Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Rau má: Những lợi ích đối với sức khỏe được khoa học chứng nhận

Rau má là loài cây cực kì quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp loại cây này ở những quán hàng nước quen thuộc, quán cà phê hay nhà hàng. Cây này còn xuất hiện trong bữa ăn gia đình như một loại rau truyền thống. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu hết về những lợi ích của loại cây này và bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất.

Cây rau má là loài cây quen thuộc của người Việt Nam
Cây rau má là loài cây quen thuộc của người Việt Nam

Mô tả chung về cây rau má

Rau má là cây thuộc giống cây thân thảo rất phổ biến ở những làng quê Việt Nam. Giống cây này khá đặc biệt chỉ nhìn qua là bạn đã có thể nhận biết và phân biệt chúng với giống cây khác. Cùng tìm hiểu chung về đặc điểm sinh thái và những thành phần dược tính bên trong của cây.

Cây rau má là gì?

Cây rau má hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khá như là Lôi công thảo, Tích huyết thảo, Liên tiền thảo,… Chúng có nguồn gốc từ Úc, các đảo thuộc Thái Bình Dương, Melanesia, Châu Á,.. thuộc họ Hoa tán. Đây là một loại thân thảo, có tính mát và là vị thuốc trong y học cổ truyền rất tốt

Đặc điểm sinh học

Cây rau má thuộc giống cây bò sát mặt đất, càng những chỗ ẩm mát thì chúng lại càng sinh sôi nảy nở tốt hơn. Thân cây mảnh mai, thân rễ, bám sát vào mặt đất. Lá của chúng có hình tròn như những đồng tiền xếp chồng lên nhau. Mỗi một nhánh cây lại có khoảng từ 2 – 5 lá xếp so le nhìn rất đẹp mắt.

Rau má cũng có hoa, màu trắng trong, nhỏ li ti mọc thành từng chùm nhỏ. Quả của cây lại có màu nâu. Loài cây này sinh trường quanh năm, nên mùa nào cũng thấy chúng nhưng càng vào mùa mưa phùn thì chúng lại phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Chúng mọc ở nhiều nơi khác nhau

Thành phần hóa học

Rau má được đánh giá là loài cây rất tốt và an toàn cho mọi người sử dụng. Thành phần hóa học chính và chủ yếu của rau má bao gồm:

  • Beta Carotene rất tốt cho hệ tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ.
  • Sterol giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, động mạch vành, ngoài ra chất này còn có tác dụng kháng viêm, ức chế tế bào ung thư di căn đi ra các cơ quan khác.
  • Saponin có tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư di căn, đột biến tế bào.
  • Flavonol dùng để điều trị các bệnh về viêm loét dạ dày, tiêu hóa, giảm hàm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể xuống ngưỡng cân bằng và ổn định. Flavonol được xem là một chất chống oxi hóa vô cùng tốt cho cơ thể.
  • Ngoài ra còn có nhiều thành phần khác như Alkaloid, Saccharide, Vitamin B1, B2, B3,… Canxi, Sắt, Magie, Kali,…

Phân bố

Rau má là giống cây ưa bóng râm, chúng mọc rất tốt ở những nơi ẩm thấp, dưới tán cây, ven sông suối, bờ mương hay là thung lũng. Tại nông thôn Việt Nam thì bạn có thể tìm thấy loài cây này ở nhiều nơi, chúng lại dễ sống, nên sinh sôi nảy nở nhanh. Nhiều vùng nông nghiệp ở miền Bắc và miền Nam còn có cả những khu vực chuyên canh trồng cây này để làm rau như Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Hậu Giang,…

Cách thức thu hái và chế biến

Rau má có thể dùng được phần thân và lá của cây. Khi cây rau má có quả là có thu hái cả kas và thân, nhỏ lên hoặc chỉ hái lá, khá đơn giản. Sau khi thu hoạch tùy từng nhu cầu sử dụng người ta sẽ dùng lá rau tươi để ép nước uống, xay sinh tố, chế biến thành các món ăn khác nhau. Ngoài ra thì người ta cũng có phơi khô và nghiền thành bột mịn. Sau đó mỗi lần dùng chỉ cần hòa tan với nước để nhanh chóng và tiện lợi.

Tác dụng của cây rau má đối với con người

Từ xa xưa rau má đã được sử dụng trong Đông y từ sớm bởi những công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại. Và đến ngày hôm nay rau má được dùng rộng rãi không chỉ là món ăn mà còn được nghiên cứu sử dụng trong Đông y, Tây y.

rau má
Nước ép giúp thanh nhiệt, giải độc gan

Theo Đông y

Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, lợi tiểu. Bên cạnh đó người ta còn dùng rau để làm một vị thuốc chữa hư khí, rôm sẩy ở trẻ nhỏ, mụn nhọt, thổ huyết hay sát trùng vết thương ngoài ra rất hữu hiệu.

Theo Tây y

Từ những năm cuối thế kỉ 20, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng cây rau má vào trong y học hiện đại. Chúng có tác dụng rất lớn trong việc phân chia, phát triển các tế bào của da, hình thành các mô liên kết. Chính vì thế chúng trở thành một thành phần trong một số loại kem dưỡng da, mỹ phẩm nhất định giúp xóa mờ nếp nhăn, tàn nhang, chân chim,…

Ngoài ra, thành phần Asiaticoside có trong rau má giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lao, phong. Người mắc bệnh bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị còn có thể kết hợp uống nước rau má, tình trạng cơ thể sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Rau má còn có tác dụng trong việc giảm hàm lượng Cholesterol xấu có trong máu, cân bằng và ổn định hàm lượng, duy trì và bảo sức khỏe. Đồng thời, nước ép rau má còn có tác dụng trong việc đào thải chất độc tích tụ bên trong cơ thể, bảo vệ gan và phòng chống những bệnh về gan.

Rau má rất tốt cho người cao tuổi, bởi nó sẽ giúp cải thiện trí nhớ, tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Ngoài ra các thành phần có trong rau má còn giúp phòng chống bệnh ung thư, các tế bào di căn đi các cơ quan trong cơ thể.

Bạn có thể sử dụng một cốc mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe

Những bài thuốc dùng với cây rau má

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc lưu truyền từ cây rau má cực kì hữu ích. Cách thực hiện cũng khá đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.

  • Chữa vàng da: Dùng 35gr rau má tươi đã được rửa sạch sắc cùng 30gr đường phen và 1 lít nước. Sắc đến khi còn khoảng 2 bát nước thì dừng lại để uống.
  • Điều trị táo bón: Dùng 35gr rau má tươi đã được rửa sạch và giã nát. Lấy bã và bước đắp lên rốn khoảng 1 – 2 giờ. Tình trạng táo bón sẽ được cải thiện rất nhiều.
  • Chữa tiểu tiện ra máu: Đây là triệu chứng của cơ thể đang nóng cần được giải nhiệt, giải độc. Bạn chỉ cần lấy khoảng 35gr cây rửa sạch và giã nát, vắt lấy nước cốt để uống mỗi ngày cho đến khi tình trạng này kết thúc.
  • Điều trị tiêu chảy: Dùng 35gr rau má tươi sắc cùng nước vo gạo. Uống 3 lần/ ngày thì tình trạng sẽ cải thiện.
  • Chữa lở loét ở vùng lưng: Dùng 35gr rau má tươi đã được rửa sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước. Sau đó dùng nước cốt này trộn chung với bột nếp tạp thành một hỗn hợp sền sệt. Bạn đắp hỗn hợp này lên lưng, thực hiện thường xuyên, mỗi ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
  • Điều trị bệnh sởi: Cách dùng rau má để điều trị bệnh sởi cũng gần giống như chữa vàng da. Bạn chỉ cần sắc khoảng 35 – 45 gr rau má tươi với nước và uống mỗi ngày.
  • Trị mụn nhọt: Dùng 35gr rau má tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt để uống. Ngoài ra bạn dùng bã rau má để đắp lên vùng bị mụn nhọt. Thực hiện đều đặn cả hai bước này mỗi ngày thì sau một tuần mụn nhọt sẽ biến mất hoàn toàn.
rau má
Rau má có nhiều tác dụng khác nhau cho người dùng
  • Chữa đau mắt đỏ: Dùng một ít lá rau má rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng mạch máu lằn ở chỉ cổ tay. Ngoài ra bạn có thể giã nát, vắt lấy nước cốt hòa chung vào đó một ít thuốc tím, đổ vào chai nhỏ, nhỏ mắt mỗi ngày. Tuy nhiên ở cách thứ hai bạn phải vô trùng, vệ sinh dụng cụ thật tốt, sạch sẽ nếu không bệnh sẽ càng nặng hơn.
  • Điều trị áp xe ở giai đoạn đầu: Dùng một nắm rau má cùng vỏ của một quả cau, cho vào ấm sắc nước. Ngoài ra khi uống để tăng vị bạn có thể cho vào đó một ít rượu sẽ thơm và dễ uống hơn.
  • Chữa Amidan và viêm họng: Bạn cũng dùng nước cốt rau má hòa cùng nước ấm và một chút muối để uống mỗi ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện.
  • Chữa ngộ độc thực phẩm: Cũng dùng lá rau má giã nát cùng một ít đường phèn, vắt lấy nước cốt và uống 2 – 3 lần/ ngày.
  • Trị đau lưng, đau bụng khi đến kinh nguyệt: Bạn lấy rau má tươi và đem đi phơi khô, sau đó nghiền chúng thành bột mọn và cho vào hũ thủy tinh. Mỗi tháng gần đến ngày bạn uống 2 muống/ ngày cho đên skhi có kinh nguyệt và hết chu kì thì dừng lại. Bạn sẽ giảm ngay những cơn đau bụng và đau lưng gây khó chịu và mệt mỏi.
  • Đẹp da, sáng da: Bạn dùng bột rau má đã được nghiền, mịn hòa cùng nước lọc sạch thành hỗn hợp sền sệt hoặc giã lá rau má tươi đắp lên toàn bộ gương mặt. Rau má có tác dụng sáng da, căng da và mịn màng hơn trông thấy nếu bạn sử dụng thường xuyên.

Những lưu ý khi sử dụng cây rau má

rau má
Lưu ý khi dùng rau má

Rau má tốt như thế, lợi ích là vậy tuy nhiên bạn cũng không thể sử dụng quá nhiều. Bạn nên ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây để trong quá trình dùng tránh gây tác dụng phụ.

  • Không nên quá lạm dùng rau má, sử dụng liều lượng nhất định khoảng 30 – 40gr/ ngày với đường uống, còn nếu dùng để đắp thì có thể vượt quá.
  • Nên rửa sạch trước khi giã nát để đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường, xơ gan, huyết áp thì hạn chế sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai không được sử dụng vì có thể gây xảy thai và biến chứng ở thai nhi.
  • Bạn muốn dùng rau má song song với các loại thuốc trị bệnh thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm nảo sức khỏe.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải nếu dùng quá liều như tăng lượng đường trong máu, gây đau mỏi, nhức đầu, giảm khả năng mang thai, tiêu chảy, kháng một số loại thuốc,…

Trên đây là một số thông tin, lợi ích của cây rau má đối với sức khỏe con người. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách sử dụng cây trong cuộc sống hằng ngày để chăm lo và bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình. 

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn