Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Quả sung và công dụng làm thuốc ít ai ngờ

Hẳn mỗi người chúng ta đều không còn xa lạ gì với quả sung. Loại quả dân dã này thường được dùng để ăn kèm với các món ăn trong bữa cơm, ăn sống chấm muối, bày trên mâm ngũ quả ngày Tết,.. Tuy nhiên những công dụng trong việc làm thuốc để chữa bệnh của trái sung thì không phải ai cũng đều biết. Bạn đọc hãy cùng khám phá chi tiết về loại quả này qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm của quả sung

Tên khoa học của sung là Ficus racemosa. Cây sung thuộc họ dâu tằm. Quả sung còn được gọi là mật quả, ánh nhật quả, vô hoa quả,… Quả sung khi còn non có nhiều nhựa nên vị chát. Quả khi chín sẽ có vị khá ngọt và ruột màu đỏ, thường mọc thành từng chùm ở cành hoặc ở trên thân cây.

quả sung
Trái sung là món ăn dân dã, quen thuộc

Đối với nhiều người, loại quả dân dã này hẳn đã trở nên vô cùng quen thuộc khi có mặt trong nhiều món ăn hằng ngày. Lá sung, lộc sung dùng để ăn kèm với các món thịt, gỏi, hoặc gói nem. Quả sung chấm muối ăn sống là món “tủ” của trẻ con. Sung đem cắt lát ra, muối như muối cà, ăn kèm với cơm đem lại vị thanh mát, lạ miệng.

Đặc điểm của quả sung
Đặc điểm của quả sung

Tuy nhiên, bên cạnh công dụng là để ăn, quả sung còn có có tác dụng để làm thuốc. Có rất nhiều bài thuốc trị bệnh rất hữu hiệu mà không phải ai cũng biết. Các thầy thuốc Đông y cho biết quả cây sung có tính mát, vị ngọt, quả xanh vị hơi chát, nhiều nhựa. Vị thuốc này có công dụng lợi tiểu, thông huyết, bổ máu, sát trùng vết thương, trị vết bỏng, vết ngứa, viêm loét, chữa bệnh trĩ, bí đại tiện,.. Quả sung xanh chữa tiêu chảy và còn giúp sản phụ lợi sữa hơn.

Thành phần hóa học

Sung bao gồm nhiều thành phần hóa học rất có lợi cho cơ thể con người. Trong 100g quả sung chín có chứa 0,4g chất béo; 0,8g protein; 19g bột đường; 1,2g chất xơ; nước. Bên cạnh đó còn một số khoáng chất, vi chất như Canxi, Natri, Photpho, Sắt,.. cùng với các vitamin có lợi như  C, B1, B2, PP,…

Phân bố

Cây sung thường được trồng nhiều ở những nước có khí hậu tương đối ấm áp như Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, Australia,… Cây sung thường sống tại những nơi có nhiều nước hoặc độ ẩm cao như gần sông, hồ,… Ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cây sung to lớn, trĩu quả ở cạnh bờ ao, bờ hồ,..

Cách thu hái, bảo quản sung

Quả của cây sung được thường được thu hái trực tiếp. Sung thường chín vào khoảng tháng 8 đến tháng 10, do đó đây là thời gian thích hợp để hái sung ăn hoặc làm thuốc. Sau khi hái xong bạn đem rửa sạch, có thể đem ngâm muối cho sạch bụi bẩn và mủ sung. Tiếp theo có thể ăn sống, hoặc cắt lát ra làm sung muối, hoặc đem sấy khô để dùng sau này. Bạn nên bỏ sung vào hũ, bình,.., bảo quản nơi khô mát để đảm bảo chất lượng của sung.

Những công dụng tuyệt vời của quả sung

Quả sung có nhiều công dụng mà ít người biết hết. Chính bởi vậy đã từ lâu sung được xem là một vị thuốc quý trong Đông y. Hãy cùng tìm hiểu những tác dụng tuyệt vời của loài quả dân dã này ngay nhé.

Điều trị các vấn đề về tình dục

Quả sung có chứa nhiều chất xơ và Amino Axit, giúp điều trị hiện tượng yếu sinh lý và xuất tinh sớm ở nam giới. Từ rất lâu người ta đã dùng sung như một “bí kíp phòng the” để kích thích và tăng ham muốn, khoái cảm trong các cuộc yêu. Bên cạnh đó, quả sung còn giúp thông huyết, bổ huyết để tăng cường sức khỏe cũng như khả năng sinh lý.

Quả sung có tác dụng cải thiện sinh lý

Có tác dụng hạ huyết áp

Trong thành phần hóa học của quả sung có chứa khá nhiều kali có tác dụng ngăn ngừa huyết áp. Đối với những người cao huyết áp thường được khuyên sử sử dụng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, quả sung tươi cũng là một thành phần không nên bỏ qua.

Giúp xương khớp chắc khỏe hơn

Quả sung chín có chứa nhiều vi chất như canxi, kali, mangan có tác dụng giúp xương cứng cáp, chắc khỏe hơn. Mangan giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và giúp giải phóng canxi để cơ thể hấp thụ. Khoáng chất Kali giúp cho Canxi không bị bài tiết.

Trị táo bón

Quả sung chứa chất xơ và prebiotic. Những thành phần này có công dụng là kích thích nhu động ruột. Đồng thời tạo điều kiện để những vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển nhanh hơn. Nhờ vậy vừa giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, vừa tránh các căn bệnh về đường ruột và trị táo bón hiệu quả.

Trái sung có thể trị táo bón

Giảm cholesterol

Chất Pectin có trong thành phần của quả sung là chất xơ hòa tan có tác dụng chính là giảm cholesterol có ở trong máu. Nhờ vậy giúp bảo vệ ông mật, túi mật hiệu quả, bào mòn sỏi mật.

Giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh Alzheimer

Alzheimer là nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ. Theo nghiên cứu, sử dụng quả sung sẽ có tác dụng tốt trong việc giảm bớt các triệu chứng của bệnh Alzheimer.

Trị đau họng, viêm phế quản

Hỗ trợ điều trị hiệu quả những vấn đề về hô hấp như viêm họng, hen suyễn, viêm phế quản cũng là một công dụng của quả sung. Bởi trong quả sung có chứa những thành phần tự nhiên giúp điều trị những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp ở con người.

Ngừa thoái hóa điểm vàng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa, suy giảm thị lực ở người già chính là thoái hóa điểm vàng. Trong thành phần của quả sung có chứa những hợp chất tự nhiên giúp mắt khỏe hơn, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Trong quả sung có chứa khá nhiều axit béo như Phenol, Omega 3, Omega 6. Những thành phần này có công dụng làm  giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người. Cả lá sung và quả sung đều có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Theo nghiên cứu, những chất trong quả sung như: Coumarin, Pectin, Peta-carotene, Sắt, Kẽm và các vitamin A, C, E, K giúp giảm cholesterol. Sử dụng quả sung sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến,..

Quả sung giúp ngừa ung thư
Quả sung giúp ngừa ung thư

Giảm cân

Nếu bạn đang không vừa ý với cân nặng của mình và muốn giảm cân thì thêm quả sung trong thực đơn là một sự lựa chọn hợp lý. Quả sung có chứa nhiều thành phần có lợi và cung cấp lượng chất xơ khá lớn. Nhờ vậy chúng rất hiệu quả trong việc giảm cân nặng, lấy lại vóc dáng thon gọn, khỏe khoắn. Bạn có thể ăn sống mỗi ngày 1 chùm hoặc đem muối để ăn dần.

Làm đẹp

Những chị em nào muốn làm đẹp hiệu quả, đơn giản thì không nên bỏ qua quả sung. Bên cạnh những công dụng chữa bệnh, ngừa ung thư, quả sung còn giúp cải thiện làm da và sắc đẹp cho phụ nữ.

Trong thành phần của quả sung có chứa flavonoid và polyphenol. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp cải thiện sắc tố da, đem lại làn da khỏe mạnh, trắng trẻo, làm chậm quá trình lão hóa da. Đồng thời còn giúp mái tóc của bạn thêm mượt và chắc khỏe hơn. Một số căn bệnh ngoài da như vẩy nến cũng được hỗ trợ điều trị hiệu quả nếu sử dụng quả sung.

Để làm đẹp da, bạn nên ép 3 đến 5 quả sung, pha cùng sữa tươi để uống mỗi ngày. Sử dụng điều độ khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy tiến triển rõ rệt.

Ngừa mụn hiệu quả

Phần nhựa của quả sung xanh có tác dụng ngừa mụn, loại bỏ mụn trên da. Bạn có thể cắt quả sung xanh lấy phần nhựa bôi lên da 3 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện khoảng 2 tuần sẽ có hiệu quả, mụn sẽ khô và biến mất. Tuy nhiên nên tránh tiếp xúc với nắng sau khi bôi xong vì có thể khiến da bạn ngăm đen hơn.

Ăn Sung có tác dụng ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Trị bệnh đau đầu

Nhựa sung có tác dụng chữa nhức đầu. Bạn cắt quả sung để lấy phần nhựa, phết lên giấy rồi dán ở thái dương sẽ thấy thuyên giảm. Nhựa sung còn có khả năng chữa liệt mặt bằng cách dán giấy có phết nhựa sung ở phần mặt không bị méo.

Trị bỏng

Bạn cắt quả sung để lấy phần nhựa. Sau đó hòa phần nhựa này với lòng trắng trứng gà, đánh đều rồi phết lên giấy. Dán giấy lên vết bỏng sẽ thấy đỡ hơn.

Trị bệnh khàn tiếng, mất tiếng

Cách làm: Quả sung tươi lấy 20g đem sắc lấy nước để uống. Khi dùng có thể pha thêm mật ong để có vị ngọt, dễ uống hơn. Uống từ 3 đến 5 lần mỗi ngày.

Trị bệnh viêm họng, đau họng

Cách làm: sung xanh đem phơi nắng cho khô rồi tán mịn để thành dạng bột. Ngậm một ít bột trong miệng rồi nuốt từ từ. Cứ cách nửa tiếng là ngậm một lần. Sau từ 4 đến 5 lần ngậm sẽ thấy giảm đau rõ rệt.

Trị chứng ho khan

Cách làm: trái sung chín, tươi, lấy khoảng 100g rồi đem nấu cháo. Mỗi ngày ăn từ 4 đến 5 lần. Có thể pha thêm ít đường để cháo có vị ngọt và dễ nuốt hơn.

Trị bệnh viêm khớp

Lấy 500g quả sung hầm với thịt lợn nạc khoảng nửa tiếng. Khi ăn thì ăn hết cái và uống hết phần nước. Mỗi ngày ăn 1 lần có thể giảm các triệu chứng đau khớp. Bạn cũng có thể lấy khoảng 3 trái sung đem thái nhỏ rồi rán với trứng để ăn trong bữa cơm.

Trị bệnh trĩ

Lấy khoảng 20 quả sung xanh nấu canh cùng với lòng lợn. Ăn món canh này sẽ đem lại tiến triển tốt cho những bệnh nhân bị trĩ.

Kiềm chế ung thư phổi

Những người mắc ung thư phổi giai đoạn đầu có thể sử dụng bài thuốc chứa quả sung xanh để kìm hãm tốc độ phát triển của tế bào ung thư. Sử dụng từ 15 đến 20 trái sung xanh đun cùng với nước và 10g chè xanh. Đun với lửa nhỏ từ 15 – 25 phút. Sau khi đun sôi thì có thể sử dụng luôn làm nước uống hàng ngày.

Trị bệnh hen suyễn

Lấy 3- 5 trái sung xanh, chẻ đôi ra để lấy phần nhựa sung. Phần nhựa này đem hòa thêm với mật ong cho dễ uống, mỗi ngày uống trước khi đi ngủ.

Chữa sỏi gan và sỏi mật

Lấy 60g trái sung đã phơi khô rồi đem sắc với 4 bát con nước lã. Mỗi ngày uống nhiều lần. Uống đến tháng thứ 3 có thể thấy thuyên giảm.

Sung được dùng để chữa sỏi mật

Chữa chứng sa đì sau sinh

Lấy 2 trái sung chín và 10g tiểu hồi hương 9g đem sắc lên lấy nước để uống. Mỗi ngày uống nhiều lần.

Trị bệnh táo bón

Lấy 9g sung tươi và sắc lấy nước để uống. Mỗi ngày uống nhiều lần. Bạn cũng có thể thay bằng việc ăn 5 quả sung chín mỗi ngày cũng mang lại hiệu quả tương tự.

Một số công dụng khác

  • Cải thiện khả năng tình dục: Chuẩn bị 2 hoặc 3 trái sung chín đem ngâm với sữa và để qua đêm. Sáng sớm hôm sau ăn trực tiếp hỗn hợp trên.
  • Chữa bệnh đau lưng: Chuẩn bị 500g sung xanh và 100g thịt lợn nạc. Đem hầm khoảng nửa tiếng rồi ăn cả cái lẫn nước.
  • Ngăn ngừa ung thư bàng quang: Chuẩn bị sung xanh, đem phơi khô rồi lấy 30g, lấy 15g mộc thông. Đun hỗn hợp trên để lấy nước uống. Mỗi ngày uống nhiều lần.
  • Chữa mụn nhọt: Rửa sạch vị trí da cần bôi, lau khô. Cắt sung tươi lấy nhựa rồi bôi trực tiếp lên phần có mụn.
  • Cải thiện da: Chuẩn bị từ 3 đến 5 trái sung tươi ép lấy nước rồi pha với sữa. Mỗi ngày uống nhiều lần. Kiên trì sử dụng vài tuần sẽ thấy da đẹp lên rõ rệt.
  • Giúp lợi sữa ở phụ nữ: Bạn nấu canh hoặc nấu cháo với gạo nếp kèm quả sung thái nhỏ để ăn. Có thể thay sung bằng mít non thái nhỏ.

Tác dụng phụ của quả sung

Tuy nhiều lợi ích tuy nhiên quả sung cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy khi sử dụng bạn không nên lạm dụng trái sung quá nhiều nhé:

Gây chứng đau dạ dày, đầy bụng

Mặc dù quả sung có thể chữa táo bón, nhưng với những người có đường ruột khỏe mạnh thì lại gây đau dạ dày nếu như sử dụng quá nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, để tránh hiện tượng này bạn nên uống nước lạnh ngay sau khi ăn sung.

Bên cạnh đó, ăn nhiều sung còn có thể khiến bạn đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên hiện tượng này thường chỉ kéo dài nhiều nhất là 1 ngày.

Ăn quá nhiều sung có thể gây đầy bụng

Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

Quả sung có tác dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến da. Tuy nhiên khi sử dụng chúng cũng khiến cho da bạn nhạy cảm hơn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài việc khiến da bạn dễ bắt nắng và trở nên ngăm đen hơn, chúng còn có thể gây kích ứng rất khó chịu. Bởi vậy sau khi sử dụng nhựa sung để bôi lên da, bạn nên ngồi ở chỗ râm mát, tránh ánh mặt trời để bảo vệ tốt hơn cho làn da của bạn.

Có thể gây hại cho gan và ruột

Một trong những tác dụng phụ hay gặp và nguy hiểm nhất của quả sung chính là làm ảnh hưởng đến đường ruột. Phần hạt cứng của trái sung có thể làm tắc nghẽn ruột, cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, trái sung có chứa một số thành phần có tác động xấu đến gan của bạn.

Dẫn đến các bệnh về xương khớp

Quả sung có chứa nhiều vi chất như Canxi, Kali,.. giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên nếu bạn ăn sung quá nhiều có thể gây tích tụ hợp chất oxalat. Đây là hợp chất có tác thể ngăn cản quá trình hấp thụ canxi, dẫn đến các vấn đề về xương khớp.

Tác dụng phụ của sung là dẫn đến các bệnh về xương khớp

Gây xuất huyết

Khi tiêu thụ quá nhiều quả sung bạn có thể gặp hiện tượng như xuất huyết võng mạc và chảy máu âm đạo nhẹ. Khi xảy ra hiện tượng này, bạn nên ngừng sử dụng quả sung và đến khám ở các cơ sở y tế.

Giảm lượng đường trong máu

Những người mắc chứng tiểu đường nên thêm quả sung vào thực đơn bởi chúng có công dụng giảm đường huyết trong máu vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên đối với những người bị hạ đường huyết thì có thể gây tác động xấu.

Gây ra dị ứng

Có một số người sẽ dị ứng khi sử dụng quả sung. Nếu dị ứng thì có thể gặp hiện tượng như viêm mũi, viêm kết mạc. Bởi vậy bạn nên kiểm tra xem bản thân có bị dị ứng với sung hay không rồi mới nên quyết định sử dụng nó để trị bệnh.

Gây hại cho mật và thận

Hợp chất oxalat có trong thành phần của quả sung ngoài gây cản trở việc hấp thụ canxi còn khiến cho những căn bệnh thận và túi mật trở nên nặng hơn. Bởi vậy nếu bạn đang gặp vấn đề về mật hoặc thận thì không nên sử dụng loại quả này.

Cách tốt nhất để tránh những tác dụng phụ này là không nên sử dụng quá nhiều quả sung mỗi ngày. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng sung để trị bệnh.

Một số lưu ý khi sử dụng quả sung

Khi sử dụng quả sung cũng có một vài lưu ý mà bạn nên biết. Cùng tìm hiểu nhé:

  • Quả sung có công dụng thông huyết, bổ huyết, do đó không nên dùng cho phụ nữ mới mang thai bởi có thể gây hại đến thai nhi, thậm chí là sảy thai.
  • Nếu như bạn bị dị ứng với mủ của cây cao su, khả năng cao là cũng sẽ dị ứng với quả sung, vì vậy nên cẩn thận trước khi tiêu thụ loại quả này.
  • Quả sung có hàm lượng lớn vitamin K có có công dụng làm đông máu. Nếu như bạn đang điều trị bằng thuốc chống đông máu thì không nên sử dụng.
  • Không dùng quá nhiều sung bởi có thể gây hại đến hệ tiêu hóa.
  • Khi thu hái sung nên ngâm với nước sạch và muối để loại bỏ bớt nhựa sung.
Nên lưu ý điều gì khi sử dụng quả sung
Nên lưu ý điều gì khi sử dụng sung

Trên đây là những thông tin về thành phần, công dụng, các bài thuốc chứa quả sung, tác dụng phụ cũng như một số lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hi vọng đây sẽ là bài viết bổ ích cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách sử dụng loại dược liệu này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được câu trả lời sớm nhất nhé.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn