3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Quả Kha tử và 7 công dụng chữa bệnh hiệu quả

Trong Đông y, quả Kha tử đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc có công dụng chữa ho, viêm họng, viêm phế quản, kháng khuẩn, chống viêm,… Đây là loại thảo dược mọc hoang dại ở nhiều nơi, dễ thu hái, tuy có vị đắng, chát, khó nuốt nhưng đem lại lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này qua bài viết ngay dưới đây nhé.

Quả Kha tử là quả gì?

Quả Kha tử còn có tên gọi khác là quả Chiêu liêu. Tên khoa học của nó là Terminalia chebula. Vẻ ngoài của quả Kha tử không được bắt mắt vì hơi xấu xí và nhăn nheo. Tuy quả có vị chua, hơi chát, đắng và khó nuốt nhưng công dụng chữa bệnh thì lại cực kỳ hữu hiệu.

Tuy quả của cây Kha tử có vị chua, hơi chát, đắng và khó nuốt nhưng công dụng chữa bệnh thì lại cực kỳ hữu hiệu

Theo Y học cổ truyền thì quả của cây Kha tử quy vào kinh đại tràng, phế. Một số công dụng chính bao gồm trị phế hư, trị hen, khàn tiếng, viêm họng. Với nền y học hiện đại như hiện nay tác dụng chữa bệnh của quả Kha tử đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Do đó chúng cũng được bào chế và xuất hiện trong thành phần của một số thuốc trị bệnh.

Phân bố

Cây Kha tử là loại cây thường mọc hoang dã và có xuất xứ từ Ấn độ thời xa xưa. Ngày nay, người ta thường trồng cây Kha tử phổ biến ở các một số nước châu Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia,.. Và một vài tỉnh của Trung Quốc.

Thu hái

Quả của cây Kha tử thường được thu hoạch vào tháng 9, 10, 11 hàng năm bởi khi đó quả đã chín tự nhiên. Người dân sẽ thu hái quả chín đem về phơi nắng cho khô hoặc đem sấy để sử dụng dần dần.

Theo kinh nghiệm, nên chọn quả già chín có vỏ ngoài vàng ngà, thịt quả săn chắc là quả tốt, tác dụng trị bệnh cũng hữu hiệu hơn. Quả nào non, ốp lép là quả xấu. Còn nếu dùng quả Kha tử tươi thì phải đem rửa sạch, để cho ráo nước, đem sao sơ sơ, giã dập rồi bỏ hạt, dùng phần thịt làm thuốc.

Thành phần hóa học của Kha tử

Quả Kha tử bao gồm các thành phần như: Tanin 51,3%, các chất Chebutin, terchebin. Trong chất Tanin thì có axit galic, axit egalic, luteolic, chebulinic có tác dụng kháng khuẩn. Chebutin và terchebin giúp chống co thắt cơ trơn, có công dụng trợ tim, chữa ho, chống co thắt dạ dày, ruột,…

Ngoài ra, quả Kha tử còn chứa khoảng 3-7% là chất dầu vàng trong suốt. Loại dầu này thuộc dầu bán khô, gồm các thành phần chính là các acid palmatic, oleic và linoleic giúp làm săn da, chống lão hóa,…

Polysaccharid trong Kha tử cũng giúp giảm bớt những triệu chứng của bệnh viêm họng. Quả Kha tử còn chứa thành phần Alloyl có công dụng kháng viêm do virus, ức chế hoạt động của các virus gây hại và bảo vệ hệ miễn dịch của người bệnh.

Công dụng của Kha tử

Kha tử đem lại nhiều công dụng tuyệt vời cho người sử dụng. Cùng tham khảo nhé.

Kha tử có tác dụng trị ho

Theo Đông y, Kha tử có vị đắng chát, hơi chua, có tác dụng trừ ho, làm sạch phổi, chữa viêm họng, khản tiếng, long đờm,… Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sau khi uống chiết xuất từ quả Kha tử sau 30, 60, 120, 300 phút, phản xạ ho đã được giảm ngay từ phút 30. Tác dụng này là nhờ có thành phần Polysaccharid trong Kha tử.

quả kha tử
Kha tử có vị đắng chát, hơi chua, có tác dụng trừ ho, làm sạch phổi, chữa viêm họng, khản tiếng, long đờm

Kha tử giúp tăng cường sức đề kháng

Tuy quả Kha tử không chứa quá nhiều các vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ sức khỏe. Nhưng lại có các thành phần là hợp chất có lợi và giúp củng cố thể chất của con người. Đặc biệt là chất Alloyl có tính kháng vi rút, ức chế các loại virus gây hại đến hệ miễn dịch của con người.

Quả Kha tử trợ tim, chống co thắt

Hợp chất chebuin và terchebin được tìm thấy trong thành phần của quả Kha tử giúp trợ tim, chống co thắt các cơ trơn, cơ vân cực kỳ hữu hiệu. Nhờ có tác dụng này mà quả Kha tử thường được người Ấn Độ dự trữ khi đi làm ăn xa để hạn chế những cơn nguy kịch do bệnh tim và chống co thắt dạ dày.

Kha tử là chất kháng sinh tự nhiên

Kha tử chứa một hàm lượng tamin dồi dào, gồm các axit galic, egalic, luteolic, chebulinic đem lại khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ. Dựa trên hoạt tính dược lý này, các nghiên cứu đã được thực hiện và cho ra các chế phẩm từ quả Kha tử giúp ức chế một số vi khuẩn. Chẳng hạn như trực khuẩn bạch cầu, trực khuẩn mủ xanh, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn bạch hầu.

Kha tử chứa một hàm lượng tamin dồi dào, gồm các axit galic, egalic, luteolic,.. đem lại khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ

Kha tử trị viêm họng, khản tiếng

80% nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng, khản tiếng ở người là do các loại virus. Chẳng hạn như virus coronavirus, Rhinovirus, virus cúm A, cúm B, parainfluenza virus, herpes simplex (HPV), Virus adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV). Hoặc cũng có thể là do các vi khuẩn gây hại như tụ cầu, liên cầu,… Để ức chế những loại virus này thì sử dụng Kha tử là vô cùng hiệu quả.

Kha tử có tác dụng điều trị bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ ở người có nguyên nhân là do Entamoeba histolyca hoặc vi khuẩn Shigella gây ra tình trạng nhiễm trùng ở ruột già. Kha tử với các hợp chất kháng viêm, chống virus sẽ làm ức chế và tiêu diệt những vi khuẩn gây hại này.

Kha tử với các hợp chất kháng viêm, chống virus sẽ làm ức chế và tiêu diệt những vi khuẩn gây kiết lỵ

Chữa ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn là tình trạng chúng ta có thể gặp phải khi chúng ta ăn các loại thực phẩm bẩn, hoặc thực phẩm giả không rõ xuất xứ. Cơ thể chúng ta sẽ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus từ những thực phẩm này gây ra ngộ độc. Với công dụng ức chế virus và diệt khuẩn hiệu quả, chính là liều thuốc hữu hiệu trong việc điều trị ngộ độc thức ăn.

Kha tử có công dụng ức chế virus và diệt khuẩn, là vị thuốc hữu hiệu trong việc điều trị ngộ độc thức ăn

Các bài thuốc chứa Kha tử

Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến có chứa Kha tử được sử dụng trong Đông y. Cùng tìm hiểu nhé.

Kha tử trị khan tiếng, khô cổ do viêm họng

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 3 quả ô mai, 3 quả Kha tử tươi và 30ml mật ong nguyên chất. Đem quả Kha tử và ô mai sơ chế và rửa sạch sẽ. Gọt phần vỏ ngoài của quả Kha tử rồi cho thịt quả vào trong một cái chén nhỏ. Thêm mật ong nguyên chất cùng với ô mai vào trong chén và trộn đều.

Quả Kha tử có khả năng trị khàn tiếng, khô cổ do viêm họng
Quả Kha tử có khả năng trị khàn tiếng, khô cổ do viêm họng

Cho hỗn hợp trên vào miệng, không nuốt ngay mà ngậm trong khoảng 10 phút rồi nuốt từ từ phần nước. Như vậy sẽ có thời gian để các hoạt chất có trong thuốc thẩm thấu sâu hơn vào những vị trí bị viêm nhiễm ở cổ họng. Mỗi ngày kiên trì sử dụng 3 lần vào buổi sáng, trưa, tối sẽ hiệu quả sau một thời gian.

Chữa ho, viêm họng, mất tiếng

Khi có dấu hiệu bị viêm họng, mất tiếng, khản tiếng hay rát họng, bạn hãy lấy quả Kha tử tươi rửa sạch, đập lấy vỏ ngoài. Cho vào miệng rồi nhập nuốt nước từ từ, rồi dần dần nhai nuốt luôn cả phần bã. Tuy vị vừa đắng vừa chát, lại hơi chua nên rất khó nuốt, nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng hữu hiệu.

Hoặc nếu không muốn dùng Kha tử trực tiếp thì bạn có thể sử dụng bài thuốc như sau. Chuẩn bị 8 g quả Kha tử tươi đã rửa sạch, giã dập và bỏ hạt, 10 gam cát cánh, 6 gam cam thảo.

Cho cả ba nguyên liệu và một nồi nhỏ rồi thêm vào khoảng 800 ml nước lọc. Đun hỗn hợp trên với lửa nhỏ, cho đến khi nước cạn dần chỉ còn khoảng 300 ml thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước và chia thành ba lần uống ngay trong ngày.

Chữa viêm đại tràng

Khi bị bệnh viêm đại tràng, bạn có thể sử dụng trực tiếp quả Kha tử để nhai nuốt nước. Hoặc nếu muốn ngọt hơn thì ngâm với mật ong để dễ sử dụng. Nên kiên trì dùng hàng ngày để cải thiện bệnh của mình nhé. Ngoài cách dùng trực tiếp thì bạn cũng có thể dùng quả Kha tử đun với nước, cùng với chút đường cũng đem lại hiệu quả tương tự.

Khi bị bệnh viêm đại tràng bạn có thể sử dụng trực tiếp Kha tử để nhai nuốt nước

Chữa lòi dom, bệnh trĩ

Nếu có dấu hiệu của bệnh trĩ hoặc lòi dom, bạn chuẩn bị từ 4 đến 5 quả Kha tử tươi, rửa sạch để ráo nước rồi giã nát ra. Cho vào miệng ngậm nuốt nước từ từ, nhai cả bã vào nuốt dần. Kiên trì sử dụng một thời gian sẽ thấy bệnh trĩ được cải thiện.

Quả Kha tử dùng cho trẻ bị ho

Quả Kha tử có thể dùng để chữa bệnh ho hay viêm họng cho cả trẻ em. Bạn có thể nấu quả này lên rồi tách lấy vỏ quả, đem giã nát, cho thêm một ít nước đun với lửa nhỏ đến khi còn khoảng ⅓ thì tắt bếp. Lọc để lấy phần nước cốt đem pha với sữa hoặc mật ong để có vị ngọt hơn cho trẻ dễ uống.

Mỗi ngày cho trẻ uống hỗn hợp này từ 3 đến 4 lần, mỗi lần dùng 2 thìa nhỏ.Với người mẹ đang cho con bú thì cũng có thể sử dụng quả này để giúp hỗ trợ hệ miễn dịch một cách tự nhiên cho bé.

Quả Kha tử chữa ngộ độc thức ăn

Khi ngộ độc thức ăn do ăn phải những thực phẩm bẩn thực phẩm giả không rõ nguồn gốc thì bạn đã bị nhiễm virus gây bệnh hoặc vi khuẩn. Để điều trị bị tình trạng này thì phải bổ sung nước điện giải và sử dụng các thành phần có công dụng kháng viêm diệt trừ virus từ quả Kha tử.

Quả Kha tử có trong các bài thuốc chữa ngộ độc thức ăn ở con người
Quả Kha tử có trong các bài thuốc chữa ngộ độc thức ăn ở con người

Chuẩn bị nguyên liệu gồm 5 gam hoàng liên, 8g quả Kha tử đem nướng chín rồi bỏ hạt. Tán đều cả hai nguyên liệu trên thành bột mịn rồi đem hòa với nước đun sôi. Chờ cho nước nguội rồi sử dụng mỗi ngày 3 lần sẽ thấy đỡ hơn.

Quả Kha tử điều trị bệnh kiết lỵ

Nguyên liệu cần chuẩn bị trong bài thuốc chữa bệnh kiết lỵ từ quả Kha tử bao gồm 30g quả Kha tử, 100g hoàng liên, 20 hạt nhục đậu khấu. Các nguyên liệu bỏ vỏ, tán đều thành bột mịn rồi trộn với hồ nặn thành các viên tròn nhỏ nhỏ như hạt đậu. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 30 viên.

Có thể dùng bài thuốc khác như sau: Lấy 6 gam Kha tử 12g đương quy, 12g bạch truật, 12g đẳng sâm, 6g cam thảo, 6g gừng, 6g mộc hương. Đem tất cả nguyên liệu cho vào nồi nhỏ rồi sắc với 400 ml nước. Lọc lấy phần nước chia làm 2 lần và uống ngay trong ngày.

Quả Kha tử chống tiêu chảy

Chuẩn bị khoảng 5g Kha tử đã tán thành bột mịn đem hòa với 100ml Siro và 10ml rượu. Mỗi ngày sử dụng 3 lần mỗi lần uống 1 thìa. Nếu dùng để trị bệnh tiêu chảy cho trẻ em thì chỉ dùng bằng 1/3 liều lượng của người lớn. Uống cho đến khi thấy khỏi thì mới thôi.

quả kha tử
Kha tử có công dụng chống tiêu chảy vô cùng hữu hiệu

Một bài thuốc khác mà bạn có thể áp dụng là là dùng 4g can khương, 2g cù túc xác, 2,8 gam Kha tử, 2 gam quất hồng. Đem nguyên liệu tán thành bột mịn rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần sử dụng khoảng 6 gam là đủ.

Trị Tâm Tỳ đau hoắc loạn, thổ tả (do lạnh)

Chuẩn bị một lượng vừa đủ các thảo dược Kha tử, Cam thảo, Mạch nha, Hậu phát, Phục linh, Thần khúc, Thảo quả, Can khương, Lương khương, Trần bì. Mỗi thảo dược lấy một lượng bằng nhau. Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột mịn và ngày uống 2 lần.

Trị vết thương lõm vào

Ngũ bội tử 20g, Thanh đại 4g,Giáng hương 4g, Kha tử 20 hạt. Đem nguyên liệu tán thành bột mịn rồi trộn với dầu mè, bôi lên chỗ vết thương trên da.

Bài thuốc chữa ho lâu ngày từ quả Kha tử

Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm 4 gam đẳng sâm và 4 gam Kha tử. Đem tất cả nguyên liệu bỏ vào nồi nhỏ với 400 ml nước rồi đun với lửa nhỏ. Cho đến khi thấy nước cạn còn khoảng 200 ml thì tắt bếp. Đem lọc lấy phần nước rồi chia thành 3 lần uống ngay trong ngày.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh bằng quả Kha tử

Quả Kha tử là một thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, trị ngộ độc, tiêu chảy,…vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, Bạn vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau đây để quá trình thực hiện được hiệu quả nhất.

  • Đối với các bệnh nhân bị thấp nhiệt tích trệ thì tuyệt đối không nên sử dụng quả Kha tử để làm các bài thuốc trị bệnh.
Bệnh nhân bị thấp nhiệt tích trệ thì tuyệt đối không nên sử dụng quả Kha tử để làm các bài thuốc trị bệnh
  • Với những trường hợp bệnh nhân có kèm theo bệnh cảm cúm, viêm họng do phế có thực, táo bón thì cũng tuyệt đối không nên sử dụng quả Kha tử.
  • Đối với các trường hợp dùng quả Kha tử để trị ho, viêm họng, mất tiếng, khàn tiếng thì tốt nhất là nên sử dụng quả Kha tử xanh. Như vậy thì hiệu quả trị bệnh sẽ đạt tốt hơn.
  • Tác dụng trị bệnh ho, viêm họng, viêm phế quản,… của quả Kha tử đã được chứng minh thông qua nhiều nghiên cứu. Đã được công nhận bởi cả y học cổ truyền và y học hiện đại, do đó bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng. Tuy nhiên chỉ có kiên trì và thực hiện đều đặn thì mới đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Hiện tại chưa thấy trường hợp nào liên quan đến các tác dụng phụ của quả Kha tử đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Tuy nhiên bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem có nên sử dụng hay không, và sử dụng với liều lượng như thế nào thì tốt nhất.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú cũng có thể dùng quả Kha tử để điều trị bệnh. Nhưng vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ về mặt lợi và hại chứ không nên tự ý sử dụng nhé.
  • Một số người có thể bị dị ứng với một vài thành phần có trong quả Kha tử. Do đó bạn nên dùng trước một lượng nhỏ để xem cơ thể có kích ứng gì không, nếu như thấy an toàn thì mới dùng tiếp để trị bệnh. Trong quá trình sử dụng nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện lạ thì cần ngừng ngay và đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
  • Nếu bạn quên liều khi dùng Kha tử thì nên sử dụng lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu gần đến lần uống tiếp theo thì nên bỏ qua liều đó để tránh hiện tượng quá liều.
quả kha tử
Bạn nên dùng trước một lượng nhỏ Kha tử để xem có kích ứng gì không trước khi sử dụng để trị bệnh

Trên đây mà giới thiệu về thành phần hóa học, công dụng, các bài thuốc chữa bệnh từ quả Kha tử và một số lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này. Kha tử là một loại dược liệu đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh của người dùng. Hy vọng đây sẽ là những thông tin có ích dành cho bạn đọc. Chúc bạn sẽ sớm cải thiện được những vấn đề của bản thân với các bài thuốc chứa Kha tử nhé.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn