Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Dâu tây: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích tuyệt vời với sức khỏe

Dâu tây là một trong những siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt giàu vitamin C. Loại quả này tuy nhỏ bé nhưng lại chứa cực kỳ nhiều dưỡng chất, chất chống oxy hóa. Vì vừa thơm ngon bổ dưỡng, vừa mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhất là làn da nên quả dâu tây được chị em vô cùng yêu thích.

Quả dâu tây là loại trái cây quen thuộc, được rất nhiều người yêu thích
Quả dâu tây là loại trái cây quen thuộc, được rất nhiều người yêu thích

Tên thường gọi: Dâu tây

Tên khoa học: Fragaria vesca L.

Họ: Hoa hồng (Rosaceae)

Mô tả về cây dâu tây

Đặc điểm thực vật

Dâu tây thuộc chi thực vật hạt kín, họ Hoa hồng, là loài cây cho quả được nhiều người ưa chuộng. Loại cây này có những đặc điểm sau đây:

  • Thân: Thân thảo, bò lan trên mặt đất, sống nhiều năm, thân ngắn, các lá mọc gần nhau, lá mọc từ chồi nách
  • Lá: Lá kèm hẹp, thường có ba chét khía răng, một số giống có lá kép với 4 hoặc 5 lá chét. Mép lá có răng cưa, hình dạng, cấu trúc và độ dày lá thay đổi tùy giống. Cuống lá dài, khi còn non có màu trắng, khi già thì chuyển sang màu đỏ
  • Hoa: Màu trắng, hình bầu dục, hơi tròn, có 5 cánh hoa, 5 tiểu đài, 5 lá đài, hoa lưỡng tính, có 50 – 500 nhụy và 25 – 30 nhị. 
  • Quả: To và mọng nước, tụ tập trên trục đế hoa, khi chín có màu đỏ. Là loại quả giả, tức là phần cùi thịt không bắt nguồn từ bầu nhụy mà do đế hoa phình to ra. Quả thật là hạt mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường. 

Phân bố

Dâu tây có xuất xứ từ châu Mỹ, được trồng lấy trái ở vùng ôn đới, được các nhà làm vườn ở châu Âu lai tạo để tạo ra các giống dâu tây được trồng rộng rãi như hiện nay. 

Ở Việt Nam, dâu tây được trồng nhiều ở Đà Lạt và ngoại thành Hà Nội. Trong đó, Đà Lạt là là nơi có khí hậu mát mẻ, thích hợp với việc canh tác dâu nên loại cây này được xem là đặc  sản của vùng cao nguyên.

Bộ phận dùng

Cây và quả

Thành phần hóa học

  • Quả chứa citric, acid malic
  • Màu đỏ của quả là do có chứa pelargonidin 3-glucoside
  • Lá chứa ellagitannin
  • Thân rễ chứa 12 – 14% tanin và fragarol

Giá trị dinh dưỡng của quả dâu tây

Dâu tây rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin C, trong 100g dâu tây có đến 80mg vitamin C
Dâu tây rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng vitamin C, trong 100g dâu tây có đến 80mg vitamin C

1. Thành phần dinh dưỡng của quả dâu tây

Trong 100g dâu tây tươi có chứa các chất dinh dưỡng sau:

  • Nước: 91%
  • Năng lượng: 32 calo
  • Protein: 0,7g
  • Carbs: 7,7g
  • Chất xơ: 2g
  • Đường 4,9g
  • Chất béo: 0,3g

2. Giá trị dinh dưỡng

  • Carbs: Tổng hàm lượng carb thấp, có nguồn gốc từ các loại đường đơn, chỉ số đường huyết(GI) là 40, chỉ số này tương đối thấp, khá an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường.
  • Chất xơ: 100g dâu tây cung cấp khoảng 2g chất xơ hòa tan và không hòa tan, có vai trò quan trọng trong việc nuôi các lợi khuẩn trong đường ruột, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Vitamin và khoáng chất: Gồm vitamin C, mangan, folate (vitamin B9), kali, vitamin B6, vitamin E, vitamin K, sắt, đồng, magie,photpho… Có tác dụng điều hòa huyết áp, có vai trò quan trọng trong sự phát triển của mô và chức năng tế bào bình thường…
  • Anthocyanin: Có hơn 25 loại anthocyanin được tìm thấy trong dâu tây, trong đó nhiều nhất là Pelargonidin, mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe nhất là sức khỏe tim mạch
  • Ellagitannin và axit ellagic: Dâu tây là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa phenolic, cao hơn các loại trái cây khác khoảng 2 đến 11 lần, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ ung thư tốt.

Tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của quả dâu tây

Quả dâu tây mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, được mệnh danh là siêu thực phẩm
Quả dâu tây mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, được mệnh danh là siêu thực phẩm

Mặc dù chỉ là một loại trái cây nhỏ nhưng dâu tây lại giàu dưỡng chất và mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, có thể kể đến như:

1. Giảm viêm, tăng cường miễn dịch

Theo một nghiên cứu của trường Y tế công cộng Harvard, những người phụ nữ ăn khoảng 16 trái dâu tây mỗi tuần có thể giảm thiểu được 14% nguy cơ có nồng độ C-reactive protein (CRP) trong máu, giúp giảm nguy cơ mắc viêm nhiễm cho cơ thể.

Bên cạnh đó, dâu tây đặc biệt giàu vitamin C, cứ 100g dâu tây có chứa khoảng 80mg vitamin C.  Vitamin C là axit ascorbic, tham gia vào nhiều chức năng bình thường của cơ thể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C thuộc nhóm tan trong nước, không thể tự tổng hợp cũng không thể dự trữ, do đó cơ thể cần được bổ sung vitamin C mỗi ngày. Vitamin c trong dâu tây không chỉ giúp làm tăng hệ miễn dịch mà còn giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư.

2. Chống lão hóa, cải thiện làn da, mái tóc

Trong dâu tây có chứa hợp chất Biotin, có tác dụng giúp tóc, móng tay chắc khỏe, giúp mái tóc giàu sức sống. Dâu tây cũng chứa hợp chất chống oxy hóa là axit ellagic, có tác dụng cải thiện các sợi đàn hồi, ngăn ngừa chảy xệ da, chống lại các tác hại của các gốc tự do, ngăn ngừa nếp nhăn.

Dâu tây cũng chứa vitamin B5, B6, axit folic, axit ellagic có tác dụng ngăn ngừa tóc gãy rụng. Bên cạnh đó, dâu tây cũng chứa các khoáng chất như magie, đồng, có khả năng ngăn ngừa, giảm gàu, cải thiện hạn chế nhiễm trùng da đầu do nấm. 

3.  Quả dâu tây hỗ trợ giảm cân

Dâu tây có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ, một chén dâu tây chỉ chứa khoảng 53 calo và chất xơ nên có thể giúp bạn no lâu. Bên  cạnh đó, dâu tây giàu vitamin C, tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy lượng calo dư thừa nhanh.

Trong dâu tây còn chứa anthocyanins, có tác dụng đốt cháy chất béo. Các anthocyanins này nằm ở màu đỏ của quả dâu. Theo các nghiên cứu trên động vật, các loài động vật đã sử dụng chất béo được thêm anthocyanins trong thức ăn giảm đến 24% trọng lượng so với các loài động vật ăn cùng lượng đồ ăn nhưng không có thêm anthocyanins. 

4. Tăng cường trí nhớ, cải thiện sức khỏe tim mạch

Dâu tây còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch
Dâu tây còn có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch

Dâu tây chứa thành phần fisetin, được coi như một flavonoid tự nhiên có tác dụng kích thích dây thần kinh, tăng cường trí nhớ. Ăn dâu tây tốt cho não bộ, ngăn ngừa suy giảm chức năng nhận thức. 

Chất flavonoid trong dâu tây cũng có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa ứ đọng cholesterol đọng lại ở động mạch. Dâu tây cũng chữa các hợp chất ngăn ngừa huyết khối, thúc đẩy chức năng của mô tế bào, điều hòa huyết áp.

5. Chữa táo bón, tốt cho phụ nữ có thai

Như đã đề cập, dâu tây là thực phẩm giàu chất xơ, trong 100g dâu tây có chứa 8% chất xơ. Chất xơ có tác dụng điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, rất tốt cho phụ nữ mang thai thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. 

Đặc biệt, folate (vitamin B9) trong dâu tây có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi giúp thúc đẩy sự phát triển của tủy sống, trí não và xương sọ của bé. 

6. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư

Chỉ số chuyển hóa đường huyết của dâu tây là 40, tương đối thấp và nằm ở mức an toàn, tốt cho người bệnh tiểu đường. Trong dâu tây còn chứa các hợp chất tác động tích cực đến mức độ lipid và glucose, có tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường.

Dâu tây cũng chứa chất chống oxy hóa như zeathanacins, lutein có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, do giàu vitamin C, nên ăn dâu tây thường xuyên và điều đặn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các tế bào ung thư rất hiệu quả.

7. Tác dụng khác

Dâu tây cũng mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Cải thiện sức khỏe đôi mắt: Dâu tây giàu chất chống oxy hóa, vitamin C giúp cơ thể ngăn ngừa được tình trạng đục thủy tinh thể, bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím.
  • Tốt cho xương khớp: Dâu tây chứa nhiều vitamin và các khoáng chất như magie, kali có vai trò quan trọng với sức khỏe xương khớp. Ăn dâu tây đều đặn sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ xương khớp ở trẻ và duy trì sự chắc khỏe của xương khớp ở người lớn.
  • Ngăn ngừa cao huyết áp: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ một lượng vitamin C vừa đủ khi đang căng thẳng có thể giúp bạn bình tĩnh và giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Hơn nữa, dâu tây chứa ít natri và đường nên cũng không gây ra tình trạng tăng huyết áp. 

Ứng dụng lâm sàng của Dâu Tây

Quả dâu tây còn được dùng để bồi bổ cơ thể, tốt cho sức khỏe người bị suy nhược
Quả dâu tây còn được dùng để bồi bổ cơ thể, tốt cho sức khỏe người bị suy nhược

Dâu tây thường được dùng để ăn tươi, làm mát, làm hương vị trong các món ăn… Nước lá dâu tây có thể chữa bệnh đường tiết niệu, trị tiêu chảy. Dâu tây còn được người La Mã dùng để chữa nhiều bệnh trong đó có viêm họng, suy nhược cơ thể. Một số ứng dụng của Dâu Tây như sau:

1. Thuốc chữa bệnh sỏi tiết niệu

  • Nguyên liệu: 30g quả dâu tây (quả gần chín), 10g kim tiền thảo, 8g rễ cỏ tranh, 10g quả cối xay
  • Lấy các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, cho vào nồi đun sôi kỹ với 400ml nước, thấy còn 200ml thì tắt bếp
  • Ngày uống 1 thang, chia làm 3 lần uống, dùng trước bữa ăn, sử dụng liên tiếp 10 ngày.

2. Rượu bổ từ quả Dâu Tây

  • Nguyên liệu: 500g quả dâu tây, 500g táo táo, 1,5 lít rượu ngon
  • Dâu tây nhặt bỏ cuống, rửa sạch, để ráo nước
  • Cho vào túi vải mỏng buộc chặt miệng túi, cho vào bình ngâm cùng táo tàu
  • Rượu đem hâm nóng, cho vào bình, buộc chặt miệng lại
  • Sau 20 ngày thì lấy túi dâu tây ra ngoài vắt kỹ, bỏ bã
  • Cho táo tàu vào ngâm trong rượu 60 ngày rồi vớt ra ngoài bỏ táo, uống rượu
  • Dùng 1 lần/ngày, mỗi lần 30ml trước khi ăn tối.

Một số lưu ý khi sử dụng quả dâu tây

  • Để bảo quản dâu tây được lâu, bạn cần lưu ý chỉ rửa dâu tây dưới vòi nước chảy nhỏ hoặc ngâm nước muối pha loãng vì dâu tây là quả mềm, nhiều nước, dễ bị dập nát. Bên cạnh đó, để giữ độ tươi cho quả dâu thì bạn không nên ngắt cuống nếu muốn bảo quản dâu tây lâu hơn.
  • Dâu tây mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt, bạn chỉ nên ăn 3 – 4 lần 1 tuần, có thể kết hợp với các thực phẩm khác để làm các món ăn đồ uống ngon miệng như sinh tố dâu, salad dâu tây, sữa chua dâu tây…
  • Không ăn dâu tây khi bụng đói vì dâu tây chứa nhiều axit và vitamin C có thể gây cảm giác cồn cào ruột, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.
  • Không ăn dâu tây nếu có tiền sử dị ứng, nhạy cảm với nhiều món ăn. Đặc biệt, nếu bị đau dạ dày, bạn không nên ăn loại trái cây này vì dâu tây có tính axit, ăn nhiều sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin về quả dâu tây và giá trị dinh dưỡng cùng lợi ích đến sức khỏe của loại quả này. Tuy nhiên, cần thận trọng khi ăn vì loại quả này chứa một loại protein có thể gây dị ứng ở những người dị ứng thực phẩm phấn hoa. Khi dị ứng, có thể xảy ra một số triệu chứng như đau đầu sưng môi, nổi mề đay, ngứa ran trong miệng… 

Có thể bạn quan tâm:

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn