Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Tiết lộ địa chỉ xóa xăm an toàn, uy tín, giá cả phải chăng

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Bệnh viêm xoang nên kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Râu ngô và 9 công dụng chữa bệnh ít ai ngờ

Râu ngô là một bộ phận của cây ngô đồng. Đối với những người không biết thì nó là thứ “vô dụng” và họ thường bỏ đi. Tuy nhiên trong Đông y, râu cây ngô lại mang đến những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Để tìm hiểu thêm về công dụng của loại dược liệu này bạn đọc có thể tham khảo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Mô tả về cây ngô và râu ngô

Râu ngô là một bộ phận của cây ngô có tên khoa học là zea mays L thuộc họ lúa và có các tên gọi khác nhau như bắp, bẹ, lúa ngô, ngọc mễ…. Loại cây này có những đặc điểm chính như sau.

Về đặc điểm hình thái

Khi trưởng thành nó có chiều cao tối đa từ 1,5 – 2,5m. Cây ngô thuộc thực vật thân thảo, thân cây dày, đặc, nhìn khá giống cây tre vì có các đốt cách nhau khoảng từ 20 – 30cm. 

Lá cây ngô thường dài, cuối là nhọn, lá to, bản rộng, mép lá có nhiều lông thô ráp và khá sắc. Thậm chí lá ngô có thể cứa đứt tay nếu bạn bất cẩn.

râu ngô
Râu ngô được mọc từ cây ngô và nằm trên bắp ngô

Hoa ngô chia làm hai loại. Hoa đực thường có màu lục, khi nở tạo thành một bông dài tụ tại ngọn. Hoa cái tụ thành một bông to có hình trụ và mọc ở nách lá. Nó được bao phủ bởi nhiều lá bắc dạng màng. Vòi nhụy là dạng sợi, có màu vàng. Vòi nhụy thường chụm lại thành chùm và có kích thước tối đa đạt 20cm với phần đầu nhụy màu nâu hay màu tím sẫm.

Quả cây ngô hay gọi là bắp ngô có hình trứng với nhiều các hạt xếp khít lại với nhau tạo thành hàng. Một bắp ngô có thể có từ 8 – 10 hàng hạt ngô xếp khít như vậy. Hạt bắp ngô khá cứng, có nhiều màu sắc như trắng, vàng, tím, đỏ… Tuy nhiên màu hạt phổ biến nhất là vàng.

Râu ngô là các sợi mỏng, sáng như tơ, mượt được mọc ra từ bắp ngô. Tai được bao bọc trong vỏ trấu (vỏ bắp ngô). Mỗi sợi râu ngô sẽ mọc từ một bầu nhụy riêng. Ở cây ngô, râu cây ngô là bộ phận được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra hạt ngô cũng được công nhận là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.

Về đặc điểm phân bố

Cây ngô có nguồn gốc ở châu Mỹ cụ thể là vùng Trung Mỹ tại thung lũng sông Balsas miền nam Mexico. Trải qua quá trình di thực, hiện nay cây ngô có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Các nước xuất khẩu ngô nhiều nhất có thể kể đến như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Đài Loan….. 

Ngô cũng là thực phẩm chính tại các nước Châu Phi, Mỹ Latinh… Tại Việt Nam cây ngô được trồng ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước. Trong đó khu vực dẫn đầu là các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn…..

Về đặc điểm thu hái, bào chế và bảo quản

râu ngô
Râu bắp ngô được thu hái và bảo quản làm thuốc chữa bệnh

Sau khi thu hái râu từ cây ngô bạn cần phơi cho khô và lọc bỏ các sợi râu màu đen, giữa lại các sợi râu có màu vàng óng và mượt. Bạn cần bảo quản ở nơi kín, như cho vào túi nilon hoặc các hộp, lọ được đậy kín nắp. Sau đó để nó ở nơi thoáng, khô, tránh ẩm mốc, tránh ánh nắng mặt trời, tránh sâu bọ, mối một và những nơi có nhiệt độ cao.

Thành phần hóa học

Trong râu ngô có chứa rất nhiều thành phần hóa học khác nhau và được công nhận là mang đến những lợi ích tích cực cho sức khỏe. Cụ thể như:

  • Muối Kali khoảng 4 – 5%.
  • Đường khoảng 2,8%.
  • Lipid.
  • Sitosterol.
  • Stigmasterol.
  • Tanin.
  • Tinh dầu.
  • Allantoin.
  • Vitamin K.
  • Vitamin C.

Theo Đông y các thành phần có trong râu cây ngô mang tính bình, có vị ngọt. Công dụng của nó được cho là có khả năng bình can, tiêu đàm, lợi niệu và tiêu thũng. Về quy kinh, râu cây ngô quy vào kinh phế, can, tâm, thận.

Về tác dụng dược lý

Tác dụng của râu ngô được công nhận là có khả năng lợi niệu (lợi tiểu). Râu ngô có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường tiết niệu như viêm bàng quang, sỏi thận. Ngoài ra còn được dùng để chữa trị các bệnh lý khác như cao huyết áp, viêm túi mật, viêm gan, thấp khớp, viêm đau khớp, bệnh tiểu đường… Đặc biệt râu ngô còn có tác dụng cầm máu khi sử dụng kết hợp với Vitamin K.

Về liều lượng và cách dùng

Có nhiều cách dùng râu ngô khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên phổ biến nhất là dùng râu ngô ở dạng pha, sắc nước uống. Hoặc điều chế râu ngô thành cao loãng, bảo quản ở lọ để dùng trong khoảng 2 – 3 ngày.

Về liều lượng sử dụng râu ngô, theo các chuyên gia sức khỏe bạn chỉ nên dùng khoảng 30 – 40 gram mỗi ngày. Việc dùng quá nhiều loại dược liệu này có thể gây nên những ảnh hưởng không hay cho sức khỏe. 

9 công dụng chữa bệnh ít ai ngờ tới của râu ngô

Như chúng ta vừa tìm hiểu, râu ngô có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Nó được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là công dụng chữa bệnh của râu ngô mà bạn đọc có thể tham khảo.

Râu ngô chữa viêm bàng quang, viêm thận

Râu ngô có tác dụng lợi niệu, được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nhiễm tại các cơ quan của hệ tiết niệu như viêm bàng quang, viêm thận. Bạn có thể sử dụng râu ngô theo cách dưới đây.

Râu ngô được dùng để chữa bệnh viêm bàng quang

Chuẩn bị khoảng 100g râu ngô, 50g rau má, 50g ý dĩ, 50g mã đề, 40g sài đất. Mang tất cả các loại thảo dược này rửa sạch và sắc cùng với khoảng 600ml nước. Bạn đun sôi nhỏ lửa cho đến khi nước cạn còn khoảng 250ml thì tắt bếp, để nguội và có thể uống. Lưu ý nên chia số nước này thành 3 lần uống/ngày và mỗi lần cần cách nhau khoảng 3 – 4 tiếng.

Râu ngô chữa viêm thận phù thũng

Bài thuốc này thực hiện khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị khoảng 30g râu ngô, 30g thóc lép, 30g mơ leo. Bạn mang các loại thảo dược này sắc cùng với một lượng nước vừa đủ dùng để uống mỗi ngày. Uống thường xuyên cho đến khi các triệu chứng viêm thận phù thũng được cải thiện.

Râu ngô chữa viêm túi mật, viêm gan, sỏi mật

Nước râu ngô kết hợp nhân trần bắc có thể chữa viêm túi mật

Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý này được hiệu quả bạn cần chuẩn bị khoảng 30g nhân trần bắc, 30g râu ngô. Sau đó bạn đem hai loại dược liệu này sắc với một lượng nước vừa đủ để uống hàng ngày. Lưu ý bạn nên sử dụng cho đến khi các triệu chứng của bệnh biến mất.

Râu ngô chữa bệnh huyết áp cao

Để cải thiện tình trạng huyết áp cao hiệu quả bạn cần chuẩn bị khoảng 50g râu ngô, 2 lít nước. Trước hết bạn cần rửa sạch râu ngô, cho vào nồi và đun sôi với khoảng 2 lít nước. Mỗi ngày bạn nên uống 2 – 3 lần mỗi lần có thể dùng vài bát nhỏ. Lưu ý để đạt được hiệu quả và duy trì huyết áp ổn định bạn cần dùng liên tục từ 2 – 3 tháng.

Râu ngô chữa bệnh tiểu đường

Các thành phần có trong dược liệu này khi kết hợp với một vài loại thảo dược khác được công nhận có khả năng hỗ trợ bệnh tiểu đường. Trước hết bạn cần chuẩn bị khoảng 40 – 50g râu ngô và một số loại thảo dược khác như mạch môn, thiên môn, tri mẫu, cỏ ngọt với lượng vừa đủ. Đem các loại thảo dược này rửa sạch, sắc nước uống hàng ngày cho đến khi bệnh được cải thiện.

Râu ngô chữa bệnh ho ra máu

râu ngô
Sử dụng đúng cách, râu ngô giúp chữa ho ra máu hiệu quả

Để điều trị bệnh lý này bạn cần chuẩn bị khoảng 50g râu ngô, 50g đường phèn và 2 lít  nước. Sau đó đem đun sôi, cho đường phèn vào và chia làm 2 lần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi tối. Bạn cần duy trì uống nước này trong vòng 5 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Râu ngô chữa bệnh vàng da do viêm gan, tắc mật

Để điều trị bệnh lý này cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 40g râu cây ngô. Sau đó hãm như khi bạn pha trà và có thể uống hàng ngày thay cho nước lọc. Kiên trì uống mỗi ngày, sau một thời gian bạn sẽ nhận thấy tình trạng vàng da được cải thiện đáng kể.

Râu ngô chữa bệnh sỏi thận

Râu ngô chữa bệnh sỏi thận được thực hiện như sau. Bạn cần chuẩn bị 10g râu ngô và 200ml nước. Đun cách thủy râu ngô trong 30 phút rồi chắt lấy phần nước để uống. Mỗi lần uống khoảng 20 – 60ml trước mỗi bữa ăn sáng, trưa, tối 3 – 4 tiếng.

râu ngô
Râu ngô có tác dụng chữa sỏi thận

Nếu không cách thủy bạn có thể đun nước uống với 10g râu ngô và 300ml nước. Lưu ý đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút thì tắt bếp. Cách uống tương tự như khi cách thủy hướng dẫn ở trên.

Râu ngô chữa các bệnh xuất huyết

Một số bệnh xuất huyết có thể chữa bằng râu ngô như xuất huyết tử cung, tiểu ra máu, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một nắm râu cây ngô đem sắc nước uống hàng ngày. Lưu ý uống liên tục cho đến khi các triệu chứng xuất huyết biến mất.

Một số công dụng tuyệt vời khác của râu ngô

Nước râu ngô có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người
Nước râu ngô có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người

Ngoài công dụng chữa bệnh, râu ngô còn có các tác dụng tuyệt vời khác đối với sức khỏe. Chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ giảm cân do có lượng calo thấp, có khả năng lợi tiểu và hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thải độc cơ thể được tốt hơn.
  • Chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa, tăng khả năng đề kháng cho cơ thể nhờ các vitamin có lợi cho sức khỏe như Vitamin A, B1, B6, K, đặc biệt là vitamin C.
  • Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, tăng cường chức năng gan và khả năng bài tiết để loại bỏ nguy cơ gan nhiễm mỡ hiệu quả.
  • Giảm sưng, ngứa do côn trùng cắn, giúp các vết xước, vết cắn nhỏ nhanh lành, cải thiện tình trạng phát ban do nóng trong hiệu quả.
  • Hỗ trợ đông máu ở các vết thương trên cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mất máu hiệu quả.
  • Hỗ trợ kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch hiệu quả.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng râu ngô để chữa bệnh

Mặc dù râu ngô mang đến nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Đặc biệt là cần sử dụng đúng cách mới có thể tránh được các tác hại không hay. Chính vì vậy khi sử dụng dược liệu này để chữa bệnh bạn cần lưu ý những vấn đề sau.

Sử dụng râu ngô đúng cách để bảo vệ sức khỏe

Đối tượng không nên dùng nước râu ngô

Nếu bạn thuộc các đối tượng sau tốt nhất không nên sử dụng nước râu ngô để tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

  • Người mắc bệnh đông máu không nên dùng bì bản thân dược liệu này đã có đặc tính cầm máu tốt.
  • Trẻ em không nên uống nước râu cây ngô thay cho nước lọc vì nó lợi tiểu. Việc đi tiểu quá nhiều có thể dẫn đến mệt mỏi, kém tập trung ở trẻ. Thậm chí gây mất cân bằng điện giải, kém hấp thụ vi chất, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ.
  • Nữ giới đang trong chu kỳ kinh nguyệt cũng không nên dùng vì nó làm tình trạng đau bụng kinh nặng hơn. Đặc tính đông máu của râu cây ngô cũng có thể gây đông cục máu kinh, tăng nguy cơ bế kinh.
  • Phụ nữ mang thai được chẩn đoán ít nước ối không nên dùng nước râu cây ngô vì nó có tính lợi tiểu mạnh. Dùng quá nhiều có thể gây cạn nước ối do đi tiểu quá nhiều.

Dùng nước râu ngô đúng cách

Sử dụng nước râu ngô đúng cách sẽ giúp mang lại hiệu quả điều trị bệnh và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy người dùng nước từ thảo dược này cần lưu ý:

  • Trước hết cần chọn râu cây ngô sạch, không chứa chất bảo quản, không có thuốc trừ sâu.
  • Bạn phải rửa sạch dược liệu này trước khi dùng dù là sắc uống hay nấu cao loãng. Điều này giúp loại bỏ được các chất bẩn, các loại chất hóa học có trên râu ngô,
  • Dùng loại râu có sợi to, bóng mượt và có màu nâu óng như nhung để làm thuốc chữa bệnh.
  • Không uống liên tục loại nước này quá 10 ngày. Khi bạn đã uống được 10 ngày thì nên ngừng uống một vài ngày sau đó lại bắt đầu uống lại.

Trên đây là một số thông tin về râu ngô cũng như công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe mà người dùng có thể tham khảo. Lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến của những người có chuyên môn trước khi áp dụng bất kỳ một bài thuốc nào nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn