Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Nhục quế: Tác dụng và cách dùng của vị thuốc quý trong Đông Y

Nhục quế là một vị thuốc quý trong Đông Y. Từ xa xưa, các thầy thuốc đã dùng cây quế để chữa các bệnh liên quan đến thần kinh, tiêu hóa, tim mạch, hay các bệnh ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở,… Ngày nay, loại cây này vẫn còn nguyên giá trị và được trồng ở nhiều nơi để làm thuốc. Sau đây là thông tin về loài cây hữu ích này.

Giới thiệu chung về cây nhục quế

Cây nhục quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia Nees & Eberth. Cây thuộc họ long não. Ngoài tên nhục quế, cây còn có nhiều tên gọi khác như cây quế, cây quế đơn, cây quế bì, cây quế thanh…

nhục quế
Cây quế được trồng nhiều tại nước ta

Đặc điểm của cây nhục quế

Cây quế là loại cây thân gỗ có chiều cao khi trưởng thành khoảng  15 – 20m. Khi cây còn non, thân cây có màu xanh với nhiều khía dọc. Khi về già, thân cây đổi sang màu xám đen với nhiều nốt sần sùi. Toàn thân cây toát lên mùi thơm dễ chịu. Lá cây kiểu lá đơn, mọc cách. Lá có chiều rộng 8- 9cm, dài 20 – 25cm. Phiến lá hình bầu dục. Mặt trên của lá bóng mượt, mặt dưới có màu xanh đậm. Cuống lá phẳng, dài khoảng 2 – 3cm.

Hoa của cây quế có màu vàng nhạt, có mùi thơm, mọc ở các nách lá phần ngọn và cành. Hoa thường nở vào mùa thu, từ tháng 4 – tháng 8. Quả của cây có hình cầu.Thời giand dậu quả khoảng tháng 10 – tháng 12.

Phân bổ

Cây nhục quế là loài cây ưa sáng nên thường sống trong các khu rừng nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm. Những cây được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng thì sinh trưởng nhanh, lượng tinh dầu cao. Cây quế thích hợp với nhiều loại đất. Cây có thể thích nghi với vùng có đất đỏ, đất cát, đất vàng hay loại đất mùn tơi xốp.

Ở nước ta, cây quế trải dài từ Bắc vào Nam. Quế được trồng nhiều tại các  tỉnh miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Quảng Ninh, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Ninh Bình. Ngoài ra, cây còn xuất hiện tại vùng duyên hải miền Trung gồm: Thanh Hóa, Nghệ An,  và các tỉnh Nam Trung bộ Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Thu hái

Thành phần chính làm nên tác dụng của cây quế chính là vỏ thân quế. Khi cây đạt đến tuổi khai thác, cây sẽ được cạo vỏ và tách lấy phần vỏ để làm dược liệu. Việc thu hái vỏ quế cũng lắm công đoạn, tỉ mỉ để đảm bảo giá trị cao.

nhục quế
Vỏ thân cây quế có tác dụng tốt trong Đông y

Tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10 là thời gian thu hoạch quế tốt nhất. Lúc này, những cây quế đủ tuổi khai thác (từ 5 tuổi trở lên) sẽ được thu hoạch vỏ. Trước khi cạo, những đoạn thân và cành to sẽ được buộc lạt. Mỗi dây lạt cách nhau khoảng 40 -50cm. Người thu hái sẽ đục quanh phần dây lạt đã buộc theo chiều ngang và chiều dọc cho vỏ tách ra. Cuối cùng, dùng thanh nứa vót nhọn để tách phần vỏ ra khỏi thân cây. 

Trên cùng một cây quế nhưng các phần vỏ lấy ở vị trí khác nhau sẽ có tên gọi và chất lượng khác nhau, cụ thể:

  • Phần vỏ quế lấy ở thân cây, đoạn cách mặt đất khoảng 1,2m đến chỗ chia cành đầu tiên gọi là quế thượng châu. Loại quế này có chất lượng tốt nhất, dược tính cũng cao nhất.
  • Phần vỏ quế được lấy ở những cành to gọi là quế thượng biểu. Chất lượng của loại quế này đạt tương đối.
  • Phần nhục quế lấy ở các cành nhỏ, cành non gọi là quế chi. 
nhục quế
Vỏ quế được thu hái và chế biến rất công phu

Cách chế biến và bảo quản nhục quế

Nhục quế sau khi thu hoạch về sẽ có cách chế biến cầu kỳ để đảm bảo giữ được lượng tinh dầu cao nhất. Với những miếng vỏ quế dày thì cần chế độ ngâm ủ đặc biệt. Lấy miếng vỏ quế đem ngâm nước một ngày, sau đó ủ với lá chuối tươi, cột chặt lại ủ tiếp 3 ngày vào mùa nóng hoặc 7 ngày vào mùa lạnh. Mỗi ngày cần đảo qua đảo lại cho đều.

Sau thời gian ủ trên, lấy vỏ quế ra, ngâm nước thêm 1 giờ đồng hồ. Tiếp theo trải quế lên trên phên nứa cho thẳng. Sau khi ráo nước, cuộn tròn miếng vỏ quế lại rồi dựng lên cho thẳng và đem ủ tiếp. Trong thời gian này, mỗi ngày cần mở miếng vỏ quế ra lau sạch cho bóng. Sau khoảng 15 – 20 ngày, tùy vào thời tiết là vỏ quế sẽ khô lại. Lúc đó, công đoạn này mới hoàn thành.

Những bó vỏ quế sau khi khô cần được bảo quản cẩn thận. Nên đặt nhục quế ở những nơi thoáng mát. Không nên để sản phẩm ở nơi có độ ẩm cao hay ánh nắng chiếu trực tiếp. Để bảo quản tốt hơn, có thể dùng một ít sáp ong bôi vào hai đầu thanh quế, sau đó bọc kín và cho vào hộp đóng lại. Với cách này, nhục quế sẽ giữ được mùi thơm và lượng tinh dầu cao, không bị bay hơi ra ngoài. 

Thành phần hóa học của nhục quế

Trong nhục quế, thành phần chính là tinh dầu, trong đó Cinnamaldehyde chiếm từ 75 – 90%. Ngoài ra, trong tinh dầu nhục quế còn có Phenyl Propyl Acetate Tannin và Cynnamyl Acetate.

Bên cạnh đó, trong vỏ quế còn có một số thành phần khác như đường, chất nhựa, chất nhầy, Tanin, Calci Oxalat, Coumarin. Đây đều là những tinh chất quý giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, thần kinh.

Công dụng của nhục quế

Nhục quế là một vị thuốc quý được tin dùng từ thời xa xưa. Cho đến ngày nay, y học hiện đại tiếp tục nghiên cứu và chứng minh nhục quế có giá trị cao. Sau đây là những tác dụng tuyệt vời của loại dược liệu này.

nhục quế
Vỏ quế có tác dụng rất lớn trong y học cổ truyền và y học hiện đại

Tác dụng trong Đông Y

Theo Đông Y, nhục quế có tính nóng, vị cay ngọt. Nhục quế có tác dụng lưu thông khí huyết, bổ nguyên dương, bổ mệnh môn hỏa. Ngoài ra, nhục quế còn có tác dụng loại bỏ khí lạnh từ bên trong cơ thể, giảm đau, tiêu viêm.

Tác dụng trong y học hiện đại

Các nghiên cứu chuyên sâu đã chứng minh nhục quế có tác dụng giảm nhiệt, an thần, giảm đau, giảm co giật. Nhục quế cũng có tác dụng với hệ tiêu hóa, giảm các cơn đau bụng, co thắt nội tạng, tăng tiết nước bọt, dịch vị. Đối với tim mạch, nhục quế giúp tăng lưu lượng máu lên vùng động mạch, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở vùng cơ tim. Ngoài ra, tinh dầu trong nhục quế còn giúp cơ thể kháng khuẩn, ức chế quá trình hoạt động và phát triển của các loại nấm mốc.

Cũng theo y học hiện đại, nhục quế rất tốt cho sức khỏe. Người sử dụng nhục quế thường xuyên có biểu hiện giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu và trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Đặc biệt, nghiên cứu của bộ nông nghiệp Mỹ chỉ ra rằng tinh chất có trong vỏ quế giúp khống chế các tế bào ung thư, nhất là giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Ngoài ra, nhục quế còn giúp giảm đau do viêm khớp, tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm đường tiết niệu, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng, tăng cường lưu thông máu và khí huyết,…

Một số bài thuốc thường dùng của nhục quế

Từ xưa xa, các lang y đã dùng nhục quế để bào chế ra nhiều bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh cho con người. Sau đây là một số bài thuốc thường dùng và có hiệu quả cao.

Bài thuốc điều trị đau bụng, tiêu chảy

Với những người bị đau bụng, tiêu chảy có thể sử dụng 3g nhục quế cùng với lưu hoàng, can khương, hắc phụ tử, chu sa. Tất cả hỗn hợp tạo thành viên hoàn, uống với nước sôi ấm mỗi ngày 2 lần.

Bài thuốc chữa nhiễm độc phụ tử

Dùng 5 – 10g nhục quế ngâm nước, sau đó uống vào. Sau 15 phút, người bệnh sẽ nôn và sẽ khỏi bệnh. Các thành phần trong nhục quế giúp đào thải các chất độc ra ngoài.

Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Dùng 3-4g nhục quế tán mịn, pha với nước ấm hoặc rượu ấm rồi uống sẽ giúp làm giảm cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, có thể dùng bài thuốc nhục quế cùng với cam thảo, can khương, đường qui sắc thành nước và uống trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm thận mạn tính, tiểu ít, tay chân lạnh, sưng phù

Dùng nhục quế khoảng 4g, phục linh, phụ tử, sơn dược, can địa hoàng, xa tiền tử, đơn bì, ngưu tất, trạch tả tán thành bột mịn kết hợp với mật ong thành viên hoàn. Người bệnh uống ngày 2 lần, mỗi lần 15g.

nhục quế
Vỏ quế có tác dụng trị bệnh tê bì đau nhức tay chân

Bài thuốc trị mụn nhọt, mụn độc, hành thủy

 Theo dân gian, để trị các chứng bệnh nóng trong như mụn nhọt, mụn độc thì có thể dùng các loại thảo dược như nhục quế, đương qui, thược dược,…Những loại thảo dược này với liều lượng vừa đủ thành nước uống, dùng thay nước hàng ngày.

Bài thuốc trị mạch yếu, bụng lạnh, tay chân lạnh, tỳ vị hư hàn

Sử dụng nhục quế, can khương, phụ tử, phục linh, mộc hương, đinh hương, nhục đậu khấu tán thành bột mịn. Cho người bệnh dùng mỗi ngày 2- 3 lần, mỗi lần khoảng 12g. Chú ý dùng với nước ấm, không nên dùng với nước lạnh.

Ngoài ra, nhục quế còn được sử dụng để chữa bệnh vảy nến, mề đay, trị bệnh đau thắt lưng,… Với những bài thuốc này, nhục quế là thành phần không thể thiếu. Sử dụng nhục quế chung với nhiều vị thuốc khác để tạo nên những bài thuốc hữu hiệu trong điều trị bệnh.

Một số lưu ý khi sử dụng nhục quế trong điều trị bệnh

Tuy là một vị thuốc quý, có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng không vì thế mà sử dụng nhục quế một cách tùy tiện. Khi sử dụng loại dược liệu này, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng vỏ quế. Cần có sự trao đổi kỹ càng với bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Những người có âm hư, hỏa vượng không được dùng vỏ quế trong việc điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe.
  • Dùng vỏ quế liều cao, lâu ngày có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như táo bón, nhức đầu. Do vậy, cần tuân theo chỉ định của bác sỹ để có liều dùng phù hợp.
  • Trong Đông Y, không nên sắc nhục quế chung với xích thạch chỉ. Lí do là nếu sắc chung, các hoạt chất trong xích thạch chỉ sẽ làm giảm các thành phần hữu cơ có trong quế. Nếu trong bài thuốc có 2 vị này thì nên sắc xích thạch chỉ trước, bỏ bã đi, chỉ giữ lại nước, sau đó mới cho nhục quế vào sắc tiếp. Tốt nhất, nên sắc riêng 2 vị này trong 2 ấm khác nhau, sau đó trộn chung để uống.
  • Thành phần của cây quế có tính nhiệt, vị cay ngọt, có một ít độc tố nhẹ. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là các thông tin cụ thể về nhục quế. Nếu bạn cần mua loại dược liệu này, hãy tìm đến địa chỉ uy tín để có được sản phẩm tốt, đạt tiêu chuẩn nhé!

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn