Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Khiên ngưu: Đặc điểm, tác dụng chữa bệnh và những bài thuốc hay

Khiên ngưu là một loại thực vật dây leo mọc hoang ở nước ta. Thường được người dân thu hái quả để lấy hạt làm dược liệu điều trị các bệnh như tinh thần phân liệt, phù, tiểu bí, táo bón, phù thũng, ngồi nằm không được, cước khí, thủy thũng,… Ngoài ra còn dùng là nguyên liệu trong các bài thuốc tẩy giun kim, giun đũa. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý về phương pháp và liều lượng để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mô tả về khiên ngưu

  • Tên khác: Tam bạch thảo, hắc sửu, thảo kim linh, bạch sửu, thiên già, bồ tăng thảo, lạt bát hoa, bìm bìm biếc, nhị sửu, cẩu nhĩ thảo, giả quân tử, hắc ngưu,…
  • Tên khoa học: Pharbitis hederacea Choisy
  • Họ khoa học: Convolvulaceae (bìm bịp)

1. Đặc điểm thực vật

Khiên ngưu là một loại thực vật dây leo, có thân mảnh và điểm các lông hình sao.  Lá có dạng hình tim, màu xanh và được chia thành ba thùy khác nhau với chiều rộng khoảng 12cm, chiều dài 14cm. Bề mặt trên của lá nhẵn, mặt dưới có những sợi lông tơ nhỏ. Cuốn lá nhẵn và gầy, dài khoảng 5 – 9cm.

Hoa khiên ngưu có màu hồng tím hoặc lam nhạt và thường mọc ở kẽ lá. Khi mọc sẽ tạo thành từng xim từ 1 – 3 hoa. Quả có hình cầu, bề ngoài khá nhẵn, đường kính tầm 8mm và chia thành 3 ngăn riêng biệt. Trong quả có hạt, thường có hai màu là trắng (bạch sửu) và đen (hắc sửu) – đều được sử dụng để làm thuốc.

Khiên ngưu
Khiên ngưu là một loại thực vật dây leo, có thân mảnh và điểm các lông hình sao

2. Phân bố

Khiên ngưu mọc hoang ở khá nhiều nơi. Trên thế giới, cây xuất hiện nhiều ở Malaysia, Thái Lan và Ấn Độ. Còn tại Việt Nam, cây phân bố ở tất cả các tỉnh thành.

3. Bộ phận sử dụng

Hạt (đen và trắng) là bộ phận duy nhất của khiên ngưu được sử dụng làm dược liệu trong các bài thuốc điều trị bệnh.

4. Thu hái – sơ chế – bảo quản

Vào khoảng tháng 7 mỗi năm, quả khiên ngưu chín sẽ được thu hái về. Sau đó đập nát để lấy phần hạt (bỏ vỏ) và đem đi phơi khô dưới nắng. Tiếp đến cho vào hủ thủy tinh hoặc bao nilon bọc kín để dùng dần. Cuối cùng là bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt làm hư hại.

5. Thành phần hóa học

Trong cây khiên ngưu có chứa một số thành phần hóa học sau:

  • Glucozit (Phacbitin)
  • Pharbitin (Purolic acid và Pharbitic)
  • Chất béo

Vị thuốc khiên ngưu

Vị thuốc khiên ngưu, cụ thể là phần hạt có những đặc điểm riêng về tính vị và tá dụng dược lý (cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại) nên được sử dụng làm dược liệu trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tùy theo mục đích sử dụng hoặc tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh mà sẽ có cách dùng và liều lượng khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Tính vị

Tình nóng, vị cay, hơi độc.

2. Quy kinh

Quy vào 3 kinh: Thận, đại tràng và phế.

3. Tác dụng dược lý

Theo các nghiên cứu của Y học cổ truyền:

  • Tác dụng: Thông mật, trục đờm, thông tiểu tiện và đại tiện, tiêu ẩm lợi nhị tiện, lợi tiểu, tả khí phân thấp nhiệt,…
  • Chủ trị: Cước thũng, sát trùng, nhiễm giun,…

Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại:

  • Tác dụng: Tiêu diệt giun đũa, tăng bộ lọc Inulin của Thận. Ngoài ra chất Pharbitin trong dược liệu còn có tác dụng tẩy xổ khá mạnh (gần giống với chất Jalapin), khi đi vào dịch ruột và mật sẽ làm tăng nhu động ruột và gây sổ, tuy nhiên chỉ xảy ra ở dạng cồn chiết xuất hoặc nước, không có trong thuốc sắc.
  • Độc tính: Dược liệu có độc tính nhưng không nhiều. Khi sử dụng ở liều cao có thể gây ra một số triệu chứng như nôn và buồn non (do tác động lên đường tiêu hóa trực tiếp), đau thần kinh và tiểu ra máu (do ảnh hưởng trực tiếp đến thận),…
Khiên ngưu
Trong Y học cổ truyền, khiên ngưu – cụ thể là phần hạt có tác dụng hông mật, trục đờm, lợi tiểu,…

4. Cách sử dụng – liều lượng

Hạt khiên ngưu thường được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với những liệu khác bằng cách tán bột, sử dụng nước chiêu thuốc,… Ngoài ra, nhựa khiên ngưu còn được chiết suất bằng cồn để dùng trong một số trường hợp cần thiết.

Đối với dạng bột mịn, nên dùng mỗi ngày khoảng 2 – 3 gram. Đối với dạng nhựa, liều lượng thích hợp là 0,2 – 0,4 gram/ngày, có thể tăng lên 0,6 – 1,2 gram ngày. Bên cạnh đó, tùy mục đích sử dụng và tình trạng bệnh, thầy thuốc hoặc bác sĩ sẽ chỉ dẫn người bệnh tăng hoặc giảm liều lượng.

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ khiên ngưu

Nhờ những tác dụng tuyệt vời, khiên ngưu đã được ứng dụng làm dược liệu trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến bài thuốc chữa tinh thần phân liệt, phù, tiểu bí, táo bón, phù thũng, ngồi nằm không được, cước khí, thủy thũng, trẻ nhỏ bị nhiệt đờm ủng tắc, bạo suyễn, đờm hỏa làm tổn thương phế,… Ngoài ra còn được dùng để giảm đau bụng do giun đũa, giun kim, tẩy giun.

1. Bài thuốc chữa bệnh tinh thần phân liệt

Chuẩn bị: 24 gram bạch sửu (hạt khiên ngưu trắng), 12 gram đại hoàng, 16 gram kẹo mạch nha và 12 gram hùng hoàng.

Cách thực hiện: Các dược liệu đem tán thành bột mịn. Sau đó vo thành viên có khối lượng khoảng 2 gram. Mỗi ngày uống 4 viên cùng với nước. Sử dụng liên tục trong 2 tuần, nghỉ 1 tuần trước khi sử dụng tiếp.

2. Bài thuốc chữa phù, tiểu bí, táo bón

Chuẩn bị: 4 gram bạch khiên ngưu (nửa để chín, nửa để sống, 4 gram mộc thông, 4 gram bạch truật, 4 gram tang bạch bì, 4 gram quất hồng và 4 gram cam thảo (nướng).

Cách thực hiện: Tất cả các vị thuốc đem tán thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng khoảng 8 – 12 gram để uống điều trị bệnh. Duy trì đều đặn và liên tục để đạt kết quả tốt nhất.

3. Bài thuốc bệnh phù thũng, ngồi nằm không được

Chuẩn bị: 10 gram khiên ngưu.

Cách thực hiện: Cho dược liệu và 300ml vào ấm. Sau đó đun sôi hỗn hợp đến khi sắc lại còn 150ml thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc và chia đều thành 2 phần để uống 2 lần trong ngày.

4. Bài thuốc chữa cước khí, thủy thũng

Chuẩn bị: 30 gram khiên ngưu, 30 gram xích phục linh (không có vỏ đen), 30 gram binh lang, 30 gram trần quất bì (không có xơ) và 30 gram mộc hương.

Cách thực hiện: Tất cả dược liệu đem đi tán thành bột mịn. Sau đó cho vào lọ thủy tinh để dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 6 gram, thêm 150ml và sắc uống để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Khiên ngưu
Khiên ngưu là dược liệu quen thuộc trong các bài thuốc chữa cước khí, thủy thũng

5. Bài thuốc chữa trẻ nhỏ bị nhiệt đờm ủng tắc, bạo suyễn, đờm hỏa làm tổn thương phế

Chuẩn bị: Hắc khiên ngưu, đại hoàng (sao rượu) và chỉ xác.

Cách thực hiện: Các dược liệu đem đi tán nhuyễn cho đến khi thành bột mịn. Sau đó uống cùng với nước sôi mỗi ngày. Sau một thời gian ngắn, bệnh tình sẽ thuyên giảm đáng kể.

6. Bài thuốc giảm đau bụng do giun đũa, giun kim, tẩy giun

  • Bài thuốc 1

Chuẩn bị: 12 gram khiên ngưu, 4 gram đại hoàng sống và 12 gram lôi hoàn.

Cách thực hiện: Nghiền tất cả dược liệu thành bột mịn. Sau đó trước khi đi ngủ thì sử dụng để uống cùng nước ấm. Thực hiện đúng cách sẽ cải thiện sức khỏe rõ rệt.

  • Bài thuốc 2

Chuẩn bị: Khiên ngưu, hạt cau và đại hoàng (liều lượng bằng nhau).

Cách thực hiện: Tán nhuyễn các dược liệu thành bột mịn. Sau đó đem hòa cùng nước ấm để uống khi bụng đói. Trường hợp dùng cho trẻ em, cần giảm liều lượng.

Một số lưu ý khi sử dụng khiên ngưu chữa bệnh

Dược liệu có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như người bệnh không sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Cụ thể, khi sử dụng khiên ngưu chữa bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không sử dụng dược liệu chung với ba đậu.
  • Không dùng dược liệu cho phụ nữ có thai.
  • Người có sức khỏe yếu, hay mệt nên dùng dược liệu với liều lượng ít.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi dùng dược liệu.

Trên đây là những thông tin cần biết về khiên ngưu. Tuy nhiên, chỉ mang tính chất tham khảo vì thực tế khi dùng sẽ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Nếu sau một thời gian sử dụng, bệnh không thuyên giảm hoặc cơ thể xuất hiện dấu hiệu dị ứng, người bệnh cần ngưng ngay và đến bệnh viện uy tín để được kiểm tra, cũng như có phương pháp chữa bệnh thích hợp hơn.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn