3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Đương quy: Dược liệu quý trong Đông y chữa bá bệnh

Đương quy là vị thuốc được sử dụng lâu đời nhất trong Đông y (khoảng 2000 năm trước). Với tác dụng bổ huyết, chỉ huyết và dưỡng huyết, dược liệu này thường được dùng để bồi bổ sức khỏe và điều trị các chứng bệnh về máu như thiếu máu, rong kinh, bế kinh, thống kinh,…

đương quy có tác dụng gì
Vị thuốc đương quy có tác dụng gì?

  • Tên gọi khác: Sâm đương quy, xuyên quy
  • Tên dược: Radix Angelicae Sinensis
  • Tên khoa học: Angelica sinensis
  • Họ: Hoa tán – Apiaceae
  • Dược liệu đương quy là rễ củ của cây đương quy đã được phơi/ sấy khô

Đương quy là thảo dược gì?

Đương quy là thảo dược quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Thảo dược này có tên khoa học là Angelica sinensis, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện nay đã được di thực ở nhiều nơi trên thế giới. Vì có nhiều công dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp của phái nữ nên thảo dược này còn được gọi là female ginseng (nhân sâm dành cho phụ nữ).

Hiện nay, đương quy không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc Đông y mà đã được nghiên cứu khoa học và ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Mô tả dược liệu đương quy

1. Đặc điểm cây đương quy

Đương quy là loài thực vật thân thảo sống lâu năm, cây có chiều cao trung bình từ 40 – 100cm. Thân cây có màu tím hoặc xanh, hình trụ và mặt ngoài có nhiều đường rãnh chạy dọc. Lá kép lông chim xẻ 3 lần, mọc so le, cuống dài phát triển thành bẹ ôm lấy thân cây. Mép lá có răng cưa không đều.

Hoa mọc ở đầu cành, màu trắng xanh, cụm hoa lớn được gộp thành từ nhiều hoa nhỏ (khoảng 10 – 30 hoa). Hoa nở vào tháng 7 – 8 hằng năm, sau 1 tháng sẽ kết quả. Quả nhỏ, rìa có màu tím nhạt. Cây đương quy có hình dáng tương tự bạch chỉ nên rất dễ bị nhầm lẫn.

Một số hình ảnh của cây đương quy:

Hình ảnh sâm đương quy
Hình ảnh sâm đương quy
Hình ảnh sâm đương quy
Hình ảnh cây đương quy

2. Phân bố

Đương quy là loài thực vật có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây phát triển ở những vùng núi cao từ 2000 – 3000m có khí hậu ẩm và mát mẻ. Vì có dược tính cao nên thảo dược này đã được di thực và trồng ở nhiều quốc gia châu Á khác như Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,…

Ở nước ta, đương quy được di thực vào những năm 1960 nhưng sinh trưởng kém. Sau đó nhờ vào kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, thảo dược này bắt đầu được trồng nhiều hơn ở tỉnh miền núi như Lâm Đồng, Hòa Bình, Lao Châu, Lào Cai,…

3. Bộ phận sử dụng

Phần rễ củ của cây được sử dụng để làm thuốc.

4. Thu hái – sơ chế

Rễ đương quy thường được thu hoạch vào mùa thu (khoảng tháng 9 – 10 hằng năm) ở những cây từ 4 năm tuổi trở lên. Khi thu hoạch, cần dùng xẻng đào sâu để lấy phần rễ củ. Sau đó đem bỏ phần lá, cắt rễ con và giữ lại phần rễ củ để làm thuốc.

Một số cách sơ chế dược liệu đương quy:

  • Đem rễ xông khói với khí sulfur rồi cắt thành từng lát mỏng
  • Hoặc đem phần rễ rửa sạch, sấy hoặc phơi khô hoàn toàn để dùng dần

5. Phân loại

Tùy theo vị trí củ, đương quy sau khi sơ chế sẽ được chia thành 4 loại:

  • Phần trên cùng (quy đầu) mạnh về tác dụng chỉ huyết
  • Phần giữa (quy thân) mạnh về tác dụng bổ huyết
  • Phần rễ (quy vĩ) mạnh về tác dụng hoạt huyết, phá huyết ứ
  • Toàn bộ rễ củ của cây được gọi là toàn quy

6. Thành phần hóa học

Rễ đương quy chứa 0.26% tinh dầu. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa nhiều thành phần hóa học như courmarin, axit amin, vitamin B12, sacharid, sterol,…

7. Cách bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Vị thuốc đương quy có tác dụng gì?

Hình ảnh sâm đương quy
Đương quy có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, tác dụng thông kinh, bổ huyết, điều huyết, nhuận táo,…

1. Tính vị – Quy kinh

  • Vị ngọt, hơi cay, tính ấm và có mùi thơm đặc trưng
  • Quy vào kinh Tỳ, Can và Tâm

2. Công năng của đương quy theo Đông y

Theo Đông y, đương quy có các công năng và dược tính sau:

  • Tác dụng điều huyết, thông kinh, hoạt trường, bổ huyết, chỉ huyết, hoạt huyết và nhuận táo
  • Điều trị chứng thống kinh, kinh nguyệt không đều, tê nhức xương khớp, thiếu máu, cơ thể xanh xao, suy nhược, bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy,…

3. Tác dụng của đương quy theo y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện đều cho thấy, sâm đương quy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Các tác dụng của đương quy đã được khoa học công nhận:

Cách chế biến đương quy
Đương quy đã được công nhận có tác dụng bổ máu, tăng tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe tổng thể
  • Chống đông máu: Sâm đương quy có tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu, từ đó làm giảm nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch huyết khối và hạn chế hình thành cục máu đông ở não bộ. Đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường máu lên não.
  • Tăng cường sức đề kháng: Nghiên cứu cho thấy, đương quy có tác dụng hoạt hóa các tế bào miễn dịch (lympho T và B), từ đó tăng khả năng sản xuất kháng thể và cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Với tác dụng tăng cường sức đề kháng, đương quy có thể cải thiện sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa tình trạng suy nhược và hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Bổ máu: Đương quy là vị thuốc bổ huyết, hoạt huyết và chỉ huyết. Nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, hàm lượng vitamin B12 dồi dào trong thảo dược này có khả năng sản xuất hồng cầu và cải thiện tình trạng thiếu máu ở nữ giới. Bên cạnh đó, đường quy còn giúp điều trị chứng thống kinh (đau bụng kinh), kinh nguyệt ít và rối loạn kinh nguyệt.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Đương quy có tác dụng nhuận tràng và kích thích tiêu hóa. Do đó, thảo dược này có khả năng điều trị chứng táo bón và hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu hóa kém.
  • Làm đẹp da: Với tác dụng hoạt huyết và dưỡng huyết, đương quy còn giúp phái nữ duy trì làn da hồng hào, căng mịn và ngăn ngừa hình thành các dấu vết tuổi tác trên khuôn mặt. Hiện nay, một số thương hiệu mỹ phẩm cũng đã ứng dụng thảo dược này vào các sản phẩm dưỡng trắng, làm mờ tàn nhang và ngăn ngừa lão hóa.

4. Cách sử dụng – liều lượng

Đương quy được sử dụng theo nhiều cách khác nhau như dùng để ngâm rượu, chế thuốc sắc, hoàn tán hoặc dùng để chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe. Theo kinh nghiệm Đông y, chỉ nên dùng dược liệu này từ 5 – 15g/ ngày. Nếu dùng đương quy tươi, chỉ dùng tối đa 100g/ ngày.

Bài thuốc – Món ăn chữa bệnh từ dược liệu đương quy

Hình ảnh sâm đương quy
Sâm đương quy được sử dụng trong các bài thuốc trị thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt, rong kinh,…

1. Bài thuốc điều trị chứng thiếu máu, thích hợp với nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh

  • Chuẩn bị: Xuyên khung 6 – 8g, đương quy, bạch thược mỗi thứ 12 – 16g và thục địa hoàng 12 – 24g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.

2. Bài thuốc điều trị chứng kinh nguyệt ít

  • Chuẩn bị: Ích mẫu thảo, diên hồ sách, hương phụ và đương quy (gia giảm liều lượng theo triệu chứng)
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang. Nên dùng trước kỳ kinh 7 ngày để đạt hiệu quả tốt.

3. Bài thuốc trị chứng thiếu máu gây chóng mặt, hoa mắt, người gầy yếu và xanh xao

  • Chuẩn bị: Thục địa, bạch thược, đương quy và xuyên mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Sử dụng bài thuốc liên tục 3 – 4 tuần lễ cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

4. Bài thuốc trị chứng khí huyết kém khiến người gầy còm, da xanh xao, người mệt mỏi, vô lực

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hoàng kỳ 40g và đương quy 12g. Sắc uống ngày dùng 1 thang, dùng liền trong 3 – 4 tuần lễ.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng nhân sâm (có thể thay thế bằng đẳng sâm), đương quy, bạch truật, bạch thược, bạch linh và thục địa mỗi thứ 12g, cam thảo 6g và xuyên khung 8g. Đem các vị sắc lấy nước uống dùng liền trong 3 – 4 tuần lễ. Hoặc có thể tán bột, chế thành viên hoàn và dùng uống dài ngày.

5. Bài thuốc trị chứng thống kinh, bế kinh

  • Chuẩn bị: Hồng hoa, sinh địa, xuyên khung, ngưu tất và đương quy mỗi thứ 6g, cam thảo và sài hồ mỗi thứ 4g, chỉ xác 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

6. Bài thuốc trị chứng tỳ hư gây tiêu hóa kém, cơ thể gầy yếu, ăn ngủ kém

  • Chuẩn bị: Bạch truật, hắc táo nhân, bạch linh và hoàng kỳ mỗi thứ 12g, cam thảo, đương quy và viễn chí mỗi thứ 4g, mộc hương và đảng sâm mỗi thứ 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

7. Bài thuốc trị các chứng xuất huyết

  • Chuẩn bị: Hòe hoa, đại hoàng, bồ hoàng, a giao và đương quy mỗi thứ 30g.
  • Thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc tán bột, sao vàng và chế với mật làm thành hoàn. Mỗi lần uống 10g hoàn, ngày dùng 2 lần.

8. Bài thuốc trị chứng sốt rét mãn tính

  • Chuẩn bị: Gừng tươi (sinh khương) 3 lát, quất bì 6g, miết giáp và đương quy mỗi thứ 12g, ngưu tất 10g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang. Sắc đến khi nước còn 1/3 thì tắt bếp, chia nước thành 2 lần uống (dùng sáng và tối trước khi ngủ).

9. Bài thuốc trị chứng tý (chứng gây đau, tê xương khớp)

  • Chuẩn bị: Cúc hoa 6g, ngưu tất và thương truật mỗi thứ 10g, quế chi 8g, đương quy 12g.
  • Thực hiện: Đem sắc với nước đến khi còn 1/3 thì tắt bếp/ Chia nước sắc thành 2 lần uống hết trong ngày, nên dùng sáng và tối trước khi ngủ.

10. Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi trộm

  • Chuẩn bị: Thục địa và sinh địa mỗi thứ 8g, hoàng bá, hoàng liên và hoàng cầm mỗi thứ 6g, hoàng kỳ 10g và đương quy 12g.
  • Thực hiện: Sắc với nước đến khi còn 1/3 nước thì tắt bếp. Chia nước sắc thành 2 lần uống trong ngày, nên uống sáng và tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt.

11. Bài thuốc trị mất ngủ, khó ngủ do tâm huyết hư

  • Chuẩn bị: Viễn chí, phục thần và nhân sâm mỗi thứ 10g, toan táo nhân 8g, đương quy 12g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, chia nước sắc thành 2 lần uống. Dùng sáng và tối trước khi đi ngủ. Nên kiên trì dùng trong thời gian dài cho đến khi chứng mất ngủ được cải thiện rõ.

12. Bài thuốc trị chứng đau nhức té ngã, chấn thương

  • Chuẩn bị: Đỗ trọng và đương quy mỗi thứ 12g, vảy sừng hươu 2g, ngưu tất, tục đoạn và địa hoàng mỗi thứ 10g, 1 thìa cà phê bột quế.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

13. Bài thuốc chứng bệnh mạch vành ở người trung niên và cao tuổi

  • Chuẩn bị: Rễ hành 6g, ngó sen 15g, sơn tra 90g và đương quy 10g.
  • Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu với nước thành canh. Sau đó, chia canh thành 2 lần dùng và uống hết trong ngày.

14. Bài thuốc trị đau cột sống và tứ chi bại liệt

  • Chuẩn bị: Đỗ trọng, chỉ xác, độc hoạt và tục đoạn mỗi thứ 1g2, cam thảo và tế tân mỗi thứ 4g, đương quy 40g, lưu kỳ nô 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 300ml đến khi còn 100ml thì tắt bếp. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày (sáng – tối).

15. Bài thuốc chữa chứng viêm tuyến tiền liệt

  • Chuẩn bị: Thịt dê 50g, đương quy, hạt vải và hạt quýt mỗi thứ 15g.
  • Thực hiện: Hầm cho chín mềm, ăn thịt dê và uống hết nước thuốc. Tuần ăn 2 lần đến khi bệnh khỏi. Để tăng hiệu quả, có thể dùng đương quy 8g, trạch lan 5g và lá hành 25g sắc lấy nước uống thay trà hằng ngày.

16. Bài thuốc chữa các chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị: Thục địa và ích mẫu thảo mỗi thứ 12g, đương quy 16g, bồ hoàn 10g, ngưu tất, bạch thược, trạch lan, đậu đen sao mỗi thứ 8g, xuyên khung 6g, gừng khô 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

17. Bài thuốc trị chứng băng huyết

  • Chuẩn bị: Xuyên khung 40g và đương quy 80g.
  • Thực hiện: Trộn đều 2 nguyên liệu. Mỗi lần dùng 20g dược liệu sắc với 1 bát rượu trắng và 2 bát nước đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp. Chia nước sắc thành 2 lần uống hết trong ngày, nên dùng bài thuốc trước khi ăn.

18. Bài thuốc trị chứng nữ giới khó có con do khí huyết đều hư

  • Chuẩn bị: Tục đoạn 8g, đỗ trọng và thược dược mỗi thứ 12g, bạch giao 8g, đương quy 16g, địa hoàng 14g.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.

19. Bài thuốc trị chứng đau bụng ở phụ nữ mang thai (tham khảo thầy thuốc trước khi áp dụng)

  • Chuẩn bị: Xuyên khung và đương quy mỗi thứ 120g, trạch tả 300g, bạch truật và phục linh mỗi thứ 160g, thược dược
  • Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê bột thuốc pha với rượu, uống. Ngày dùng 3 lần cho đến khi hết đau bụng thì ngưng.

20. Bài thuốc chăm sóc và làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa

  • Chuẩn bị: Đậu xanh, hạnh nhân, đương quy, bạch chỉ, hạnh nhân và củ mài (hoài sơn).
  • Thực hiện: Tán thành bột mịn và bảo quản trong lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng 1 ít bột trộn với tinh dầu hoa hồng để làm mặt nạ chăm sóc da.

21. Bài thuốc trị chứng đau bụng, đau tim do huyết ứ, khí trệ

  • Chuẩn bị: Nhũ hương và một dược mỗi thứ 6g, đan sâm 20g, đương quy 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống hằng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.

22. Bài thuốc chữa chứng đau buốt 2 bên sườn do ứ huyết hoặc do té ngã sưng đau

  • Chuẩn bị: Thiên hoa phấn, đào nhân, đại hoàng và đương quy mỗi thứ 12g, cam thảo 4g, hồng hoa và xuyên sơn giáp mỗi thứ 8g, sài hồ 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 thang.

23. Cao đương quy trị chứng huyết hư kinh bế, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

  • Chuẩn bị: Đương quy và cao ban long.
  • Thực hiện: Chế thành cao theo tỷ lệ 1:1. Mỗi lần dùng 2 – 3ml, ngày dùng 2 – 3 lần.

24. Bài thuốc nhuận tràng, thông tiện, thích hợp với người đại tiện táo, khó khăn

  • Bài thuốc 1: Đương quy sao với dầu vừng, sau đó đem sắc lấy nước uống. Dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi đại tiện thuận lợi là được.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị khương hoạt, đại hoàng và quy vĩ mỗi thứ 20g, ma nhân và đào nhân mỗi thứ 63g. Đem các vị nghiền thành bột mịn, sau đó luyện với mật làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 8g chiêu với nước, ngày dùng 2 lần.

25. Bài thuốc chữa chứng đau mắt thiên đầu thống (đau do tăng nhãn áp)

  • Chuẩn bị: Hoàng liên 3g, đương quy 16 và rượu.
  • Thực hiện: Đem dược liệu đập vụn, ngâm rượu trong 25- 30 phút. Sau đó đem đun cho nóng và uống khi thuốc còn ấm.

26. Đương quy hầm rượu trị chứng đau đầu dữ dội

  • Chuẩn bị: Đương quy 30g và rượu (vừa đủ).
  • Thực hiện: Đem đun đương quy với rượu với lửa nhỏ trong 15 phút. Sau đó, bỏ bã, chắt lấy nước và uống khi thuốc còn ấm.

27. Canh đương quy thịt dê chữa chứng thiếu máu lâu ngày khiến cơ thể suy nhược

  • Chuẩn bị: Thịt dê 400g, đương quy 15g, đảng sâm 30g và hoàng kỳ 45g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào túi vải xô, sơ chế thịt dê và hầm nhừ với nước. Sau đó, vớt bỏ bã thuốc, nêm thêm gia vị, dùng ăn thịt và uống hết nước thuốc. Chia món ăn thành 2 lần ăn và dùng hết trong ngày.
đương quy là gì
Gà hầm đương quy là món ăn giàu dinh dưỡng, thích hợp với nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt và thiếu máu

28. Gà hầm đương quy chữa chứng kinh nguyệt không đều, hồi hộp, chóng mặt, hoa mắt

  • Chuẩn bị: Gà mái 1 con (rửa sạch, chặt khúc vừa ăn), đương quy 30g, gừng, hành và gia vị vừa đủ.
  • Thực hiện: Cho gà, đương quy, hành, gừng và nêm gia vị vào. Đổ nước, đậy kín và đun với lửa nhỏ trong 2 – 3 giờ. Dùng ăn nhiều lần trong ngày để bồi bổ khí huyết và điều hòa kinh nguyệt.

29. Đương quy tứ vị trị chứng kinh nguyệt không đều, thiếu máu khiến cơ thể suy nhược, mất ngủ, da xanh tái

  • Chuẩn bị: Thục địa 12g, đại táo 30g, long nhãn 9g, đương quy 12 – 16g.
  • Thực hiện: Sắc với lửa nhỏ, chắt bỏ bã và dùng nước uống 2 – 3 lần trong ngày.

30. Bài thuốc chữa chứng khó đẻ, ngôi thai ngược

  • Chuẩn bị: Xuyên khung và nhân sâm mỗi thứ 16g, đương quy 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

31. Bài thuốc chữa chứng phụ nữ sau đẻ huyết thượng hành công tim

  • Chuẩn bị: Ngưu tất và ích mẫu mỗi thứ 14g, hồ hoàng 10g, hồng hoa 12g, đương quy 16g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

32. Bài thuốc chữa chứng táo nhiệt (mạch hồng đại hư, mặt đỏ, khát)

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ (nướng mật) 40g và đương quy (rửa rượu) 8g.
  • Thực hiện: Sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát thì tắt bếp. chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày. Dùng bã sắc tiếp lần 2 và dùng uống khi thuốc còn ấm lúc bụng đói.

33. Bài thuốc trị chứng tiểu khó ở phụ nữ mang thai

  • Chuẩn bị: Xuyên bối mẫu, khổ sâm và đương quy bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị nghiền nhỏ, trộn với mật ong làm thành viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần dùng 3 viên, sau đó tăng lên 10 viên/ lần.

34. Gà hầm đương quy, đảng sâm chữa viêm gan mãn tính

  • Chuẩn bị: Gà mái 1 con, đương quy và đảng sâm mỗi thứ 15g.
  • Thực hiện: Làm sạch gà rồi cho thuốc vào bụng gà, đem hầm nhừ. Khi chín, nêm thêm gia vị, ăn cả gà và uống hết nước thuốc.

35. Bài thuốc chữa chứng thiếu máu ở phụ nữ sau sinh

  • Chuẩn bị: Sinh khương, đại táo và quế chi mỗi thứ 6g, đường phè 50g, bạch thược 10g và đương quy 7g.
  • Thực hiện: Sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày.

36. Dưỡng não hoàn chữa chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, đau đầu

  • Chuẩn bị: Viễn chí, đởm tinh, xương bồ, chu sa và hổ phách mỗi thứ 40g, đương quy 100g, ngũ vị, táo nhân và bá tử nhân mỗi thứ 60g, hồ đào nhục, khởi tử và nhục thung dung mỗi thứ 80g.
  • Thực hiện: Tán bột, chế với mật làm thành viên nặng 4g. Mỗi lần dùng 1 viên, ngày uống 2 lần.

37. Đương quy hầm đuôi bò có tác dụng trị chứng liệt dương, vô lực, đau lưng gối mỏi

  • Chuẩn bị: Đương quy tươi 200g và đuôi bò 1 cái, gia vị vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem đuôi bò cạo lỏng, rửa sạch và chặt thành từng đoạn vừa ăn. Đem đương quy rửa sạch, cắt khúc. Sau đó, cho đuôi bò vào nồi hầm cho đến khi mềm thì cho đương quy hầm đến khi dược liệu mềm, nêm gia vị và tắt bếp. Ăn đuôi bò và húp hết nước canh.

38. Tim heo hầm đương quy trị chứng suy nhược thần kinh và mất ngủ do lao động trí óc với cường độ cao

  • Chuẩn bị: Đảng sâm 20g, đương quy tươi 100g, tim heo 1 quả, rượu, hành, gừng và gia vị.
  • Thực hiện: Rửa sạch tim heo, tách đôi và trụng sơ với nước sôi để loại bỏ mùi tanh. Sau đó để ráo và khía thành nhiều phiến để tim dễ thấm dược liệu, gia vị. Rửa sạch liệu rồi cho vào tim heo và dùng tăm cố định lại. Cho tim heo vào nồi đất, thêm gừng, hành, gia vị và đổ rượu vào đem chưng cách thủy. Khi chín, bỏ bã thuốc, ăn tim heo và uống nước hầm.

39. Cá hầm đương quy bồi bổ cơ thể, dưỡng khí, ích não

  • Chuẩn bị: Cá 1 con, đương quy tươi 100g và gia vị.
  • Thực hiện: Bỏ nội tạng cá, rửa sạch và cho đương quy thái nhỏ vào. Cho cá vào nồi, đổ nước vào hầm cho mềm. Sau đó, nêm nếm gia vị vừa ăn và ăn khi còn nóng.

40. Bài thuốc chữa chứng rong kinh và chứng sảy thai ra máu

  • Chuẩn bị: Bạch thược 16g, sinh địa và đương quy mỗi thứ 12g, ngải diệp, cam thảo, xuyên khung và a giao mỗi thứ 8g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1 lít nước với lửa nhỏ cho đến khi nước sắc còn ½. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

Lưu ý khi dùng vị thuốc đương quy

Đương quy là vị thuốc bổ được dùng phổ biến trong các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên trước khi sử dụng bài thuốc và món ăn từ dược liệu này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không dùng đương quy trong trường hợp tỳ vị thấp gây tiêu chảy và đi phân lỏng. Người mắc các chứng nóng sốt (u thượng thận, lao tiến triển và bướu độc giáp trạng) cũng không nên dùng.
  • Sử dụng đương quy ngâm rượu giúp tăng tác dụng bổ máu.
  • Người bị rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng đông máu, phụ nữ mang thai không nên dùng bài thuốc – món ăn từ đương quy.

Đương quy là vị thuốc bồi bổ sức khỏe và chuyên điều trị các chứng bệnh về máu. Dược liệu này không có độc tính và có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về bài thuốc phù hợp.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn