Quả sơn trà có công dụng chữa bệnh gì? Cách dùng thế nào?
Nội Dung Bài Viết
Quả sơn trà từ lâu đã được coi là vị thuốc quý giá do thiên nhiên ban tặng cho con người. Loại quả này đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời từ chăm sóc sức khỏe cho đến chữa bệnh, làm đẹp…Vậy quả sơn trà có công dụng chữa những bệnh gì và cách dùng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
- Tên gọi khác: Quả sơn tra, chua chát, táo mèo, sán sá (Tày), co sam sa (Thái)
- Tên khoa học: Crataegus pinnatifida Bunge
- Họ: Rosaceae (Hoa hồng)
Những điều cần biết về quả sơn trà
Các chủng loại sơn trà
Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu thì hiện nay có 2 chủng loại quả sơn trà gồm:
- Nam sơn trà: Hay còn được gọi với cái tên khác đó là dã sơn trà (Crataegus cuneata). Cây có chiều cao 15cm, mọc nhiều gai nhỏ kích thước từ 5 – 8mm, phần lá thon dài kích thước 2 – 6cm, rộng 1 – 4,5cm, bao gồm 3 – 7 thùy, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới có lông li ti. Quả nam sơn trà có hình cầu, đường kính khoảng 1 – 1,2cm và khi chín có màu đỏ, vàng.
- Bắc sơn trà: Có tên khoa học là Crataegus pinnatifida. Loại cây này thấp hơn so với cây nam sơn trà, chỉ cao khoảng 6m, cành khá nhỏ và mọc nhiều gai. Lá có các mépp răng cưa, dài khoảng 5 – 10cm và rộng khoảng 4 – 7cm, có từ 3 – 5 thùy, mặt dưới của lá có lông nhỏ và mịn, phần cuống lá có chiều dài từ 2 – 6cm.
Đặc điểm sinh thái của quả sơn trà
Mô tả cây sơn trà
- Cây sơn trà là loại cây có rất nhiều cành, trên các cành non sẽ có nhiều sợi lông tơ. Khi một cây sơn trà trưởng thành sẽ có chiều cao trung bình khoảng 6 – 10m, các phiến lá có hình trứng dài và nhọn mọc so le với nhau.
- Hoa sơn trà có màu trắng, thường mọc thành từng chum, mỗi chùm có từ 4 – 5 hoa, mỗi hóa có 5 lá đài và 5 cánh hoa. Phần quả sơn trà có hình cầu, đường kính khoảng 1,5 – 3cm hoặc có thể to hơn tùy mỗi mùa.
- Cây sơn trà chủ yếu được gieo trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết cành. Ngoài ra, chúng thường mọc hoang ở các vùng núi cao phía Bắc nước ta như ở Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…
Phân bố, thu hái và chế biến
- Trước đây, quả sơn trà tại Việt Nam đều được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay cây sơn trà đã được trồng nhiều tại các vùng núi phía Bắc nên việc tiếp cận và sử dụng quả sơn trà với mục đích chữa bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn.
- Quả sơn trà chín sau khi được hái về sẽ được chẻ ngang hoặc dọc, đem phơi khô hoặc sấy để dùng như một vị thuốc chữa bệnh công hiệu. Ngoài ra, có thể sử dụng để ngâm rượu bằng quả tươi hoặc sao vàng hạ thổ rồi ngâm rượu đều được.
Thành phần hóa học trong quả sơn trà
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, không phải tự nhiên mà quả sơn trà lại được sử dụng để chữa bệnh nhiều đến như vậy mà bởi vì trong quả sơn trà có chứa nhiều thành phần hóa học tự nhiên tốt cho sức khỏe như:
- Theo các nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc, trong quả sơn trà có chứa hàm lượng lớn các chất Axit Xitric, Axit Tactric, Vitamin C, Hydrat Cacbon và Protit. Cụ thể là Protit 0,7%, chất béo 0,2%; Hydrat Cacbon 22%; Caroten 0,00082%; Vitamin C 0,0089%.
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam thấy có chứa 2,76% Tanin; 16,4% chất đường; 2,7% axit hữu cơ (Tactric, Xitric tính theo H2SO4).
- Hàm lượng lớn các chất tan trong nước (cao khô) là 31% độ tan 2,25% tan hoàn toàn trong HCl.
- Các chất Tani Fructoza, Cholin, Axetylcholin Phytoterin, Axit Oleanic, Urso và Crataegic trong các giống sơn trà khác nhau.
- Chất Quexet Quexitrin, tinh dầu và một số chất khác có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Tác dụng dược lý
Trong Đông y, quả sơn trà có vị chua, tính hàn nên được xếp vào nhóm kinh tỳ, vị và can với công năng chỉ huyết, phá khí tán hư, hóa đờm…
Ngoải ra, quả sơn trà còn được áp dụng để điều trị các bệnh như:
- Trị lở sơn
- Trị chàm, lở loét
- Hạ khí, trị chứng ợ chua, tiêu nhục tích trệ
- Hoạt huyết, tán ứ, tiêu thực, hóa tích
- Hóa thực tích, hiện vị, hành khí hết, khoan cách, huyết kết, tiêu khí tích
- Hành kết khí, hóa ẩm thực, tiêu ứ huyết.
Chủ trì chữa các bệnh như: chứng tích trệ gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, ứ trệ giai đoạn hậu sản, không ra hết sản dịch sau sinh, gây ra sán khí, đau bụng…
Cách sử dụng: Sơn trà có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với các vị thuốc khác. Đem các nguyên liệu đi tán thành bột mịn hoặc hoàn thành viên để dùng, người bệnh cũng có thể dùng quả sơn trà khô đem đi sắc thành nước thuốc để uống tùy theo sở thích.
Liều lượng: Nếu sử dụng sơn trà theo dạng sắc thuốc Đông y thì dùng 3 – 10gr hoặc 20 – 30 giọt theo dạng cao lỏng của Tây y để hỗ trợ chữa các bệnh về tim mạch, cao huyết áp và giảm đau nhức mỏi.
Dạng bào chế của sơn trà:
- Viên nang 300mg: chiết xuất sơn trà
- Lá, hoa sơn trà: 667mg/ml sơn trà
Công dụng của quả sơn trà theo y học hiện đại
Trong vòng 10 năm trờ lại đây, các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại đã tìm ra những công dụng tuyệt vời của sơn trà có thể áp dụng vào chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe con người.
Các chế phẩm từ quả sơn trà có tác dụng làm tăng sự co bóp và giảm kích thích của cơ tim, tăng quá trình tuần hoàn mạch máu tim và mạch máu não. Không những vậy, phần hoa và lá sơn trà đã được thí nghiệm trên lâm sàng có tác dụng cải thiện chức năng hoạt động của tim, điều hòa tuần hoàn và giảm sự kích thích đến các tế bào thần kinh.
- Quả sơn trà giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh: Một số loại vi khuẩn gây bệnh như bạch hầu, trực khuẩn lị, thương hàn, tụ cầu vàng, E.Coli…sẽ bị tiêu diệt nhờ vào các hoạt chất kháng khuẩn trong quả sơn trà. Đặc biệt, quả sơn trà sao đen có tác dụng hấp thu hết tất cả các loại độc tố, các chất hoại tử do vi khuẩn gây ra. Nhờ vậy, giúp giảm đau dạ dày, giảm tác động lên thành ruột và ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.
- Quả sơn trà giúp cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa: Khi các hoạt chất trong quả sơn trà được hấp thụ vào trong cơ thể sẽ kích thích sự bài tiết dịch vị, dịch mật trong dạ dày, làm tăng hoạt tính của men tiêu hóa như amylolytic enzyme, lipolytic enzyme…Từ đó, giúp điều tiết sự co bóp của dạ dày và ruột được trơn tru hơn, cải thiện chức năng chung của hệ tiêu hóa.
- Quả sơn trà giúp hạ huyết áp: Hàm lượng các chất chống oxy hóa trong quả sơn trà có tác dụng làm gia tăng lưu lượng máu qua động mạch vành tim, làm giảm lương oxy tiêu thụ của cơ tim và cải thiện chức năng hoạt động chung của hệ tim mạch. Không những có tác dụng hỗ trợ chữa trị mà còn giúp ngăn ngừa phòng chống các bệnh lý về động mạch vành.
- Quả sơn trà giúp hạ mỡ máu: Sử dụng quả sơn trà có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu tự nhiên, giúp ức chế quá trình lắng đọng mỡ thừa ở các thành mạch, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch cực kỳ nguy hiểm.
Bên cạnh đó, quả sơn trà còn đem lại rất nhiều hiệu quả chữa bệnh khác nữa theo nghiên cứu của y học hiện đại. Chẳng hạn như tăng cường hệ miễn dịch, chống ngưng tập tiểu cầu, làm giãn phế quản, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, phòng chống bệnh ung thư, hóa đờm bình suyễn, cải thiện tinh thần, giảm stress…
Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả sơn trà
Quả sơn trà được sử dụng phổ biến như một vị thuốc quý trong các bài thuốc Đông y. Tùy vào từng trường hợp, mức độ bệnh lý sẽ kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác nhau để lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
Bài thuốc trị đầy bụng, khó tiêu ở người cao tuổi
- Bài thuốc 1: Sử dụng 125g quả sơn trà tươi hoặc 30g sơn trà khô cho vào nước đun sôi, lọc lấy phần nước để uống. Bài thuốc này giúp kích thích sự bài tiết dịch vị, tăng cường các chất gây men bên trong dạ dày, từ đó giúp khắc phục các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu do ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, nhiều đạm…
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 15g sơn trà, 12g mạch nha, 10g màng mề gà. Đem tất cả các nguyên liệu sắc thành nước uống 2 lần/ngày. Thực hiện đều đặn sẽ đem lại hiệu quả khắc phục các triệu chứng căng tức, khó tiêu, đầy bụng, chán ăn…
Bài thuốc giảm ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản
- Bài thuốc 1: Quả sơn trà sống và sơn trà sao vàng mỗi loại 20g. Đem sắc thành nước thuốc uống mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả giảm ợ chua và trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10g sơn trà, 6g Chỉ thực, 5g Trần bì, 2g Hoàng liên đem sắc cùng 6 chén nước. Đợi cho đến khi nước cạn xuống còn khoảng 2 chén thì tắt bếp, lọc lấy nước chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc giúp giảm đau thượng vị
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 12g bột sơn trà, cho thêm một ít đường đỏ rồi cho nước sôi vào khuấy đều rồi uống. Ngày uống 1 – 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị quả sơn trà khô, thanh bì, mộc hương với liều lượng bằng nhau, đem đi tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần dùng 4g bột pha với nước sôi uống, ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn.
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 16g sơn trà, 20g mạch nha, 18g phục linh, 18g thần khúc, 8g trần bì, 16g bán hạ, 8g liên kiều, 10g la bạc tử. Đem tất cả các nguyên liệu giã dập rồi sắc với 1,5 lít nước, lọc lấy phần nước thuốc và chia đều làm 4 phần uống đều đặn mỗi ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 20g quả sơn trà sống, 20g mầm mạch sao. Đem sắc cùng 1 lít nước để uống mỗi ngày.
Bài thuốc chữa kiết lỵ cấp, viêm đại tràng cấp
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 60g sơn trà đem sao cháy nhẹ, cho thêm 30g rượu trắng trộn cho đều sao lại cho rượu khô lại, tiếp tục cho thêm 200ml nước và nấu sôi trong vòng 15 phút. Lọc lấy phần nước thuốc cho thêm 60g đường đỏ nấu tiếp cho sôi đến khi đường tan thì tắt bếp. Mỗi ngày sắc một thang thuốc và uống ngay khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 120g sơn trà sao cháy, 30g hoa đậu ván trắng đem sắc cùng với 1,5 lít nước. Mỗi ngày uống một thang thuốc để giúp khắc phục các triệu chứng bệnh kiết lỵ cấp và viêm đại tràng.
Một số bài thuốc trị bệnh khác từ quả sơn trà
Trong Đông y, quả sơn trà còn có rất nhiều những công dụng chữa bệnh khác mà ít người biết đến như:
- Chữa ghẻ lở: Dùng quả sơn trà đã phơi khô rồi đem nấu với nước để tắm. Lưu ý nên đợi cho nước nguội bớt và còn hơi ấm để tắm tránh gây bỏng da.
- Cải thiện chứng cao huyết áp: Sử dụng quả sơn trà khô, chọn những quả to cho vào nồi hấp 2 lớp để điều chế thành dung dịch đường có chiết xuất 0,65% sơn trà khô, sau đó cho thêm một ít thuốc bảo quản. Mỗi ngày sử dụng khoảng 20ml để uống trực tiếp sau mỗi bữa ăn, ngày uống 3 lần.
- Chữa trị các cơn đau tim và bệnh mạch vành: Sử dụng chiết xuất từ lá sơn trà tươi để tạo thành từng viên khoảng 25mg. Mỗi lần uống 4 viên, ngày uống 3 lần và kéo dài một liệu trình điều trị 14 ngày sẽ đạt được hiệu quả trị bệnh khả quan.
- Ngăn ngừa máu nhiễm mỡ: Dùng sơn trà và mạch nha với liều lượng bằng nhau đem cô đặc lại. Mỗi lần sử dụng khoảng 60g, ngày uống 2 lần và thực hiện liệu trình trong vòng 14 ngày.
- Điều trị tắt kinh do ứ huyết hoặc bị ứ trệ gây đau bụng sau sinh: Sử dụng 30g sơn trà sắc lọc lấy nước bỏ bã, trộn thêm 25g đường mía để uống mỗi ngày.
- Loại bỏ hóc xương cá: Chuẩn bị 15g sơn trà khô sắc cùng với 2 chén nước, sắc hơi đặc so với bình thường rồi lấy nước sắc ngậm vào miệng một lúc rồi nuốt xuống sẽ giúp lấy đi xương cá đang hóc trong cổ họng.
- Chữa sán khi gây thoái vị, dịch hoàn xệ xuống: Chuẩn bị sơn trà và hồi hương mỗi loại 30g, tán tất cả nguyên liệu thành bột mịn, cho thêm 2 thìa mật ong để vo thành từng viên có kích thước nhỏ như hạt bắp. Mỗi lần uống 50 viên vùng với nước sôi trước hoặc sau mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Giảm đau nhức mỏi lưng ở người lớn tuổi: Sử dụng sơn trà khô và lộc nhung với liều lượng bằng nhau rồi đem tán thành bột mịn, cho thêm một ít mật ong vào trộn đều, vo thành viên có kích thích thước vừa phải. Mỗi lần uống 50 viên để uống trước hoặc sau bữa ăn.
- Trị chứng nấc cụt: Dùng quả sơn trà tươi đem sắc uống. Người lớn uống mỗi lần 15ml, ngày uống 3 lần sẽ đạt được hiệu quả điều trị rất tốt, hầu hết sẽ khỏi nấc cụt ngay trong ngày.
- Trị Polyp thanh đới: Sử dụng 24 – 30g tiêu sơn trà đem sắc cùng 1,5l nước, lọc lấy nước để nguội rồi uống hết trong ngày.
- Trị viêm thận bể thận: Sử dụng 100g sơn trà sống sắc cùng với nước trong vòng 15 – 20 phút, sắc 3 lần, mỗi lần 500ml đối với người lớn, trẻ em chỉ dùng 1/3 liều so với người lớn, áp dụng liệu trình 14 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp giảm cân cho chị em hiệu quả từ quả sơn trà
Bên cạnh công dụng chữa bệnh như vừa kể trên thì quả sơn trà còn được xem như một loại “thần dược” giúp giảm cân hiệu quả cho các chị em phụ nữ. Lý giải điều này là do theo các nghiên cứu khoa học, trong quả sơn trà có chứa thành phần vitamin C, fructose, protein, caroten, lipid, B2 cùng các khoáng chất như Ca, P, Fe, các acid tarlaric, citric…có tác dụng hỗ trợ giảm béo, hạ huyết áo, giảm nồng độ mỡ máu hiệu quả…
Chính vì vậy, không có gì lạ khi quả sơn trà được sử dụng để giúp chị em nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối. Dưới đây là một số cách giảm cân từ quả sơn trà mà các chị em có thể áp dụng ngay tại nhà:
Giảm cân bằng quả sơn trà + muồng muồng
Quả sơn trà và muồng muồng là sự kết hợp hoàn hảo để giúp chị em giảm cân nhanh chóng và an toàn.
- Chuẩn bị: 30g sơn trà, 30g mạch nha, 15g muồng muồng.
- Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch, cho vào nồi rồi đổ nước ngập hết bề mặt và đun sôi trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, cho thêm lá sen tươi, trà xanh và đường phèn vào tạo mùi thơm và vị ngọt rồi uống. Có thể sử dụng hằng ngày thay thế nước trà bình thường để hỗ trợ giảm cân hiệu quả, đặc biệt công thức này còn phù hợp với những ai có tiền sử mắc bệnh béo phì.
Trà giảm cân từ lá sơn trà + cam thảo
Lá sơn trà và cam thảo đều là những dược liệu có công dụng trị bệnh và hết sức an toàn, đặc biệt là trong việc giảm cân.
- Chuẩn bị: 5g lá sơn trà tươi, 10g vỏ trái bã đậu và cam thảo, 500ml nước.
- Cách thực hiện: Đun sôi 500ml nước sau đó cho hết các nguyên liệu đã chuẩn bị vào đun thêm 20 – 30 phút thì tắt bếp. Lọc lấy nước uống mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả giảm cân rất tốt, an toàn, đồng thời hạn chế sự thèm ăn, cải thiện tiêu hóa, giảm mỡ trong máu hiệu quả.
Một số lưu ý để sử dụng quả sơn trà hiệu quả
Theo các chuyên gia, mặc dù quả sơn trà có rất nhiều ưu điểm và công dụng trị bệnh, chăm sóc sức khỏe, giảm cân hiệu quả nhưng nó cũng tồn tại những nhược điểm nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, để đạt hiệu quả tốt và tránh những hậu quả tiêu cực từ quả sơn trà gây ra, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Không phải ai cũng có thể đạt được hiệu quả trị bệnh từ quả sơn trà, những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong quả sơn trà thì không nên sử dụng. Những người có Tỳ vị hư, yếu, đa toan dịch vị, không có thực tích và viêm loét dạ dày cũng không được sử dụng.
- Không quá lạm dụng quả sơn trà vì ăn hoặc uống nhiều có thể làm hao khí có hại cho răng.
- Không sử dụng sơn trà với tiểu mạch vì tiểu mạch có tác dụng kiện tỳ ngăn ngừa kiết lỵ, ra mồ hôi và giải nhiệt nên khi kết hợp với sơn trà có thể gây sinh đờm.
- Những người mắc bệnh phổi, chức năng hoạt động của phổi bị yếu kém cũng không nên sử dụng sơn trà.
- Không nên dùng nhiều sơn trà trước khi đi ngủ vì sẽ gây khó chịu, kích ứng dạ dày.
Công dụng trị bệnh từ quả sơn trà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cơ địa của từng người và mức độ bệnh lý. Vì vậy, không phải ai khi sử dụng quả sơn trà cũng đều đạt được hiệu quả rõ rệt. Các chuyên gia cũng khuyến khích khi nên sử dụng quả sơn trà kết hợp cùng với các loại thảo dược tự nhiên khác như:
- Khổ sâm: Có tác dụng làm lành các tổn thương, vết lở loét
- Nghệ vàng: Hàm lượng lớn chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống quá trình oxy hóa, hỗ trợ làm lành vết thương, hạn chế các biến chứng.
- Lá khôi: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, ngăn ngừa ung thư dạ dày
- Cam thảo: Giúp giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và trung hòa các loại axit trong dạ dày.
Lưu ý: Mỗi vị thuốc đều có những dược tính khác nhau, khi kết hợp cần phải có sự tư vấn của các chuyên gia, thầy thuốc Đông y. Không tự ý kết hợp các loại thảo dược khi chưa biết rõ chúng là gì để tránh gây tác dụng phụ hay phản ứng ngược ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sử dụng sơn trà đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên, việc sử dụng cần phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc mới đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu và an toàn. Tránh tự ý sử dụng quá liều hay kết hợp với các vị thuốc lạ để không gây ra phản tác dụng.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!