Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Nấm linh chi: Hình ảnh, công dụng chữa bệnh và lưu ý khi dùng

Nấm linh chi là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn, tác dụng an thần, dưỡng tâm, bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, bình suyễn và chỉ khái. Hiện nay, y học hiện đại đã nghiên cứu và công nhận tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống oxy hóa và điều trị bệnh của dược liệu này.

Nấm linh chi
Nấm linh chi là vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe

  • Tên khác: Nấm trường thọ, Tiên thảo, Bất lão thảo, Vạn niên nhung,…
  • Tên khoa học: Ganoderma lucidum
  • Họ: Nấm lim – Ganodermataceae

Một số thông tin cần biết về nấm linh chi

1. Đặc điểm của nấm linh chi

Nấm linh chi là loại nấm hóa gỗ thường sống trong một năm nhưng cũng có một số loại sống lâu năm. Nấm có thể mọc ở thân cây còn sống hoặc đã chết từ các loại cây lá rộng, lá kim đến cây nho, cau, dừa, tre, trúc,… Nấm linh chi có thể mọc đơn lẻ hoặc thành cụm, phần thịt mềm xốp, màu nâu nhưng có xu hướng hóa gỗ dần theo thời gian.

Mũ nấm gồm có 2 vách, ở giữa hai vách hình thành bào tử. Đây là đặc điểm chỉ có nấm linh chi nên có thể dùng để phân biệt với các loại nấm khác. Khi trưởng thành, mủ nấm có hình quạt/ hình thận hoặc bán nguyệt với độ dày từ 0.5 – 2cm, rộng 2 – 25cm và dài 3 – 30cm. Mũ nấm có vân tán xạ, lượng sóng, màu nâu đỏ và sáng bóng, mặt dưới có các ống nhỏ chứa bào tử và có màu nâu nhạt hơn.

nấm linh chi công dụng gì
Mũ nấm linh chi có màu nâu, sáng bóng, cuống nấm hình trụ dài và có màu nâu đậm hơn

Cuống nấm có hình trụ tròn, dài, màu nâu bóng và chiều dài khoảng 15 – 20cm, đường kính 1 – 1.5cm. Bào tử nấm linh chi có kích thước nhỏ, màu nâu, hình thuẫn, một đầu tròn lớn và một đầu tròn nhỏ.

Nấm linh chi có rất nhiều loại, trong đó các loại phổ biến bao gồm:

  • Thanh chi (nấm linh chi xanh)
  • Bạch chi (nấm linh chi trắng)
  • Hắc chi (nấm linh chi đen)
  • Hồng chi hoặc xích chi (nấm linh chi đỏ)
  • Hoàng chi (nấm linh chi vàng)
  • Tử chi (nấm linh chi tím)

2. Hình ảnh của nấm linh chi

hình ảnh nấm linh chi
Hình ảnh nấm linh chi được nuôi trồng
hình ảnh nấm linh chi
Hình ảnh nấm linh chi mọc trong môi trường tự nhiên
hình ảnh nấm linh chi
Nấm linh chi sau khi được phơi sấy
hình ảnh nấm linh chi
Nấm linh chi sấy khô và thái lát

3. Sinh thái

Nấm linh chi sống ký sinh hoặc hoại sinh trên thân của nhiều loại thực vật và chủ yếu sinh sống ở rừng kín xanh. Do sinh sản bằng bào tử nằm ở mặt dưới mũ nấm nên loại thực vật này ưa sống ở những vùng đất ẩm, mềm, xốp và mục.

4. Phân bố

Nấm linh chi phân bố ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, loại nấm này mọc tự nhiên ở vùng núi từ Lào Cai đến Lâm Đồng, đặc biệt mọc nhiều ở Vườn Quốc gia Bến En (Thanh Hóa), lâm trường Hương Sơn (Hà Tĩnh), Tam Đảo (Vĩnh Phúc),…

Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, hiện nay nấm linh chi đã được nuôi trồng với quy mô lớn tại nhiều địa phương ở nước ta.

5. Bộ phận dùng

Mủ và cuống của nấm linh chi được thu hoạch để làm thuốc.

6. Thu hoạch

Thu hoạch khi nấm linh chi trưởng thành. Nấm được thu hoạch bằng cách cắt sát gốc, đem rửa sạch dùng tươi hoặc sấy khô để dùng dần.

7. Thành phần hóa học

Nấm linh chi là dược liệu quý chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin C, B, axit béo thiết yếu, canxi, kẽm, kali, axit amin, cần thiết, triterpenes, polysaccharides, manitol, coumarin, riboblavin, chất xơ,…

8. Bảo quản nấm linh chi

Đối với nấm tươi, nên sử dụng sớm để tránh hư hại và ẩm mốc. Nếu muốn bảo quản dùng dần, nên sấy khô nấm hoàn toàn. Sau đó để trong lọ thủy tinh hoặc bọc trong giấy báo đặt ở nơi thoáng mát.

Tìm hiểu về vị thuốc linh chi

hình ảnh của nấm linh chi
Nấm linh chi có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, dưỡng tâm, bổ khí

1. Tính vị

Nấm linh chi có vị đắng, tính hàn

2. Quy kinh

Quy kinh Thận, Can, Phế và Tâm

3. Công dụng chữa bệnh của nấm linh chi

Nấm linh chi là vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Các tác dụng chữa bệnh của dược liệu không chỉ được lưu truyền trong y học cổ truyền mà đã được công nhận trên cơ sở khoa học.

– Theo Đông y:

Theo Đông y, nấm linh chi có vị đắng, tính hàn, tác dụng chính là thanh nhiệt, an thần, chỉ khái, bình suyễn, bổ khí, dưỡng huyết và giải độc. Các loại nấm linh chi khác nhau sẽ có những công năng và dược tính riêng biệt như:

  • Tử chi: Tác dụng lợi tinh, cường kiện gân cốt và làm đẹp da, chống lão hóa
  • Hoàng chi: An thần, giảm mệt mỏi, giải phóng căng thẳng, ích khí và bổ tỳ
  • Bạch chi: Cải thiện trí nhớ, lợi khí và bổ phế
  • Hắc chi: Tác dụng lợi khí, bổ thận, giúp não bộ minh mẫn, sảng khoái, tăng cường trí nhớ, tinh thần sảng khoái và thư thái
  • Xích chi: Cải thiện trí não, kích thích vị giác, ích tâm và bổ khí
  • Thanh chi: Minh mục (làm sáng mắt), an thần, giảm căng thẳng

– Theo y học hiện đại:

Nấm linh chi là một trong những loại dược liệu cổ truyền đã được nghiên cứu chuyên sâu và công nhận về hiệu quả trị bệnh.

hình ảnh của nấm linh chi
Theo y học hiện đại, nấm linh chi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế virus, tăng cường miễn dịch,…

Một số công dụng chữa bệnh của nấm linh chi:

Tăng oxy cho não và tim: Hoạt chất germanium trong dược liệu có khả năng tăng cung cấp cho các tế bào trong cơ thể – đặc biệt là não bộ và tim mạch. Với công dụng này, nấm linh chi thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng do thiếu máu não và căng thẳng thần kinh như mất ngủ, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, điều hòa huyết áp,…

Cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tim mạch: Nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất trong nấm linh chi có tác dụng giảm mỡ máu, cải thiện nồng độ cholesterol, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giãn mạch vành, tăng biên độ và tần số co tim, điều hòa huyết áp, chống ngưng tập tiểu cầu (hạn chế hình thành cục máu đông) và giảm lượng đường trong máu.

Ức chế virus và vi khuẩn: G. lucidum trong nấm linh chi có tác dụng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn thường gây bệnh ở ngoài. Bên cạnh đó, hoạt chất triterpenoid và polysaccharide trong dược liệu còn có khả năng ức chế sự nhân lên của một số loại virus như virus Herpes, HIV, virus gây bệnh viêm gan B,…

Tăng cường miễn dịch: G. lucidum trong nấm linh chi còn có tác dụng kích thích các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, hoạt chất này còn ức chế sản sinh histamine nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh có cơ chế dị ứng như viêm phế quản dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn,…

Hỗ trợ kiểm soát tế bào ung thư: Các nghiên cứu khoa học đều nhận thấy nấm linh chi có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u ác tính. Hiện nay, nấm linh chi bắt đầu được ứng dụng trong điều trị ung thư vì ngoài khả năng kiểm soát tế bào ác tính dược liệu này còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội, chống viêm, giảm đau, tăng cường sức khỏe và giảm thiểu tác dụng phụ của các loại thuốc.

Chống oxy hóa: Triterpenoid và polysaccharide trong nấm linh chi có khả năng chống oxy hóa mạnh, tiêu trừ các gốc tự do và phòng ngừa các bệnh mãn tính thường gặp ở người trung niên, cao tuổi. Với tác dụng chống oxy hóa mạnh, dược liệu này còn giúp duy trì làn da mịn màng, rạng rỡ và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa.

Một số công dụng khác của nấm linh chi: Ngoài ra, nấm linh chi còn có tác dụng an thần, giảm đau, tăng khả năng chuyển hóa dinh dưỡng, bảo vệ tế bào gan, cải thiện chức năng của não bộ, điều hòa kinh nguyệt, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, hỗ trợ thần kinh,…

4. Cách dùng – liều lượng

Nấm linh chi là loại dược liệu không chứa độc tính và có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy theo mục đích. Một số cách sử dụng nấm linh chi phổ biến:

  • Hãm trà
  • Nghiền thành bột
  • Sắc uống
  • Ngâm rượu
  • Dùng để chế biến các món ăn bồi bổ sức khỏe

Các bài thuốc điều trị – món ăn bồi bổ sức khỏe từ nấm linh chi

hình ảnh của nấm linh chi
Nấm linh chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và các món ăn bồi bổ sức khỏe

1. Bài thuốc chữa chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh

  • Bài thuốc 1: Sử dụng lá vông nem, lá sen, linh chi, lạc tiên và cúc hoa mỗi thứ 6 – 8g. Cho dược liệu vào tách và hãm với nước ấm uống như trà. Hoặc có thể sắc lấy nước và uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Dùng quả dâu, long nhãn và linh chi mỗi thứ 10g. Đem sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Sử dụng linh chi tán bột và vo thành viên, mỗi viên tương đương 1g dược liệu. Mỗi lần uống 3 viên, ngày dùng 3 lần.

2. Bài thuốc điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính

  • Chuẩn bị: Sử dụng linh chi ở dạng siro
  • Thực hiện: Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê (tương đương 3g dược liệu), ngày uống 3 lần

3. Bài thuốc chữa viêm phế quản và viêm gan mãn tính

  • Chuẩn bị: Linh chi tán bột
  • Thực hiện: Mỗi lần sử dụng 2 – 4g uống với nước ấm, ngày dùng đều đặn 2 – 3 lần

4. Bài thuốc điều trị đau thắt ngực, tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu và hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não

  • Chuẩn bị: Đỗ trọng, hoàng tinh, cẩu tích và mẫu đơn bì mỗi thứ 12g, thỏ ty tử và thạch xương bồ mỗi thứ 6g, linh chi 9g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng trước khi ăn 1 giờ đồng hồ.

5. Trà linh chi bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực và giải nhiệt

  • Chuẩn bị: Nấm linh chi thái lát 30g
  • Thực hiện: Cho vào ấm đun sôi với 500ml nước trong vòng 3 phút rồi tắt lửa. Ngâm trong 5 – 10 phút rồi tiếp tục đun với lửa nhỏ trong 30 phút đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước để riêng. Dùng kéo cắt nhỏ linh chi và tiếp tục đun như trên để lấy thêm nước 2 và 3. Hòa 3 nước với nhau và bảo quản trong tủ lạnh. Có thể thêm mật ong, đường phèn vào cho dễ uống. Chia nước trà thành nhiều lần uống, dùng hết trong ngày và nên sử dụng lúc bụng đói.

6. Bài thuốc trị huyết áp thấp và suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Nhân sâm 5g và linh chi 10g
  • Thực hiện: Đem dược liệu tán thành bột mịn, trộn đều và bảo quản trong lọ kín. Mỗi lần sử dụng 3g chiêu với nước ấm, ngày dùng 2 lần.
  • Lưu ý: Không thực hiện bài thuốc này nếu bị cao huyết áp

7. Bài thuốc điều trị tăng huyết áp và xơ vữa động mạch

  • Chuẩn bị: Tam thất 6g và linh chi 9g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

8. Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể và viêm phế quản

  • Chuẩn bị: Ngân nhĩ và linh chi bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Đen tán nhỏ dược liệu, sau đó trộn đều. Mỗi lần dùng 10g hãm với nước sôi trong 30 phút và uống đều đặn trong thời gian dài.

9. Bài thuốc làm mát gan, tư dưỡng da mặt và điều trị rối loạn giấc ngủ

  • Chuẩn bị: Cam thảo 2g, hồng táo 4g và linh chi 6g
  • Thực hiện: Hãm với nước sôi uống như trà. Nên dùng đều đặn trong thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt

10. Bài thuốc trị ho gà, viêm khí phế quản và hen suyễn

  • Chuẩn bị: Trần bì 8g, bách hợp và linh chi mỗi thứ 10g
  • Thực hiện: Sắc uống ngày 1 thang, dùng hết trong ngày

11. Nấm linh chi hầm gà chống lão hóa, an thần, dưỡng tâm và phòng ngừa lú lẫn ở người cao tuổi

  • Chuẩn bị: Hạt sen 20g, linh chi và đảng sâm mỗi thứ 15g, thịt gà 100g, nhãn nhục 24g
  • Thực hiện: Rửa sạch thịt gà, cắt miếng vừa ăn và để riêng. Sau đó đem các dược liệu rửa sạch và cho vào nồi cùng với thịt gà và 1 ít nước. Đun sôi trong vài phút sau đó giảm nhỏ lửa và hầm trong 2 giờ đồng hồ. Sau đó, nêm nếm gia vị và ăn khi nóng.

12. Món ăn từ nấm linh chi giúp trị suy nhược sau sinh và sữa ít

  • Chuẩn bị: Gà ác 1 con và 15g linh chi nghiền nhỏ
  • Thực hiện: Làm sạch gà và cho linh chi vào bụng gà rồi chưng cách thủy đến khi mềm nhừ. Nêm nếm gia vị vừa ăn và ăn khi còn nóng.

13. Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng men gan, viêm gan cấp và mãn tính

  • Chuẩn bị: Linh chi sấy khô
  • Thự chiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 3g chiêu với trà hoa cúc

14. Rượu linh chi giúp cải thiện trí nhớ, kích thích tiêu hóa và mất ngủ

  • Chuẩn bị: Rượu trắng 500ml và linh chi 100g
  • Thực hiện: Rửa sạch nấm linh chi, thái lát và ngâm với rượu trong vòng 7 ngày là dùng được. Mỗi lần uống 15ml và ngày dùng 2 lần (sáng – tối)

15. Rượu linh chi và hoài sơn trị di tinh, ra mồ hôi trộm và phế thận âm hư

  • Chuẩn bị: Ngô thù du, hoài sơn, ngũ vị tử và nấm linh chi mỗi thứ 15g, rượu trắng 1.5 lít
  • Thực hiện: Đem tất cả dược liệu thái nhỏ và bỏ trong túi vải. Sau đó cho vào bình, đổ rượu trắng vào, đậy kín và đặt ở nơi thoáng mát. Mỗi ngày lắc 1 lần và ngâm trong 30 ngày là dùng được. Mỗi lần uống 10ml, ngày dùng 2 lần và nên sử dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như mong đợi.

14. Rượu linh chi và đan sâm trị bệnh mạch vành, mất ngủ và thiếu máu não

  • Chuẩn bị: Tam thất và đan sâm mỗi thứ 5g, rượu trắng 500ml và linh chi 30g
  • Thực hiện: Thái lát tất cả các dược liệu, cho vào trong bình và ngâm với rượu trắng ở nơi thoáng mát trong 2 tuần. Mỗi ngày lắc 1 lần để dược liệu ra hết tinh chất. Uống 20 – 30ml/ lần, ngày dùng 2 lần

15. Bài thuốc trị mất ngủ, hồi hộp do huyết hư

  • Chuẩn bị: Thục địa 25g và nấm linh chi 10g.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu vào nồi đất, thêm nước và sắc trong vòng 1 giờ tính từ thời điểm sôi. Đổ nước ra, thêm nước lạnh vào sắc lấy nước thứ 2. Hòa 2 thứ nước và chia đều thành 2 lần uống (sáng – chiều). Dùng liên tục bài thuốc trong vòng 30 ngày

16. Bài thuốc chữa chứng đau mỏi lưng gối, cơ thể mệt mỏi, suy nhược

  • Chuẩn bị: Hà thủ ô (chế) 20g và nấm linh chi 10g
  • Thực hiện: Sắc 2 lần, mỗi lần sắc trong vòng 1 giờ kể từ lúc sôi. Sau đó, hòa 2 thứ nước lại và uống hết trong ngày. Chia thành 2 lần uống (sáng – tối) và dùng đều đặn trong vòng 1 tháng.

17. Bài thuốc trị ra mồ hôi trộm, cơ thể tự ra mồ hôi và suy nhược thần kinh

  • Chuẩn bị: Đường trắng vừa đủ, bạch thược và nấm linh chi mỗi thứ 10g
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sắc trong nồi đất trong vòng 1 giờ kể từ lúc sôi. Chắt nước đầu và tiếp tục sắc lấy nước thứ 2. Trộn đều 2 thứ nước, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày

18. Canh nấm linh chi bổ não, tăng cường trí nhớ

  • Chuẩn bị: Lòng đỏ trứng gà 2 quả, nấm linh chi 20g, óc heo 1 bộ, tủy heo 25g, gừng lát 10g, rượu đế 15ml, gia vị
  • Thực hiện: Đem linh chi rửa sạch, thái lát mỏng và cho vào nồi. Đổ thêm nước vào và sắc nhỏ lửa lấy 2 lần nước (khoảng 200 – 300ml nước). Sau đó, đánh đều lòng đỏ trứng, cắt nhỏ óc heo cho vào trứng cùng với tủy heo, rượu đế và nêm nếm gia vị. Đem chiên cho đến khi chín hoàn toàn rồi thêm nước sắc linh chi vào đun sôi trong 5 phút. Nêm nếm gia vị vừa ăn, chia món canh thành 2 lần dùng và ăn hết trong ngày.

19. Canh linh chi gừng tươi trị chứng ớn lạnh, hấp thu kém và cơ thể mất sức

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ và linh chi mỗi thứ 15g, thịt heo nạc 200g, rượu đế và gia vị
  • Thực hiện: Rửa sạch thịt heo và cắt miếng vuông rồi cho vào nồi. Đem gừng tươi và linh chi rửa sạch, thái lát mỏng. Sau đó cho tất cả vào nồi hầm đến khi sôi thì vớt bọt, giảm lửa và hầm cho đến khi thịt mềm nhừ. Nêm nếm gia vị vừa ăn, ngày dùng 1 lần và ăn liền trong 1 tháng.

20. Bài thuốc trị mất ngủ, hay quên, đãng trí, sức khỏe và hơi thở ngắn

  • Chuẩn bị: Đường trắng 25g, bạc hà, cốc nha và linh chi mỗi thứ 5g, nước 250ml
  • Thực hiện: Đem cốc nha sao thơm, bạc hà và linh chi thái nhuyễn. Sau đó cho linh chi vào cốc nha vào sắc với nước và đường trắng đến khi sệt lại. Vớt bỏ bã linh chi rồi cho bạc hà vào đun thêm 1 phút. Chia nước thành 2 lần uống, mỗi ngày dùng 1 thang trong thời gian dài

Lưu ý khi dùng nấm linh chi

Nấm linh chi là vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng dược liệu không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ và rủi ro. Do đó trước khi dùng món ăn và bài thuốc từ nấm linh chi, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nấm linh chi
Cần kiểm tra huyết áp thường xuyên trong thời gian sử dụng món ăn và bài thuốc từ nấm linh chi
  • Không dùng linh chi khi bị cảm cúm và nóng sốt mới phát.
  • Người bị rối loạn huyết áp nên theo dõi huyết áp thường xuyên trong thời gian dùng các bài thuốc từ nấm linh chi để tránh huyết áp tăng hoặc giảm quá mức.
  • Ngưng sử dụng nấm linh chi nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như ngứa ngáy, da nổi mề đay mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy,…
  • Người có vấn đề sức khỏe đặc biệt như đang mang thai, cho con bú, rối loạn tuyến giáp,… nên tham vấn y khoa trước khi sử dụng nấm linh chi và các dược liệu khác.
  • Không sử dụng nấm linh chi trước và sau khi phẫu thuật. Dược liệu này có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu dẫn đến biến chứng chảy máu kéo dài và gây mất máu.
  • Không tự ý phối hợp nấm linh chi cùng với các loại thuốc điều trị – đặc biệt là thuốc có tác dụng chống đông máu. Để đảm bảo an toàn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phối hợp.

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin về dược liệu nấm linh chi. Tuy nhiên trước khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và dự phòng các tác dụng không mong muốn.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn