Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Hạt cau: Cách chế biến, tác dụng chữa bệnh và cách dùng

Hạt cau (binh lang) là vị thuốc quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Với công năng hạ khí, phá tích, sát trùng và hành thủy, dược liệu này thường được dùng trong các bài thuốc – món ăn trị chứng tiêu hóa kém, nhiễm giun sán và tiểu tiện khó. 

Hạt cau
Hạt cau (binh lang) có tác dụng gì?

  • Tên gọi khác: Binh lang, tân lang, đại phúc tử
  • Tên khoa học: Areca Catechu
  • Họ: Cau/ Dừa (Arecaceae)

Mô tả dược liệu hạt cau (binh lang)

1. Đặc điểm của cây cau

Cây cau là loài thực vật thân trụ thẳng, chiều cao trung bình khoảng 15 – 20m. Thân có màu nâu xám và được chia thành nhiều đốt (thực chất là vết lá đã rụng). Lá tập trung chủ yếu ở ngọn, có hình lược tương tự như cây dừa. Hoa phát triển thành cụm được bao bọc bởi mo, khi hoa nở mo sẽ rụng xuống.

hạt cau ngâm rượu có tác dụng gì
Hình ảnh cây cau

Hoa cau màu trắng ngà, mùi thơm đặc trưng, kích thước nhỏ, hoa cái nằm dưới và hoa đực nằm phía trên. Quả cau có hình trứng, dạng quả hạch, bên trong chứa 1 hạt có màu nâu và các đường vân trắng. Cây ra hoa kết trái từ tháng 5 – 12 hằng năm.

2. Phân bố

Cây cau được trồng nhiều tại các địa phương ở nước ta, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

3. Bộ phận sử dụng

Quả cau được sử dụng để làm thuốc, hạt được gọi là binh lang hoặc đại phúc tử. Vỏ quả được gọi là đại phúc bì.

4. Thu hái – sơ chế hạt cau

Để đảm bảo dược tính của thuốc, chỉ thu hoạch hạt cau đã chín già (tháng 9 – 12 hằng năm). Sau khi hái quả cau xuống, chẻ đôi để lấy hạt. Sau đó đem hạt cau ngâm với nước cho mềm, cạo bỏ đáy, thái từng lát mỏng, phơi khô hoặc để cả hạt đem sấy khô.

5. Thành phần hóa học

Hạt cau chứa thành phần hóa học khá đa dạng, bao gồm catechin, hormoarecolin, arecolidine, guvacolin, arecadidine, arecolin,…

6. Bảo quản

Dược liệu sau khi sấy khô dễ bị mối mọt, hư hại nên cần bảo quản ở nơi kín, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu lâu không dùng, thỉnh thoảng đem phơi nắng nhẹ để tránh ẩm mốc và hư hại.

Tác dụng của hạt cau theo y học cổ truyền

Cách sử dụng hạt cau
Theo y học cổ truyền, binh lang có vị đắng chát, cay, tính bình, tác dụng hành thủy, hạ khí và sát trùng

1. Tính vị

  • Theo y học cổ truyền, binh lang có vị hơi đắng, chát, cay, không có độc và tính bình
  • Quy vào kinh Vị và Đại trường

2. Tác dụng dược lý

  • Binh lang có tác dụng kích thích tiêu hóa, hạ khí, hành thủy, phá tích và sát trùng
  • Chủ trị nhiễm giun sán, tiêu hóa kém, tiểu tiện khó, cước khí sưng đau, viêm ruột, chứng tả lỵ mót rặn

3. Cách dùng – liều lượng

Nhân dân thường dùng hạt cau sắc uống, tán bột, làm viên hoàn, ngâm rượu hoặc sử dụng để chế biến một số món ăn chữa bệnh. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ nên dùng 6 – 15g hạt cau/ ngày hoặc có thể dùng 60 – 100g/ ngày trong trường hợp điều trị nhiễm giun, sán,…

Công dụng của hạt cau theo y học hiện đại

Trong những năm gần đây, hạt cau bắt đầu được y học hiện đại nghiên cứu. Qua nhiều thực nghiệm các chuyên gia nhận thấy, binh lang mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe như:

Cách sử dụng hạt cau
Theo y học hiện đại, hạt cau có tác dụng tăng tiết nước bọt, hỗ trợ điều trị sâu răng, kiểm soát đường huyết,…
  • Hỗ trợ điều trị sâu răng: Chiết xuất từ hạt cau có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại trong khoang miệng, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị sâu răng. Ngoài ra, dùng rượu cau hoặc nước sắc từ hạt cau sắc miệng hằng ngày còn giúp duy trì hàm răng chắc khỏe.
  • Tăng tiết nước bọt: Hạt cau có khả năng kích thích sản xuất nước bọt. Do đó, thảo dược này thường được sử dụng để giảm chứng khô miệng ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Cải thiện hoạt động não bộ: Một số thành phần trong hạt cau đã được chứng minh có hiệu quả cải thiện tế bào thần kinh. Hiện nay, binh lang đang được nghiên cứu để ứng dụng trong điều trị chứng tâm thần phân liệt và một số bệnh lý thần kinh khác.
  • Kiểm soát đường huyết: Hoạt chất arecaoline trong binh lang có khả năng kiểm soát đường huyết khá hiệu quả. Vì vậy, sử dụng bài thuốc – món ăn từ hạt cao có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa biến chứng do tiểu đường gây ra.

Cách dùng binh lang (hạt cau khô) chữa bệnh

Hạt cau thường được dùng để chế biến món ăn, bài thuốc hoặc được dùng để ngâm rượu.

Sử dụng các món ăn từ hạt cau

Hạt cau được dùng để nấu cháo cùng với một số vị thuốc khác nhằm trị nhiễm giun sán, tiêu hóa kém, đau đầu, buồn nôn,… Dưới đây là món ăn chữa bệnh từ dược liệu binh lang.

1. Cháo tân lang trị chứng táo bón kèm tiêu chảy, bụng đầy trướng, ăn uống khó tiêu, nôn mửa

  • Chuẩn bị: Gạo tẻ 50g và binh lang 15g.
  • Thực hiện: Sắc hạt cau lấy nước, vớt bỏ bã và thêm gạo tẻ vào nấu thành cháo. Khi cháo chín, nêm thêm 1 ít muối và dùng ăn khi nóng. Kiên trì dùng món cháo này trong vài ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

2. Cháo tân lang ngũ vị trị chứng đau đầu, buồn nôn và tăng nhãn áp (thiên đầu thống) do tăng huyết áp

  • Chuẩn bị: Gạo tẻ 60g, binh lang 20g, quyết minh tử 15g, kỷ tử 10g, trạch tả 12g và ngũ vị tử 9g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào sắc lấy nước, vớt bỏ bã rồi cho gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chia cháo thành nhiều lần ăn và dùng hết trong ngày. Nên dùng trong vài ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.

3. Cháo tân lang hạt bí trị nhiễm giun sán đường tiêu hóa hoặc chứng cam tích ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Sơn tra và cốc nha mỗi thứ 10g, binh lang 9g, gạo tẻ 60g, hạt bí ngô 20g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu sắc lấy nước, vớt bỏ bã và thêm gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chia cháo thành 2 lần ăn và dùng hết trong ngày. Dùng món cháo này trong 3 – 5 ngày, sau đó có thể ngưng và lặp lại nếu cần thiết.

Dùng các bài thuốc từ binh lang

Binh lang được dùng chủ yếu trong bài thuốc trị tiêu hóa kém, ăn uống không ngon, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, nhiễm sán lá, giun kim,…

Dược liệu hạt cau
Binh lang thường được dùng trong bài thuốc trị sốt rét, nhiễm giun kim, sán lá, ăn uống khó tiêu,…

1. Bài thuốc điều trị bệnh sốt rét

  • Chuẩn bị: Chích cam thảo, binh lang, thanh bì (vỏ quýt), trần bì và thảo quả nhân mỗi thứ 2g, thường sơn 3g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu cho vào ấm, sau đó thêm nước vào sắc kỹ. Sau khi sắc, có thể hòa nước sắc với rượu và khuấy đều. Dùng thuốc uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ đồng hồ.

2. Bài thuốc trị chứng thực tích khí trệ (biểu hiện ăn uống khó tiêu, táo bón, bụng đầy trướng và ăn uống kém)

  • Chuẩn bị: Hương phụ (sao) và khiên ngưu mỗi thứ 120g, hạt cau, thanh bì, trần bì, mộc hương, nga truật, hoàng liên mỗi thứ 30g, hoàng bá và đại hoàng mỗi thứ 100g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào máy, nghiền thành bột mịn và bảo quản trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần sử dụng khoảng 6 – 10g thuốc bột uống cùng với nước ấm. Ngày dùng đều đặn 2 – 3 lần cho đến khi chức năng tiêu hóa ổn định trở lại.

3. Bài thuốc trị nhiễm giun kim

  • Chuẩn bị: Hạt cau 15g, thạch lựu bì 10g và nam qua tử 10g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu ấm, sắc kỹ lấy nước uống. Nên dùng thuốc sắc trước khi đi ngủ (nên để bụng đói để đạt hiệu quả tốt). Dùng bài thuốc này trong vòng vài ngày để xổ giun hoàn toàn.
  • Lưu ý: Khi dùng bài thuốc trị giun kim từ binh lang, cần chú ý vệ sinh hậu môn, cơ thể, giặt giũ mền gối, chiếu, vật dụng cá nhân,… để ngăn ngừa hiện tượng tái nhiễm.

4. Bài thuốc trị sán lá

  • Chuẩn bị: Ô mai 10g, binh lang và cam thảo mỗi thứ 15g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, thêm nước và sắc uống. Uống hết 1 lần vào sáng sớm khi bụng đói, nên dùng đều đặn trong vòng vài ngày để diệt hết sán lá.

5. Bài thuốc trị sán ở người lớn và trẻ nhỏ

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị hạt cau 60g và quả sơn tra tươi 1000g. Rửa sạch sơn tra, bỏ nhân, rửa sạch và ăn từ 15:00 – 22:00 (bắt buộc phải nhịn ăn tối). Sáng hôm sau, cho binh lang vào nồi, sắc đặc lấy 1 chén nhỏ và uống rồi nằm nghỉ. Khi buồn đại tiện, cần nhịn khoảng 15 phút rồi ngâm hậu môn trong chậu nước ấm để sán chui ra hết.
  • Bài thuốc 2: Dùng binh lang (cắt lát) và nam qua tử mỗi thứ 30g. Cho nam qua tử tán bột mịn còn hạt cau đem sắc. Sau đó trộn đều 2 thứ và uống trực tiếp.

6. Bài thuốc chữa chứng ợ hơi, ợ chua do tỳ vị kém

  • Chuẩn bị: Trần bì 6g và binh lang 12g.
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán bột, trộn đều và chế với mật ong làm thành viên. Mỗi ngày dùng 1 lượng vừa đủ, ăn đều đặn trong vài ngày sẽ thấy chứng ợ hơi, ợ chua giảm đáng kể.

7. Bài thuốc trị chứng ăn uống khó tiêu, chán ăn, bụng đầy hơi, ợ hơi nhiều và miệng hôi (do trào ngược dạ dày)

  • Chuẩn bị: Hạt cau và lai phục tử mỗi thứ 10g, trần bì 5g.
  • Thực hiện: Đem lai phục tử sao qua, trần bì rửa sạch, thái nhỏ và đập vụn hạt cau. Cho tất cả dược liệu vào ấm, thêm nước vào và sắc lấy nước. Sau đó, cho thêm 1 ít đường, khuấy đều và đợi thuốc nguội. Chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

8. Bài thuốc trị chướng bụng, đầy hơi và tiêu hóa kém

  • Chuẩn bị: Táo mèo 16g và binh lang 8g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục trong 7 – 10 ngày để cải thiện chức năng tiêu hóa.

9. Bài thuốc kích thích tiêu hóa (thích hợp với người thường xuyên ợ hơi, bụng dạ đầy trướng và ăn uống khó tiêu)

  • Chuẩn bị: Tạo giác 3g, hắc sửu và mộc hương mỗi thứ 4g, binh lang và nhân trần mỗi thứ 5g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu trộn đều, tán thành bột mịn và làm thành hoàn nặng 3g. Mỗi ngày dùng 3 lẫn, mỗi lần sử dụng 10 viên uống với nước trước bữa ăn. Dùng bài thuốc này liên tục trong 5 – 7 ngày để kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng khó chịu.

10. Bài thuốc trị chứng phù chi dưới

  • Chuẩn bị: Sinh khương (củ gừng tươi), ô dược, tô tử, chỉ xác, trần bì và kinh giới tuệ mỗi thứ 6g, mộc ba, binh lang, tang bạch bì, đại phúc bì và hạt củ cải mỗi thứ 9g, trầm hương 2g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm sắc uống, chia nước sắc thành 3 lần và dùng hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi tình trạng phù được cải thiện hoàn toàn.

11. Bài thuốc trị chứng chân đùi sưng, buồn nôn và tức ngực do hàn thấp cước khí

  • Chuẩn bị: Ngô thu, tía tô mỗi thứ 4g, trần bì và binh lang mỗi thứ 16g, cát cánh và gừng sống mỗi thứ 8g, mộc qua 12g.
  • Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang. Dùng đều đặn cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.

12. Bài thuốc trị đau bụng, đại tiện khó do khí trệ

  • Chuẩn bị: Ô dược, chỉ thực, mộc hương và binh lang bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn và bảo quản bột thuốc trong bình kín. Mỗi lần sử dụng 6 – 10g thuốc bột chiêu với nước sôi, ngày dùng 2 – 3 lần. Kiên trì dùng cho đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

13. Bài thuốc chữa chứng viêm ruột thời kỳ đầu gây táo bón, lỵ và đau bụng âm ỉ

  • Chuẩn bị: Hương phụ, binh lang, hoàng bá, đại hoàng và mang tiêu mỗi thứ 12g, nga truật (nghệ đen), tam lăng, chỉ xác, thanh bì và trần bì mỗi thứ 8g, mộc hương và ngô thù mỗi thứ 4g.
  • Thực hiện: Để riêng mang tiêu, các vị còn lại đem sắc lấy nước uống. Sau đó trộn mang tiêu với nước sắc và dùng uống. Dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang. Nên kết hợp bài thuốc với chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị.

14. Bài thuốc trị đau sán khí do hàn ngưng khí trệ

  • Chuẩn bị: Cao lương khương, binh lang, mộc hương và tiểu hồi mỗi thứ 8 – 12g, xuyên luyện tử 12 – 16g, ô dược 12g, thanh bì 8g, ba đậu 4 hạt, phù tiểu mạch 20g.
  • Thực hiện: Dùng phù tiểu mạch và xuyên luyện tử sao cháy đen, giã nhỏ ba đậu. Sau đó trộn đều với các vị còn lại và đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4g bột uống cùng với rượu.

15. Bài thuốc trị chứng ôn dịch (bệnh cảm sốt gây đau mình, nhức đầu, người có cảm giác gai lạnh,…)

  • Chuẩn bị: Hoàng cầm, tri mẫu và thược dược mỗi thứ 4 – 8g, hậu phác 4 – 6g, chứng ôn dịch 6 – 8g, thảo quả và cam thảo mỗi thứ 2 – 4g.
  • Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm, đổ nước vào và sắc đặc. Mỗi ngày dùng đều đặn 1 thang cho đến khi cơ thể khỏe hoàn toàn.

16. Bài thuốc trị đau bụng do can vị bất hòa hoặc do can khí uất trệ

  • Chuẩn bị: Hoàng cầm và đương quy mỗi thứ 12g, mộc hương, đại hoàng và binh lang mỗi thứ 8g, bạch thược 24g, nhục quế 2g, xuyên tiêu 6g, cam thảo 4g.
  • Thực hiện: Để đại hoàng riêng, sau đó đem tất cả các vị sắc lấy nước. Khi nước gần đặc, thêm đại hoàng và sắc cho đặc. Chia sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang cho đến khi bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

17. Bài thuốc trị chứng khó thở, miệng khát, táo bón, bụng cứng, phù thũng

  • Chuẩn bị: Cam toại (bọc bột mì nướng) 80g, đại hoàng 80g, hắc sửu (tán bột) 160g, đại kích (sao giấm) và nguyên hoa mỗi thứ 40g, mộc hương, thanh bì, trần bì và binh lang mỗi thứ 20g, khinh phấn 4g.
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu thành bột mịn, trộn với hồ làm thành viên. Ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 4 – 8g với nước khi bụng đói (nên sử dụng vào sáng sớm sau khi ngủ dậy).

Dùng hạt cau ngâm rượu

Hạt cau còn được dùng để ngâm rượu. Rượu cau có tác dụng điều trị các chứng bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu và giúp răng chắc khỏe, sáng bóng.

Dược liệu hạt cau
Hạt câu ngâm rượu có tác dụng trị sâu răng, giảm hôi miệng và giữ hàm răng chắc khỏe

Chuẩn bị:

  • Khoảng 20 – 25 quả cau tươi
  • 1 lít rượu trắng nguyên chất

Thực hiện:

  • Tước bỏ vỏ xanh, chỉ lấy phần cùi trắng
  • Sau đó, đem hạt cau cắt thành 4 phần bằng nhau
  • Cho cùi trắng và hạt cau vào bình thủy tinh
  • Đổ rượu vào và ngâm trong vòng 1 tháng đến khi rượu chuyển thành màu cánh gián là được

Cách sử dụng:

  • Đánh răng trước khi dùng
  • Sau đó sử dụng khoảng 20 – 30ml rượu cau súc miệng trong 1 – 2 phút
  • Không ăn uống trong 15 – 20 phút để rượu cau tiêu diệt vi khuẩn có hại, đánh bật mùi hôi miệng và cải thiện độ chắc khỏe của mô nướu, chân răng,…
  • Nên kiên trì súc miệng với rượu cau liên tục trong 7 – 10 ngày để điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng

Lưu ý khi dùng dược liệu binh lang – hạt cau

Trước khi sử dụng bài thuốc – món từ dược liệu binh lang, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Binh lang kỵ lửa. Do đó, chỉ nên phơi/ sấy khô, không nên sao chín vì dược tính của thuốc có thể giảm đi đáng kể.
  • Cần phân biệt hạt cau (binh lang) với đại phúc bì (vỏ quả cau phơi khô).
  • Không dùng binh lang trong trường hợp không có tích trệ, khí hư hạ hãm (thoát vị cơ quan tiêu hóa), phụ nữ mang thai và cho con bú.

Hạt cau (binh lang) được dùng phổ biến trong các bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc và món ăn từ dược liệu này.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn