Đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Một số tác dụng phụ khi lạm dụng Dương hoắc

Dâm dương hoắc là loài thảo dược khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên khi bạn lạm dụng, sử dụng quá nhiều vị thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau đây:

  • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
  • Chảy máu cam.
  • Tức ngực, thở khó khăn.
  • Miệng lưỡi khô.
  • Tay chân bủn rủn.

Cách dùng dâm dương hoắc đúng cách

Dâm dương hoắc phù hợp để sử dụng cho cả nam giới lẫn nữ giới. Trước khi dùng bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều lượng phù hợp với bản thân. Người ta thường sắc dâm dương hoắc với nước để uống. Tuy nhiên nhiều người thường ngâm rượu để bảo quản lâu hơn, cũng như đem lại hiệu quả sử dụng tốt hơn. Dưới đây là cách ngâm rượu dương hoắc đúng chuẩn mà bạn nên biết.

Sử dụng dương hoắc như thế nào cho đúng cách
Sử dụng dương hoắc như thế nào cho đúng cách

Trước hết cần phải bào chế dương hoắc bằng cách sao loại thảo dược này với mỡ dê, muối,… Các bước cụ thể như sau:

  • Sao với mỡ dê: lấy 100g dương hoắc với khoảng 20g mỡ dê. Mỡ dê đem rán lấy phần mỡ. Dương hoắc đem thái vụn và sao với lửa nhỏ đến khi thấm hết mỡ.
  • Sao với nước muối: lấy một lượng vừa phải nước muối 2% sao với dương hoắc cho đến khi nước khô và hỗn hợp có màu hơi đen.
  • Sao với rượu: lấy 100g dương hoắc, 25ml rượu. Phun đều rượu lên dương hoắc rồi sao nhỏ lửa đến khi thảo dược khô lại là được.
  • Sao với bơ: lấy 100g dương, 25g bơ. Bạn bỏ bơ vào chảo đun cho nóng chảy ra rồi cho dương hoắc vào sao cho đến khi khô.
  • Sao thường: đem dương hoắc sao với lửa nhỏ sao cho đến khi có màu hơi đen.

Khi đã sao dương hoắc xong thì đem ngâm với rượu. Tỷ lệ ngâm chuẩn nhất là 500g dương hoắc với 5 lít rượu trắng.

Nên lưu ý điều gì sử dụng Dương hoắc?

Dương hoắc là vị thuốc rất tốt nếu dùng đúng cách, đúng đối tượng. Còn nếu dùng sai thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân. Dưới đây là một số lưu ý rất quan trọng bạn cần nắm được khi sử dụng dương hoắc.

Nên lưu ý điều gì sử dụng dương hoắc?
Nên lưu ý điều gì sử dụng dương hoắc?

Những người có tiền sử huyết áp thấp thì không nên dùng dương hoắc. Bởi loại thảo dược này có khả năng hạ huyết áp. Vì vậy khi sử dụng có thể gây ra hiện tượng choáng váng, hoa mắt, chóng mặt. Riêng người đi tiểu nước ra đỏ ối thì hạn chế dùng.

Dương hoắc có đặc điểm là ngọt, ấm nhưng có tính kích dục. Vì vậy phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ không nên sử dụng bởi có thể gây hại đến sức khỏe thai nhi.

Mỗi ngày chỉ nên sử dụng nhiều nhất là 15g dương hoắc. Không nên sử dụng quá nhiều bởi có thể gây chóng mặt, buồn nôn. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn dùng nhiều.

Khi sắc, nấu dương hoắc để uống chỉ sử dụng nồi bằng đất. Tuyệt đối không nên dùng nồi bằng kim loại nhé.

Cách phân biệt dương hoắc thật và giả

Khi mua dâm dương hoắc bạn cần nắm được một số kinh nghiệm để tránh mua nhầm phải thảo dược giả. Bởi có khá nhiều cây có hình dáng hơi giống dương hoắc bị lợi dụng để làm giả thảo dược này rồi đem bán ra thị trường, gây hoang mang cho người dùng.

Khi mua dâm dương hoắc bạn cần nắm được một số kinh nghiệm để tránh mua nhầm phải thảo dược giả
Khi mua dâm dương hoắc bạn cần nắm được một số kinh nghiệm để tránh mua nhầm phải thảo dược giả

Cây dương hoắc thật sẽ có lá hình tim, mép lá thường có răng cưa. Nhiều loại dương hoắc giả không có răng cưa ở phần mép lá. Đối với những loại có răng cưa, khó phân biệt thì bạn nên phơi khô để kiểm chứng. Dương hoắc thật khi phơi khô sẽ rất dai và hơi cứng, còn các loại thảo dược giả thường mềm và không dai.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, phân bố, công dụng, các bài thuốc cũng như những lưu ý khi sử dụng dâm dương hoắc. Đây là loài cây có nhiều tác dụng chữa bệnh đối với con người. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc để lại câu hỏi để được giải đáp nhanh chóng nhất nhé.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn