3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Rau đắng đất: Vị thuốc chữa bệnh lưu truyền trong dân gian

Rau đắng đất hay còn được gọi là rau đắng lá vòng được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, có lẽ ít người biết rằng rau đắng đất còn có tác dụng chữa bệnh và phòng ngừa hiệu quả, đồng thời nó còn được sử dụng như một loại thực phẩm giảm béo an toàn.

  • Tên gọi khác: Rau đắng lá vòng, cây càng tôm, biển súc, cây xương cá
  • Tên khoa học: Glinus oppositifolius
  • Họ: Rau đắng đất/ Phiên hạnh (danh pháp khoa học: Aizoaceae)
rau đắng đất
Rau đắng đất là một trong những loại dược liệu có tác dụng trị bệnh theo dân gian

Một số đặc điểm chung của rau đắng đất

Hiện nay, ở nước ta có 2 loại rau đắng chính gồm rau đắng đất và rau đắng biển. Về cơ bản cả 2 loại rau đắng này đều tương tự nhau về mặt tính vị nhưng nếu xét về từng công dụng cho sức khỏe thì mỗi loại lại có những ưu điểm riêng.

Đặc điểm nhận biết cây rau đắng đất

Rau đắng đất là loại cây thân thảo mọc theo dạng bò trên mặt đất, thân và cành mọc thẳng tỏa tròn, có màu đỏ tím và chiều cao từ 10 – 30cm tùy vào vị trí mọc và phát triển có tốt hay không. Phần lá có kích thước nhỏ bằng ngón tay út, hình thon ngược, mọc chụm lại từ 2 – 5 lá có kích thước không đều nhau, mỗi lá có kích thước chiều dài trung bình khoảng 1,34cm, chiều rộng 0,34cm, phần chóp lá có mọc răng nhọn, gốc hình chót buồm, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới.

Phân bố

Rau đắng đất là loại thực vật mọc quanh năm, trong đó mùa hoa và quả thường rơi vào khoảng tháng 4 – 7 hàng năm. Tại Việt Nam, rau đắng đất thường phân bố dọc theo các tỉnh giáp ven biển từ Nam Định đến đồng bằng sông Cửu Long.

Bởi đây là loại cây ưa sáng, thích mọc trên cát, các ruộng hoang, bãi sông, nương rẫy hoặc các hố nước cạn vào mùa khô. Cây có khả năng tự phát triển tốt, có thể tái sinh tự nhiên bằng hạt mà không cần chăm sóc.

Bộ phận sử dụng

Đối với rau đắng đất được sử dụng trong chữa và phòng bệnh thường sẽ sử dụng toàn bộ cây, có thể sử dụng tươi hoặc đem phơi khô để sử dụng dần.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu khoa học, hoạt chất saponin và flavonoid là 2 thành phần chủ yếu và có tác dụng chữa bệnh hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó, một số các hoạt chất khác có trong rau đắng đất như tinh dầu, tanin, axít  silicic, oxalic, cafeic, galic; các glycosid: avicularosid, kaempferitrosid; các dẫn chất polyphenol: quercetin, kaemferol,  quercitrin, esculetin, avicularin,…Một số dẫn chất anthranoid: emodin; các a xít  amin: methionin, prolin, serin, treonin, tyrosin, phenylalanine…chất dịch nhầy, các loại đường…

Thu hái, sơ chế, bảo quản

Ngay từ thời điểm cây bắt đầu ra hoa là có thể thu hoạch và thể sử dụng. Sau đó, rửa sạch và phơi khô, bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh mối mọt, ẩm mốc để sử dụng lâu dài.

Dạng bào chế của rau đắng đất

Theo kinh nghiệm sử dụng trong dân gian cũng như trong các bài thuốc Đông y, rau đắng đất được sử dụng toàn bộ cây, có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô để sử dụng dần. Khi sử dụng có thể dùng riêng lẻ hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác tùy theo toa thuốc.

Còn trong y học hiện đại, các hoạt chất trong rau đắng đất được chiết xuất và kết hợp với chiết xuất của nhiều dược liệu khác để tạo ra thuốc Đông y dưới dạng bào chế hiện đại, giúp người bệnh dễ dàng sử dụng hơn.

  • Viên nén
  • Viên nang mềm

Công dụng của rau đắng đất

Tác dụng dược lý của rau đắng đất

Theo Đông y, rau đắng đất có tính mát, vị đắng nên có khả năng trừ thấp nhiệt, sơ can, hạ nhiệt, lợi tiểu, cải thiện hệ tiêu hóa, nhuận gan, sát trùng, khai vị, chỉ ngứa, kiện vị, nhuận tràng rất tốt…

Cơ chế hoạt động của rau đắng đất trong Đông y đó là làm mát gan, kích thích gan tiết mật và thông tiểu, nhuận tràng, giải độc nên được sử dụng phổ biến trong các trường hợp nổi nhiều mẩn ngứa do gan yếu hay nóng trong người.

Tác dụng trị bệnh theo y học hiện đại

  • Rau đắng có tác dụng lợi tiểu, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bí tiểu, tiểu buốt, đau rát…
  • Hỗ trợ điều hòa tim mạch, huyết áp, giảm nồng độ cholesterol và chất béo triglyceride trong máu, từ đó hỗ trợ điều trị các bệnh về gan cũng như ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.
  • Giúp thanh nhiệt, giải độc và cải thiện các triệu chứng bệnh ngoài da do suy gan, gan nóng…
  • Nhờ vào thành phần dược chất chống oxy hóa nên rau đắng đất có tác dụng giảm đau dạ dày, đau vùng thượng vị hiệu quả.
  • Phần ngọn của rau đắng đất còn được chứng minh là có tác dụng hạ sốt an toàn, trị mụn nhọt và làm lành các vết thương, hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp.
  • Sử dụng nước ép rau đắng đất thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm hiệu quả nhờ hàm lượng vitamin C cao.
  • Một thí nghiệm trên chuột bị tiểu đường cho kết quả rằng rau đắng đất có tác dụng giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị sản dịch cho phụ nữ sau sinh, tránh tình trạng ứ huyết và thúc đẩy quá trình hồi phục sức khỏe.
  • Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chỉ ra rằng các hoạt chất trong rau đắng đất giúp làm sạch các gốc tự do trong cơ thể nên thường được chỉ định sử dụng đối với những người mắc bệnh Parkinson, Alzeimer, các bệnh tim mạch, ung thư…
rau đắng đất
Các hoạt chất trị bệnh trong rau đắng đất có nhiều công dụng tuyệt vời

Liều dùng rau đắng đất

Theo lời khuyên của các chuyên gia, liều dùng của bất kỳ loại dược liệu nào cũng đều khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mức độ mắc bệnh…Riêng đối với rau đắng đất thì có thể sử dụng tối đa từ 20 – 30g để sắc nước uống hoặc có thể kết hợp với các vị thuốc khác để tăng hiệu quả trị bệnh.

Gợi ý một số bài thuốc chữa bệnh từ rau đắng đất

Bài thuốc giải độc, hỗ trợ cải thiện chức năng gan

  • Chuẩn bị: rau đắng đất, ké đầu ngựa, cỏ xước và dây khổ qua mỗi loại 6g, 3g cam thảo, nhân trần và dành dành mỗi loại 5g.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu tán nhuyễn thành bột mịn, nếu là nguyên liệu tươi thì nên phơi khô trước khi sử dụng. Trộn một ít bột cùng mật ong để vo thành viên và bảo quản để sử dụng dần. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các nguyên liệu đem sắc thành nước và uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa dị ứng mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mẩn ngứa, mề đay

  • Chuẩn bị: một nắm nhỏ rau đắng đất và còn nguyên rễ
  • Cách thực hiện: Rau đắng đất rửa thật sạch, ngâm khoãng 5 phút trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn. Giã nhuyễn cùng một ít muối hạt rồi đắp lên vị trí bị nổi mụn nhọt, ngứa do ghẻ lở. Ngày thực hiện 3 lần và kiên trì cho đến khi không còn bị ngứa nữa.

Bài thuốc giải độc, thanh nhiệt, lợi mật, thông tiểu

  • Chuẩn bị: 12g rau đắng, 2g hạt bìm bìm biếc, 15g atiso
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem rửa sạch và sắc thành nước thuốc uống hằng ngày đến khi cảm thấy sự thay đổi của cơ thể thì ngừng lại.

Bài thuốc điều trị đau gan

  • Chuẩn bị: Rau đắng và cây cứt quạ với lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, để ráo rồi cho lên bếp đun sôi, nấu cho đến khi các nguyên liệu nhừ nát rồi lọc bỏ bã tiếp tục đun trên lửa nhỏ cho thành cao. Cho thêm vào một muỗng mật ong, khuấy đều rồi bảo quản trong hũ thủy tinh và dùng dùng. Khuyến khích sử dụng mỗi ngày, ngày dùng 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc trị bệnh tiểu đục

  • Chuẩn bị: 2 quả trứng gà, 40 – 80g rau đắng, vài lát gừng tươi
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào trong nồi đun sôi. Sau khi trứng chín thì lấy trứng ra ăn. Mỗi ngày chỉ ăn 1 lần và kiên trì sử dụng trong vòng 20 ngày để cải thiện các triệu chứng hoản toàn.

Bài thuốc hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm

  • Chuẩn bị: 500g rau đắng đất phơi khô, 3 – 5 lít rượu gạo 40 độ
  • Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch, để ráo và cho vào hũ thủy tinh to, đổ rượu vào ngâm trong 30 ngày. Mỗi lần sử dụng 1 ly nhỏ sau mỗi bữa ăn, ngày dùng 2 lần và duy trì trong vòng 1 tháng để thuốc thẩm thấu phát huy tác dụng.

Bài thuốc trị giun đũa ở trẻ em

  • Chuẩn bị: 100g rau đắng đất
  • Cách thực hiện: Rau đắng mua về rửa thật sạch, đem sắc thành nước uống hàng ngày, ngày uống 1 lần cho đến khi không còn các triệu chứng bệnh.

Bài thuốc chữa ngứa âm hộ, hậu môn

  • Chuẩn bị: 200g rau đắng tươi
  • Cách thực hiện: Rửa sạch rau đắng và nấu trong khoảng 10 phút. Dùng phần nước rau đắng để rửa mỗi ngày 1 – 2 lần. Thực hiện càng nhiều lần và kiên trì không bỏ giữa chừng sẽ đạt hiệu quả tốt.

Bài thuốc trị đau răng

  • Chuẩn bị: 100g rau đắng đất, còn tươi, không có sâu
  • Cách thực hiện: Rau đắng rửa sạch và đem sắc thành nước uống ngày 2 lần. Kiên trì uống nước rau đắng trong vòng 2 – 3 ngày sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc trị đau đầu

  • Chuẩn bị: 50g rau đắng đất, dầu thầu dầu
  • Cách thực hiện: Rau đắng đất rửa sạch, để ráo nước và giã nát, sau đó trộn cùng dầu thầu dầu. Hơ lửa nóng hỗn hợp này và bôi lên vị trí bị đau nhức trên đầu để cắt nhanh các triệu chứng đau.

Nước ép rau đắng giúp giảm cân

Rau đắng đất
Dùng nước ép rau đắng đất còn có tác dụng giảm cân hiệu quả
  • Chuẩn bị: 100g rau đắng đất
  • Cách thực hiện: Rửa sạch rau đắng rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc lấy nước và bỏ bã để uống trực tiếp sẽ giúp giảm cân hiệu quả nhờ vào vị đắng đặc trưng.

Một số món ăn ngon từ rau đắng tốt cho sức khỏe

Rau đắng đất vốn dĩ là một loại rau quen thuộc với con người, nhất là ở các vùng trung du, đồng bằng như miền Tây thì rau đắng vô cùng nổi tiếng với các món ăn vừa ngon vừa cung cấp các dưỡng chất, cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh tuyệt vời.

Cháo cá lóc rau đắng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1kg cá lóc (có thể thay thế bằng các loại cá tùy theo sở thích)
  • 500g rau đắng đất
  • Hành tím, hành lá, ớt, 2/3 chén gạo và các loại gia vị thông thường: muối, đường, bột ngọt, nước mắm, tiêu…

Cách thực hiện:

  • Tất cả các nguyên liệu đem đi sơ chế và làm sạch. Riêng gạo đem đi rang vàng và ngâm với nước.
  • Cá lóc cắt thành từng khúc vừa ăn rồi cho lên bếp đun sôi cùng 1,5 lít nước. Nêm vào các loại gia vị sao cho vừa miệng, tùy khẩu vị của từng gia đình.
  • Cá chín thì vớt ra để riêng, cho gạo vào phần nước cá nấu đến khi nhừ thành cháo rồi cho hành lá vào và tắt bếp.
  • Múc cháo ra tô, cho hành phi vàng và tiêu lên trên, ăn kèm với rau đắng và nước mắm cay sẽ rất ngon.
cháo rau đắng đất
Chế biến các món ăn ngon từ rau đắng vừa giúp cung cấp dưỡng chất vừa trị bệnh hiệu quả

Canh rau đắng nấu tôm

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200g tôm tươi
  • 200g rau đắng đất
  • Các loại gia vị thông thường

Cách thực hiện:

  • Tôm sơ chế sạch sẽ, lột vỏ, bỏ đầu và đường chỉ lưng. Băm tôm hoặc cho vào máy xay sinh tố cho nhuyễn rồi cho các loại gia vị vào ướp trong vòng 15 phút.
  • Làm nóng chảo, cho tỏi vào phi thơm rồi cho tôm vào xào săn lại, đảo thật nhanh để tôm chín đều rồi cho nước lọc vào.
  • Đợi nước sôi lên thì cho rau đắng đất vào 2 phút thì tắt bếp và thưởng thức.

Một số lưu ý khi sử dụng rau đắng đất

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của rau đắng đất thì việc sử dụng loại dược liệu này để trị bệnh hiệu quả thì người bệnh cần chú ý một số điều sau;

  • Phân biệt rõ giữa rau đắng đất và rau đắng biển để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này để đảm bảo an toàn.

Những thông tin trong bài viết trên này đã tổng hợp đầy đủ những thông tin chi tiết về dược liệu rau đắng đất. Hy vọng rằng, người bệnh sẽ có thêm những kinh nghiệm chữa bệnh từ rau đắng đất hiệu quả, đẩy lùi bệnh tật.

Có thể bạn quan tâm

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn