Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Lá Dứa Thơm: Đặc điểm, công dụng và cách dùng chữa bệnh

Lá Dứa Thơm là loại cây thân thảo quen thuộc được sử dụng nhiều trong nấu nướng. Chưa dừng lại ở đó, Lá Dứa còn góp mặt trong nhiều công thức làm đẹp được các bóng hồng yêu thích. Đặc biệt, các bài thuốc chữa bệnh từ Lá Dứa, được ông bà ta lưu truyền còn được áp dụng cho tới ngày nay. Xem ngay bài viết sau đây để được bật mí thông tin từ A đến Z về loài thảo dược có công dụng đa dạng này nhé!

Thông tin chung về Lá Dứa Thơm

Lá Dứa Thơm còn được gọi với cái tên dân giã là cây nếp thơm. Lá Dứa sinh trưởng mạnh ở điều kiện đất ẩm, miền nhiệt đới. Cây trưởng thành cao từ 30 đến 40cm. Bề ngang lá cây khoảng 3 đến 4 cm. Điểm đặc biệt của lá cây là có màu xanh sẫm và bóng ở mặt trên, phủ lông mịn ở mặt dưới và không có gai bao quanh viền lá.

lá dứa thơm
Cây Lá Dứa mọc thành bụi lớn

Rễ Lá Dứa là loại rễ chùm. Vì thế nên cây không sinh trưởng đơn độc mà mọc thành bụi. Lá cây có mùi thơm dịu đặc trưng như mùi cơm nếp chín. Khi phơi khô, mùi thơm Lá Dứa vẫn được giữ nguyên vẹn.

Lá Dứa Thơm phân bố ở đâu?

Điều kiện để Lá Dứa phát triển tốt là vùng đất nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm. Cây sinh trưởng mạnh khi được trồng ở dưới bóng mát. Vì thế nên loài cây này được tìm thấy nhiều ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Tại Việt Nam, Lá Dứa mọc hoang hoặc được trồng ở khắp mọi miền trên tổ quốc. Tuy nhiên, Lá Dứa rất phổ biến và ưa chuộng tại miền Nam.

Lá Dứa được tìm thấy ở mọi vùng miền Việt Nam

Thu hái và sơ chế Lá Dứa Thơm

Lá Dứa Thơm được thu hái quanh năm. Người thu hái chọn những lá bánh tẻ, dài, xanh sẫm màu. Bên cạnh đó, các lá già úa cũng được loại bỏ để bụi cây phát triển thêm. Sau khi Lá Dứa được thu hái sẽ đem rửa qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Lá Dứa Thơm có thể dùng tươi chế biến món ăn, làm đẹp hoặc  làm thuốc. Bên cạnh đó, Lá Dứa cũng được đem phơi khô dưới bóng râm và bảo quản trong túi nilon kín.

lá dứa thơm
Lá Dứa được thu hái quanh năm

Thành phần hóa học có trong Lá Dứa Thơm

Thành phần hóa học tạo nên mùi thơm đặc trưng của Lá Dứa Thơm là một enzyme không bền. Đặc điểm loại enzyme này rất dễ bị oxy hóa. Bên cạnh đó, các thành phần hóa học được tìm thấy trong Lá Dứa chủ yếu là chất xơ, nước, Glycosides, Alkaloid, 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin, 3-Metyl-2 (5H) – Furanon. Nhờ có thành phần hóa học này mà Lá Dứa rất tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Món ăn chuẩn vị nhờ có Lá Dứa Thơm

Lá Dứa được gọi với cái tên quen thuộc lá nếp. Nhờ có enzyme tạo mùi thơm nên Lá Dứa giúp các món ăn có hương vị dậy mùi, hấp dẫn. Màu sắc các món ăn có màu xanh Lá Dứa rất bắt mắt. Thưởng thức các món ăn được chế biến với Lá Dứa giúp người dùng no nê cả về vị giác lẫn thị giác. Dưới đây là một vài món ăn từ Lá Dứa Thơm.

Sữa chua thạch Lá Dứa

Tin chắc bạn sẽ sớm bị chinh phục bởi món ăn ngon giải khát mùa hè – sữa chua thạch Lá Dứa. Vị chua thanh thanh của sữa chua hòa quyện với vị béo của cốt dừa. Topping ăn kèm trân châu, thạch Lá Dứa kích thích vị giác người ăn với mùi thơm hấp dẫn. Với nguyên liệu bột rau câu, đường, sữa chua, nước cốt dừa, trân châu, bạn có thể chế biến sữa chua thạch Lá Dứa vô cùng đơn giản tại nhà:

Thạch sữa chua Lá Dứa cứu tinh cho mùa hè nóng bức
  • Bước 1: Trộn đều bột thạch rau câu cùng 100g đường.
  • Bước 2: Đun sôi nước cho thêm nước cốt Lá Dứa xay vào nồi đun 3 phút.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp bột thạch vào khuấy đều tay.
  • Bước 3: Đổ thạch ra khay và bảo quản lạnh cho đông lại rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn.
  • Bước 4: Đun sôi nước rồi luộc trân châu dừa vừa chín, vớt ra bát nước lạnh.
  • Bước 5: Trộn thạch Lá Dứa, trân châu dừa, nước cốt dừa, sữa chua và thêm đá là có thể thưởng thức.

Chè dừa non Lá Dứa

Chè dừa non Lá Dứa luôn nằm trong top đầu những món ăn vặt yêu thích nhất của giới trẻ. Sự kết hợp ăn ý giữa chè non, nước cốt dừa và những sợi thạch Lá Dứa mềm thơm gây ấn tượng mạnh cho thực khách.

Nguyên liệu cần có cho món ăn vặt này gồm: Lá Dứa, bột rau câu, đường trắng, nước cốt dừa, dừa non, sữa tươi, trân châu. Công thức chế biến chè dừa non lá nếp khá đơn giản, bạn có thể thành công ngay từ lần đầu tiên:

Siêu lòng trước món ngon dừa non dầm Lá Dứa
  • Bước 1: Lá Dứa rửa sạch, cắt nhỏ rồi xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
  • Bước 2: Cho 1 gói thạch rau câu trộn đều với 100g đường.
  • Bước 3: Đun sôi nước cốt Lá Dứa với 800ml nước tinh khiết rồi đổ bột thạch vào nồi khuấy đều.
  • Bước 4: Đổ thạch ra khay và bảo quản lạnh sua đó cắt sợi vừa ăn.
  • Bước 5: Đun sôi nước luộc trân châu vớt ra bát nước lạnh.
  • Bước 6: Cho hỗn hợp nước cốt dừa, 100g đường trắng, sữa tươi, lá nếp tươi vào đun sôi trong nồi.
  • Bước 7: Cho bột báng cùng dừa non thái miếng vừa ăn vào nồi.
  • Bước 8: Múc ra bát, cho thêm trân châu và thạch dừa là có thể thưởng thức. Chè dừa non Lá Dứa sẽ ngon hơn nếu được bảo quản lạnh.

Xôi Lá Dứa Thơm

Xôi Lá Dứa có màu xanh tươi và mùi hương thơm của Lá Dứa trở thành món ăn thân quen của người Việt. Cách chế biến món xôi không tốn thời gian, không cầu kỳ và gây khó dễ cho người nấu.

Chỉ với nguyên liệu nửa cân gạo nếp, một nắm Lá Dứa và 200g dừa nạo sợi là bạn có thể nấu xôi thơm ngon cho cả nhà ăn:

Xôi Lá Dứa màu xanh bắt mắt
  • Bước 1: Lá Dứa thái nhỏ, xay nhuyễn với nước rồi lọc bỏ bã.
  • Bước 2: Gạo nếp sau khi vo sạch được ngâm vào nước cốt Lá Dứa từ 6 đến 8 tiếng.
  • Bước 3: Vớt gạo nếp ra để ráo trộn với một ít muối sau đó cho vào nồi đồ chín.
  • Bước 4: Đồ xôi khoảng 25 phút là xôi chín đều. Trong quá trình đồ, bạn lấy đũa xới xôi lên để xôi chín đều.
  • Bước 5: Tắt bếp, trộn xôi Lá Dứa với nước cốt dừa để gia tăng vị ngậy và hương thơm.
  • Bước 6: Cho xôi ra đĩa và thêm dừa nạo lên trên bề mặt.

Chăm sóc sắc đẹp với nguyên liệu Lá Dứa Thơm rẻ tiền

Ai cũng biết Lá Dứa Thơm là hương liệu được sử dụng phổ biến để chế biến các món ăn hấp dẫn. Thế nhưng công dụng làm đẹp của Lá Dứa thì không phải ai cũng hiểu hết. Những công thức làm đẹp nhờ nguyên liệu rẻ tiền Lá Dứa Thơm sẽ khiến phái đẹp phải bất ngờ lớn.

Gội đầu bằng Lá Dứa nhuộm đen tóc, chống gãy rụng

Cứu làn da cháy nắng: Lá Dứa Thơm là một giải pháp chữa bỏng rát do cháy nóng hiệu quả. Bạn hãy ngâm mình vào bồn tắm có hòa lẫn trà Lá Dứa sẽ thấy làn da được làm dịu nhanh chóng.

Nhuộm tóc: Í tai biết Lá Dứa Thơm có thể hô biến mái tóc của bạn trở nên đen óng ả như dưỡng ngoài spa. Cách nhuộm tóc bằng lá cây Dứa Thơm rất dễ làm tại nhà. Bạn chỉ cần đun sôi nắm lá cây Dứa Thơm trong nước rồi để qua đêm cho cô đặc. Sau đó, bạn dùng nước trái nhàu trộn đều lên rồi gội đầu thường xuyên sẽ giúp mái tóc đen hơn.

Cách bài thuốc chữa bệnh từ Lá Dứa Thơm

Thảo dược này rất giàu chất xơ, enzyme và nhiều hoạt chất ưu việt. Nhờ vậy mà Lá Dứa phát huy hiệu quả tuyệt vời trong quá trình điều trị một số căn bệnh thường gặp.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Thành phần chất xơ có trong lá cây Dứa Thơm thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động mạnh. Đồng thời, cao chiết từ Lá Dứa đóng vai trò là chất hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường. 

lá dứa thơm
Trà Lá Dứa kiểm soát đường trong máu hữu hiệu

Lá Dứa được rửa sạch, cắt nhỏ và đem phơi khô dưới bóng râm. Sau đó, bệnh nhân tiểu đường dùng Lá Dứa Thơm phơi khô để hãm trà uống mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn. Người khỏe mạnh cũng có thể uống trà Lá Dứa để phòng ngừa bệnh tiểu đường rất tốt.

Bài thuốc chữa bệnh thấp khớp

Lá Dứa Thơm kết hợp với dầu dừa là bài thuốc dân gian lưu truyền chữa thấp khớp hiệu nghiệm. Người bệnh dùng Lá Dứa đã rửa sạch và băm nhỏ sau đó cho vào dầu dừa vừa được đun nóng khuấy đều tay. Hỗn hợp được thoa vào vùng đau nhức xương khi còn ấm để giảm nhanh cơn đau.

Bài thuốc lợi tiểu từ Lá Dứa Thơm

Đông y gia truyền cho biết Lá Dứa Thơm là dược liệu bổ thận, lợi tiểu. Người mắc tình trạng đái buốt, đái dắt, đau khi đi tiểu có thể áp dụng bài thuốc lợi tiểu từ cây Lá Dứa. 

lá dứa thơm
Bài thuốc lợi tiểu từ Lá Dứa trong vườn

Lá Dứa Thơm được thu hái, rửa sạch bằng nước muối loãng rồi đem xay nhuyễn. Sau khi xay nhuyễn, hỗn hợp nước Lá Dứa được lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước cốt. Nước cốt này đun sôi trên bếp rồi cho thêm đường phèn.

Người bệnh chờ đến khi thuốc nguội hẳn có thể uống. Duy trì bài thuốc trong vòng 2 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả lợi tiểu bất ngờ từ cây Lá Dứa. 

Trà Lá Dứa Thơm chữa chuột rút

Bạn có bao giờ phải chịu đau do chuột rút dạ dày? Nguyên nhân có thể xuất phát từ máu lưu thông không đều. Hãy thử bài thuốc từ Lá Dứa trong vườn nhà để chữa bệnh không tốn tiền thuốc. Cách pha trà Lá Dứa rất đơn giản.

Lá Dứa tươi hoặc khô được rửa sạch, cho vào ấm hãm trà. Bạn cho thêm một vài lát gừng để tăng cường lưu thông máu tốt nhất. Nước sôi được chế lần một để tráng trà. Sau đó, bạn chế thêm nước rồi đợi trà ngấm là có thể thưởng thức. 

Lá Dứa Thơm có tác dụng phụ không?

Loài thảo dược quý này hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho người dùng bởi thành phần không chứa độc tố. Vì thế, người dùng hoàn toàn không cần lo ngại đến tác dụng phụ khi chế biến món ăn, làm đẹp hay chữa bệnh bằng cây Lá Dứa.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm được những thông tin hữu ích về cây Lá Dứa Thơm. Hãy bỏ túi những mẹo làm đẹp rẻ tiền, công thức nấu ăn ngon như nhà hàng từ cây Lá Dứa. Hơn hết, bạn đừng quên ghi lại những bài thuốc chữa bệnh bằng Lá Dứa để dùng khi cần thiết.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn