Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Mâm xôi: Thành phần dinh dưỡng, cách dùng và bài thuốc chữa bệnh

Mâm xôi là loại cây được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc. Hầu hết các bộ phận của chúng đều có thể được sử dụng làm thuốc nhưng phổ biến nhất là quả. Loại dược liệu này có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh sinh lý nam giới, giúp bổ thận và hỗ trợ giảm cân rất tốt.

Mâm xôi có tác dụng gì
Mâm xôi hay còn gọi là phúc bồn tử là một loại cây lâu năm, thân gỗ.

  • Tên gọi khác: Phúc bồn tử (phổ biến nhất). Ngoài ra còn Đùm đùm, Chúc xôi, Cơm xôi, Mắc hủ (dân tộc Tày), Co hủ (dân tộc Thái), Ghìm búa (dân tộc Dao)
  • Tên khoa học: Rubus alceaefolius Poir. (R.moluccanus L)
  • Nguồn gốc – xuất xứ: Châu Âu, Bắc Á
  • Họ: hoa hồng

Một số điều cần biết về mâm xôi

Mâm xôi là một loại quả quen thuộc, nhất là đối với các trẻ em ở nông thôn miền Bắc. Tìm hiểu thêm thông tin về loại dược liệu này qua các vấn đề sau đây:

1. Đặc điểm sinh thái

Mâm xôi hay còn gọi là phúc bồn tử là một loại cây lâu năm, thân gỗ. Cây có thân nhỏ, kích thước không quá lớn và thường mọc trường. Xung quanh vỏ ngoài của thân, cuốn lá và cuốn hoa đều có các gai nhọn bao phủ xung quanh.

Phần lá cây thường mọc đơn và so le với nhau, bộ phận này thường có cuống dài và chia thành 5 thùy được sắp xếp không đều nhau. Phần gân lá hình chân vịt, có mép răng cưa, trên bề mặt thường phủ rất nhiều lông, mặt dưới cũng có phần lông mềm màu xám.

Cụm hoa thường mọc thành những chùm có cánh màu trắng hồng ở nách lá. Quả cây có hình cầu và do các hạch tụ lại thành quả. Khi chính quả mâm xôi thường có màu đỏ tươi rất đẹp, vị quả chua ngọt và có mùi thơm. Thông thường, người ta thường thấy loại cây này bắt đầu ra hoa vào tháng 2 – 3 và quả sẽ được thu hái vào khoảng tháng 5 – 7.

2. Phân bố

Mâm xôi là loại cây mọc hoang được phát hiện tại châu Mỹ, châu Á, châu Âu.

Còn ở Việt Nam, loại cây này thường được tìm thấy chủ yếu tại các tỉnh miền núi. Chúng thường sẽ mọc nhiều trên đường đi, tại các khu rừng thưa. Thông thường, mâm xơi chỉ xuất hiện và dễ tìm hơn tại các tỉnh miền Bắc, ở miền Trung và miền Nam rất hiếm khi thấy được.

Chúng thường được mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Thái Bình, Sơn La,…

3. Bộ phận sử dụng dược liệu

Hầu hết các bộ phận như thân, cành, lá, rễ và quả của mâm xôi đều có thể được sử dụng để làm thuốc.

4. Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

Người ta thường thu hái quả mâm xôi để sơ chế vào khoảng tháng 5 – 7. Ngoài ra, nó còn có thể dùng để ăn như một loại trái cây và sử dụng để làm mứt. Thông thường quả được bảo quản lạnh để có thể sử dụng được lâu hơn.

Một số điều cần biết về mâm xôi
Người ta thường thu hái quả mâm xôi để sơ chế vào khoảng tháng 5 – 7.

Còn thân, cành và lá thì được thu hái quanh năm. Sau đó cắt ra thành từng khúc nhỏ, phơi khô và bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc để dùng dần.

5. Thành phần dinh dưỡng

Mâm xôi là một loại cây có ít calo nhưng chất dinh dưỡng trong loại dược liệu này là rất giàu có.

Cụ thể, trong một quả mâm xôi thường chứa rất nhiều các thành phần như: Mangan, Vitamin K, Vitamin E, Vitamin B, Sắt, Magiê, Photpho, Kali, Đồng, chất béo, Protein, chất xơ, calo, Carbs.

Ngoài ra, trong thành phần của lá cây mâm xôi còn chứa rất nhiều Tanin.

Vị thuốc mâm xôi

Mâm xôi là một vị thuốc được sử dụng để điều trị rất nhiều bài thuốc khác nhau. Trong sử dụng để làm thuốc, nó thường mang những đặc trưng như sau:

1. Tính vị

Phần quả mâm xôi thường có vị nhạt, tính bình, không chứa độc, hoàn toàn có thể sử dụng và mang lại tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Cành, lá, và rễ cây cũng có thính bình, vị hơi the.

2. Quy kinh

Quả quy về kinh Can, Vị

3. Tác dụng dược lý

Mâm xôi đã trải qua quá trình nghiên cứu từ các chuyên gia từ y học cổ truyền cho đến hiện đại. Trong mỗi lĩnh vực đều mang lại những tác dụng dược lý bổ ích khác nhau, cụ thể như:

Trong y học cổ truyền:

  • Bổ thận, tráng dương.
  • Có tác dụng tăng cường sinh lý, giữ tinh khí.
  • Cải thiện tinh khí và luôn giữ trong trạng thái đầy đủ.
  • Ích tinh, thận tàng tinh.
  • Thanh nhiệt, tán ứ
  • Tiêu viêm, hoạt huyết.

Trong y học hiện đại:

  • Khả năng chống viêm, nhất là đối với dạ dày, ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt cho dạ dày.
  • Tăng cường miễn dịch để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
  • Có nhiều thành phần tốt cho mắt, bảo vệ được mành sản xuất dịch thủy và tránh khô mắt hiệu quả.
  • Sử dụng tốt cho người bị tiểu đường.
  • Khả năng hạn chế nhiễm trùng đường tiểu, kháng khuẩn và hỗ trợ điều trị nhiễm trùng E. coli.

Công dụng trong điều trị bệnh

Chính những tác dụng dược lý trên mà mâm xôi thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề về sức khỏe như:

  • Hạn chế tình trạng nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch nhờ vào các chất acid ellagic trong quả mâm xôi, giúp giảm huyết áp và hạn chế tình trạng xảy ra nguy cơ nhồi máu cơ tim. Sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch rất hiệu quả.
  • Tăng cường chức năng sinh sản do có hàm lượng vitamin C và magie.
  • Giảm cân, ngăn ngừa béo phì do có chứa chất Raspberry được các nhà khoa học chứng minh là có khả năng đốt cháy các chất béo, chuyển hóa lipid, từ giúp hỗ trợ giảm cân và phòng ngừa béo phì hiệu quả.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu nhờ vào thành phần xeton sẽ giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả.
  • Hầu hết những tổn thương về gan và các tế bào trong bộ phận này đều sẽ được phục hồi khi sử dụng loại quả này. Do thành phần dược liệu cao nên nó không chỉ hạn chế được tình trạng mảng bám trên thành gan mà còn giúp tiêu hủy chất béo rất tốt.
  • Chống lão hóa, ngừa ung thư đối với các chị em phụ nữ. Loại dược liệu này có công dụng trong việc làm giảm sự hoạt động của các gốc tự do gây hại và duy trì vẻ đẹp trẻ trung. Ngoài ra, mâm xôi còn có chứa nhiều vitamin C giúp ngăn chặn sự sản sinh các tế bào ung thư, đồng thời chống viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả.
  • Bổ thận, tráng dương và thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến thận hư, các triệu chứng liệt dương,…

5. Cách dùng – Liều lượng

Mâm xôi là loại dược liệu có thể được sử dụng phần quả theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể dùng tươi, sấy khô, chế biến thành mứt hoặc ngâm rượu để dùng dần cũng rất tốt.

Còn về thân, cành, lá thì đã phơi khô thì thường sắc với nước và sử dụng. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc dân khác để tăng hiệu quả điều trị.

Liều lượng: Mâm xôi được khuyến cáo sử dụng với định mức như sau:

  • Quả: Từ  10 – 30 g.
  • Thân, cành, lá: Từ 30 – 40 g mỗi ngày.

Các bài thuốc sử dụng từ quả mâm xôi

Như đã biết, quả mâm xôi có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Sau đây sẽ là gợi ý về các bài thuốc để bạn có thể áp dụng và khắc phục các tình trạng sức khỏe mà bản thân đang mắc phải.

Các bài thuốc sử dụng từ quả mâm xôi
Quả mâm xôi có rất nhiều công dụng trong việc điều trị di tinh, lưng gối mỏi yếu, hư thận gây tay chân lạnh,…

1. Chữa viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú

  • Chuẩn bị: 30-40g cành lá cây mâm xôi; cây ô rô, mộc thông, mỗi vị 15-20g
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch và sắc thành thuốc uống

2. Chữa liệt dương

  • Chuẩn bị: Mâm xôi, Kỷ tử, Ngũ vị tử, Thỏ ty tử, Xa tiền tử, mỗi vị lấy với liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu sấy khô và tán thành bột mịn. Thêm vào mật ong và vo thành viên hoàn. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 6 gram và uống với nước ấm.

3. Chữa viêm loét miệng, viêm gan cấp và mạn tính, viêm tuyến vú

  • Chuẩn bị: Cành, lá cây Mâm xôi 30 g, Kim anh, Ba kích, mỗi vị 10 – 15 g
  • Cách thực hiện: Đem sắc thành nước và dùng mỗi ngày.

4. Điều trị di tinh, lưng gối mỏi yếu, hư thận gây tay chân lạnh

  • Chuẩn bị: Phúc bồn tử, Ba kích, Thỏ ty tử, mỗi vị đều 15 gram; 250 ml rượu gạo.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu và đem ngâm với lượng rượu vừa chuẩn bị, sau 1 tuần là có thể sử dụng được. Mỗi lần sử dụng từ 20 – 30 ml.

5. Chữa phụ nữ khí hư nhiều, muộn con

  • Chuẩn bị: Mâm xôi 10 – 15 gram, Thỏ tỷ tử 30 – 45 gram, chim Sẻ 5 con, Câu kỷ tử 20 – 30 gram, gạo tẻ 100 gram, gia vị
  • Cách thực hiện: Rửa sạch và sơ chế các loại nguyên liệu sau đó nấu thành cháo. Chia thành nhiều lần sử dụng trong ngày.

6. Điều trị tiểu tiện nhiều do thận hư, liệt dương

  • Chuẩn bị: Mâm xôi 12 gram, Hải sâm 200 gram ngâm mềm, rửa sạch, thái nhỏ, thịt dê 150 gram rửa sạch, thái lát, Ích trí nhân 12 gram, Nhục quế, gia vị.
  • Cách thực hiện: Dùng mâm xôi và  Ích trí nhân sắc thành thuốc sau đó lọc lấy nước và bỏ bã. Dùng nước này nấu với thịt dê và các nguyên liệu còn lại trên lửa nhỏ. Đợi đến khi thịt nhừ thì có thể sử dụng.

7. Chữa sỏi thận

  • Chuẩn bị: Khoảng 100 gram mâm xôi
  • Cách thực hiện: Sử dụng hằng ngày để có thể nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh.

8. Cải thiện ham muốn, chữa âm đạo khô, tăng cường chất lượng tinh trùng

  • Chuẩn bị: Mâm xôi, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Tang tầm, Tây dương sâm, đường phèn, mỗi vị 150 gram; 1.500 ml rượu gạo
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch sau đó ngâm với rượu gạo. Đậy kín nắp trong khoảng 3 tuần. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mỗi lần sử dụng khoảng 20 ml.

9. Chữa đi tiểu nhiều lần ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Mâm xôi, Ích trí nhân, Tang phiêu tiêu, Sơn thù du, mỗi vị 12 gram
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch và sắc thành thuốc uống. Với bài thuốc này nên sử dụng 1 lần/ ngày.

10. Điều trị mộng tinh, di tinh

  • Chuẩn bị: Mâm xôi, Sơn thù du, Long cốt, Khiếm thực, Liên tu, Sa uyển tử, mỗi vị đều 12 gram.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch và sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

11. Bài thuốc chữa xuất tinh sớm, lưng đau mỏi gối, tảo tiết, khí hư ra nhiều

  • Chuẩn bị: Tỏa dương, mỗi vị đều 10 gram, Đảng sâm, Hoài sơn, mỗi vị đều 12 gram, Hồng trà 3 gram.
  • Cách thực hiện: Rửa thật sạch các nguyên liệu rồi đem hãm với nước sôi trong khoảng 10 – 15 phút thì có thể sử dụng. Áp dụng bài thuốc này thay trà mỗi ngày.

12. Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa

  • Chuẩn bị: 15 – 30 gram mâm xôi
  • Cách thực hiện: Đem rửa sạch nguyên liệu vừa chuẩn bị và hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút. Nên sử dụng vào trước bữa ăn khoảng 20 phút.

Lưu ý khi sử dụng mâm xôi

Là một loại dược liệu có nhiều công dụng khác nhau nhưng mâm xôi trong quá trình sử dụng cần đảm bảo người bệnh nắm rõ một số lưu ý sau:

Lưu ý khi sử dụng mâm xôi
Thận trọng khi sử dụng mâm xôi đối với các bà mẹ mang thai và cho con bú
  • Thận trọng khi sử dụng cho bà mẹ mang thai và cho con bú: Những đối tượng này khi sử dụng mâm xôi có thể gây ra sự co thắt trong tử cung, nhất là đối với phụ nữ mang thai. Điều này gây ra những tác động hoàn toàn không tốt đối với thai nhi, tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng quá liều có thể gây tiêu chảy: Mâm xôi có công dụng nhuận tràng hiệu quả nên trong quá trình sử dụng nếu quá liều lượng cho phép thì có thể sẽ gây ra tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải.
  • Để lại một số phản ứng dị ứng: Một số cơ địa quá mẫn cảm với các thành phần của dược liệu thì có thể gây ra các phản ứng dị ứng như đỏ, ngứa miệng sau khi ăn hoặc xuất hiện tình trạng này trên da. Bên cạnh đó, môi và lưỡi có thể bị sưng, gây đau bụng, chóng mặt. Lúc này bạn nên đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
  • Tương tác với thuốc: Việc sử dụng mâm xôi với các loại thuốc kháng sinh Linezolid là hoàn toàn không nên. Do trong dược liệu này có chứa thành phần tyramine nên có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho người sử dụng và gây tác động xấu đến huyết áp.

Mâm xôi là một bài thuốc quý có thể điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên, không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể áp dụng những cách chữa bệnh từ loại dược liệu này. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc thầy thuốc để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn