3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Ngũ gia bì: Vị thuốc quý cho người mắc bệnh xương khớp

Ngũ gia bì là vị thuốc quý trong Đông y, họ Nhân sâm được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh có thể kể đến như suy nhược cơ thể, thấp khớp, đau nhức xương khớp do phong thấp, phù thận…Ngũ gia bì thường được dùng để làm cảnh và làm thuốc, bộ phận dùng chủ yếu là vỏ cây.

Ngũ gia bì không chỉ được trồng làm cảnh, xua muỗi mà còn là vị thuốc nhiều công dụng trong Đông y
Ngũ gia bì không chỉ được trồng làm cảnh, xua muỗi mà còn là vị thuốc nhiều công dụng trong Đông y

Tên gọi khác: Xuyên gia bì, thích gia bì – ngũ gia bì gai

Tên khoa học:Acanthopanax aculeatus Seem. Acanthopanax aculeatum Hook. Acanthopanax trifoliatus (L). Merr

Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)

Mô tả về cây ngũ gia bì

Hiện nay, chúng ta đang khai thác vỏ rễ và vỏ thân của cây ngũ gia bì chân chim (Schefflera heptaphylla (L.) Frodin.), loại cây được trồng làm cảnh, xua muỗi, làm thuốc trị bệnh. Mặc dù loại cây có chất lượng không bằng ngũ gia bì Acanthopanax aculeatus Seem. nhưng dễ thu hoạch và cho năng suất cao.  

Đặc điểm thực vật

Ngũ gia bì là tên gọi của loại cây có lá có 5 chét to chụm vào với nhau, chỉ dùng vỏ rễ làm thuốc nên dược liệu này có tên như vậy, tránh nhầm lẫn vì ngũ gia bì còn chỉ nhiều vị khác nhau. Đặc điểm của loại cây này như sau:

  • Cây nhỏ, nhiều gai, cao khoảng 2 – 8m
  • Lá hình chân vịt, lá kép mỗi lá khoảng 6 – 8 lá chét, phiến lá hình trứng, kiểu mọc so le nhau
  • Quả khi chín có màu đen, thuộc dạng quả mọng, hình cầu, đường kính khoảng 3 – 4mm
  • Mỗi quả có 6 – 8 hạt, hoa mọc thành chùm màu trắng và nhỏ, hoa mọc thành tán ở đầu cành, ra hoa vào mùa hạ.

Phân bố

Ngũ gia bì phân bố chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, thường tập trung ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Châu. Ở nước ta, cây mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc của nước ta, chủ yếu là Cao Bằng, Phú Thọ, Sapa, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Tây, Hòa Bình, Tuyên Quang.

Bộ phận dùng

Hiện nay, bộ phận dùng chủ yếu của cây là phần vỏ của thân và rễ, bên cạnh đó, lá cây cũng được dùng để làm thuốc chữa sưng đau, chủ yếu ngoài da. 

Thu hái sơ chế

Cây thường được đào vào mùa thu hoặc mùa hạ để lấy rễ, lấy vỏ, bỏ gỗ, phơi khô. Khi dùng thì sao vàng hoặc để sống sắc uống. Đặc biệt, chủ thu hái vỏ thân, vỏ rễ ở những cây trên 10 năm tuổi, nếu bóc vỏ không đúng cách sẽ khiến cây dễ bị chết nên cần thực hiện bởi người có trình độ chuyên môn cao. 

Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc. 

Thành phần hóa học

Trong vỏ thân cây ngũ gia bì có chứa khoảng 0.9 – 1% tinh dầu, trong khi đó, ở vỏ rễ và cành chứa saponin triterpen. 

Vị thuốc

Ngũ gia bì là những cuộn ống nhỏ độ dài ngắn không đều
Ngũ gia bì là những cuộn ống nhỏ độ dài ngắn không đều

Vị thuốc ngũ gia bì thường là những cuộn ống nhỏ, có kích thước dài ngắn không đều, dày khoảng 1mm. Vỏ bên ngoài của dược liệu màu vàng nhạt, bên trong màu xám trắng, hơi dai, mặt phồng có những điểm màu vàng nâu, không rõ mùi. 

Tính vị, quy kinh

Vị đắng, tính ôn, quy vào các kinh Phế, Thận và Can

Tác dụng

+Theo y học hiện đại

Một số công dụng của ngũ gia bì theo y học hiện đại có thể kể đến như:

  • Thường được gọi là sâm nam, được chứng minh có tác dụng chống mệt mỏi tốt hơn nhân sâm, làm tăng sức chịu đựng của cơ thể ở môi trường nhiệt độ cao, thiếu oxy
  • Có tác dụng giải độc, điều hòa hồng cầu, bạch cầu, chống phóng xạ, ổn định huyết áp
  • Tăng cường trí lực, thể lực, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, chống lão hóa, xúc tiến tế bào tái sinh, tăng cường chức năng tuyến sinh dục
  • Nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, kháng virus, kháng tế bào ung thư
  • Điều tiết sự cân bằng giữa quá trình ức chế và hưng phấn ở trung khu thần kinh, có tác dụng an thần rất tốt
  • Ngoài ra, ngũ gia bì còn có khả năng kháng viêm, long đờm, cầm ho, giảm cơn ho suyễn, chống ung thư, hạ huyết áp.

+Theo Đông y

Theo các tài liệu y học, vị thuốc này vị cay, tính ôn, quy vào các kinh can thận. Các tác dụng của vị thuốc này trong Đông y có thể kể đến như:

  • Mạnh gân cốt, khu phong hóa thấp, hoạt huyết thông kinh
  • Minh mục, ích tinh, tằn trí nhớ, thất thương, bổ trung
  • Hạ khí bổ ngũ lao, tiêu phù, tiêu thủy, trừ thấp, trừng phong, dưỡng thận, hóa đờm

Chủ trị: 

  • Đau bụng, đau lưng, tê chân
  • Trị phong hàn thấp tý, chấn thương đụng giập, co rút đau nhức gân cơ
  • Con trai âm suy (dương sự bất cử)
  • Con gái ngứa âm hộ
  • Yếu chân, trẻ con chưa biết đi.
  • Tăng cường trí nhớ. 

Cách dùng – liều lượng

Thường được dùng với liều lượng 6 – 12g ở dạng ngâm rượu hoặc thuốc sắc.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây ngũ gia bì

Dược liệu này có mặt trong nhiều bài thuốc, có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp
Dược liệu này có mặt trong nhiều bài thuốc, có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp

Dược liệu này được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, có mặt trong rất nhiều bài thuốc. Cụ thể:

1. Trừ thấp giảm đau

Bài 1: 

  • Nguyên liệu: 200g ngũ gia bì, 200g mộc qua, 200 tùng tiết (mấu cành thông)
  • Nghiền các vị thuốc đã chuẩn bị thành bột, sắc với nước uống
  • Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.

Tác dụng: Trị đau khớp, phong thấp, thiên về chứng thấp tà gây đau lưng, đau nhức xương khớp, nặng chân, gân xương co quắp.

Bài 2:

  • Nguyên liệu: 30g ngũ gia bì, 24g thạch hộc, 24g ngưu tất, 6g nhục quế, 3g can khương
  • Sắc các vị thuốc trên với nước để uống, dùng ngày 1 thang.

Tác dụng: Chữa kê trảo phong, miệng lập cập, tay run rẩy không cầm được (theo Nam dược thần hiệu)

2. Chữa đau sưng, hạn chế vận động khớp gối

  • Nguyên liệu: 240g ngũ gia bì, 150g đương quy, 120g ngưu tất, 200ml rượu
  • Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào nồi, thêm ít nước, đun ở lửa nhỏ trong 1 giờ
  • Để nguội, cho vào lọ, thêm rượu rồi đậy kín
  • Sử dụng 2 lần/ngày cho đến khi các triệu chứng đau nhức được cải thiện.

3. Chữa đau nhức xương khớp, suy nhược cơ thể

  • Nguyên liệu: 100g ngũ gia bì, 100g địa cốt bì
  • Sắc hãm lấy nước, dùng nước này pha với ít rượu để uống.

4. Chữa đau nhức cơ xương, động kinh, trẻ chậm biết đi

  • Nguyên liệu: Ngũ gia bì liều lượng tùy ý
  • Có thể ngâm rượu uống mỗi lần 20ml hoặc dùng ngũ gia bì sức lấy nước uống với một ít rượu.

Tác dụng: Chữa đau nhức cơ xương, phong thấp, viêm sưng khớp, động kinh cục bộ gây máy giật vùng mắt gây lé mắt, xếch mắt, sụp mi, chảy nước mắt, bại liệt. Ngoài ra còn có tác dụng trị nhũn chân chậm biết đi ở trẻ nhỏ.

5. Tráng cốt

  • Nguyên liệu: 63g ngũ gia bì, 63g địa cốt bì
  • Nghiền nguyên liệu đã chuẩn bị thành bột mịn
  • Mổ 1 con gà giò, lấy thịt giã nát, trộn với bột thuốc
  • Đắp thuốc lên vị trí xương, cố định bằng nẹp, sau 1 tuần thì bỏ ra.

Tác dụng: Trị gãy xương không rách da, sau khi nắn chỉnh xương về đúng vị trí thì đắp thuốc lên. 

6. Trị phù chân, đau nhức khớp

Ngũ gia bì còn được dùng để chữa phù chân, di chứng chấn thương
Ngũ gia bì còn được dùng để chữa phù chân, di chứng chấn thương
  • Nguyên liệu: 12g ngũ gia bì, 30g ý dĩ
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang.

Tác dụng: Chữa đau nhức khớp, phù chân, di chứng chấn thương, bệnh về thần kinh dẫn đến co cứng chi thể cục bộ. 

7. Trị chậm biết đi ở trẻ

  • Nguyên liệu: 9g ngũ gia bì, 1 quả trứng gà
  • Cho trứng gà, ngũ gia bì vào nồi, sắc với nước trong 30 phút
  • Khi trứng chín thì bóc bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng
  • Cho trứng vào phần nước đã sắc luộc lại
  • Ăn trứng và uống nước sắc ngày 1 lần.

8. Trị huyết áp thấp

  • Nguyên liệu: Ngũ gia bì lượng vừa dùng
  • Đem ngũ gia bì tán bột, làm thành viên
  • Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 5 viên
  • Kiên trì dùng, mỗi liệu trình kéo dài khoảng 20 ngày. 

9. Trị khớp sưng đau gây giảm khả năng vận động

  • Nguyên liệu: 16g ngũ gia bì; cát căn, ngải diệp, bưởi bung, trinh nữ mỗi vị 16g, 20g nam tục đoạn
  • Sắc các vị thuốc trên với 4 chén nước, thấy còn 2 chén thì tắt bếp
  • Chia làm 2 lần uống, dùng hết trong ngày.

10. Chữa sưng khớp đột ngột, thống phong

  • Nguyên liệu: Ngũ gia bì 16g; xương bồ, trinh nữ, cà gai leo, kinh giới, cát căn, đơn hoa, đinh lăng, bồ công anh mỗi vị 16g; 12g tất bát, 20g rễ cỏ xước, 10g quế chi
  • Sắc với nước uống ngày 1 thang.

11. Trị đau xương, đau lưng, đau người

  • Nguyên liệu: 100g ngũ gia bì, 1 lít rượu
  • Ngũ gia bì sao vàng, ngâm với rượu trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều
  • Mỗi ngày dùng 1 cốc con trước bữa cơm chiều.

12. Bài thuốc cho phụ nữ

  • Nguyên liệu: Ngũ gia bì, xích thược, mẫu đơn bì, đương quy mỗi vị 40g
  • Tán nhỏ các nguyên liệu trên, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 4g

Tác dụng: Chữa mệt mỏi, hơi thở ngắn, lao lực, sốt ra nhiều mồ hôi, không muốn ăn uống ở phụ nữ.

13. Ngũ gia bì chữa viêm tinh hoàn do quai bị

  • Nguyên liệu: 16g ngũ gia bì; đinh lăng, quế chi, lệ chi mỗi vị 16g; trần bì, bạch linh, xa tiền tử mỗi vị 10g; 12g bạch truật
  • Sắc các vị thuốc trên với 4 chén nước, thấy còn 2 chén thì tắt bếp
  • Chia làm 2 lần uống, dùng hết trong ngày.

14. Bài thuốc chữa tỳ vị hư nhược, tay chân yếu mềm với ngũ gia bì

  • Nguyên liệu: 16g ngũ gia bì; đinh lăng, bạch truật, đương quy, biển đậu mỗi vị 16g; 12g hoài sơn, 10g cao lương khương, 10g trần bì, 5 quả táo tàu, 6g sinh khương
  • Sắc với 400ml nước, thấy cạn thì bỏ bã, chia làm 2 lần uống, dùng hết trong ngày.

15. Chữa đau bụng do thấp tỳ

  • Nguyên liệu: 16g ngũ gia bì; hoài sơn, ngải diệp, bạch truật, đinh lăng, ngấy hương, lá đắng mỗi vị 16g; trần bì 10g
  • Sắc các vị thuốc với nước, ngày dùng 1 thang. 

16. Chữa đau dây thần kinh cổ, vai do hàn thấp

  • Nguyên liệu: Ngũ gia bì 16g; kinh giới, tang ký sinh, thổ phục linh, rễ cỏ xước mỗi vị 16g; phòng phong, quế chi, cổ chỉ mỗi vị 10g, 6g tế tân
  • Sắc các vị thuốc với nước để uống, ngày dùng 1 thang.

17. Chữa nhức mỏi xương khớp do thận dương hư tổn

  • Nguyên liệu: Ngũ gia bì 16g; đương quy, tục đoạn, hắc táo nhân mỗi vị 16g; khởi tử, liên nhục, thục địa, cẩu tích mỗi vị 12g; xuyên khung, quế chi mỗi vị 10g, cam thảo 11g. 
  • Ngâm các dược liệu với nước trong bình sành 15 ngày
  • Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn. 

18. Bài thuốc với ngũ gia bì chữa phù nề sau sinh cho sản phụ

  • Nguyên liệu: Ngũ gia bì 16g; ích mẫu, đan sâm mỗi vị 16g; xa tiền tử, hồng hoa, trần bì, quế chi mỗi vị 10g; 20g đinh lăng, 10g tô mộc, 12g bạch truật, 12g uất kim
  • Sắc các dược liệu trên với 1.8 lít nước, thấy còn 400ml thì chia làm 2 lần uống hết trong ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng ngũ gia bì

Không dùng vị thuốc này cho người âm hỏa hư vượng
Không dùng vị thuốc này cho người âm hư hỏa vượng

Khi sử dụng vị thuốc này để hỗ trợ điều trị, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Ngũ gia bì tính vị cay ôn, khi dùng nhiều sẽ hỗ trợ phần hỏa, làm tổn hại phần âm do đó không dùng cho người âm hư hỏa vượng
  • Tránh nhầm lẫn với cây đùm đũm (cây ngấy) – Rubus cochinchinensis Tratt., họ Hoa hồng (Rosaceae) vì loại cây này cũng được dân gian gọi là cây ngũ gia bì
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai vì dược liệu này khi kết hợp với các dược liệu khác sẽ có tính nóng
  • Cần tìm hiểu kỹ về thông tin và cách chọn dược liệu vì trên thị trường có nhiều loại ngũ gia bì. 

Ngũ gia bì mặc dù là vị thuốc quý, có tác dụng tốt với sức khỏe, có thể chữa được nhiều bệnh, tuy nhiên trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn. 

Có thể bạn quan tâm:

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn