3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Sâm Ngọc Linh có công dụng gì? Dùng thế nào đúng cách?

Sâm Ngọc Linh được biết đến là một loại thảo dược quý giúp bồi bổ sức khỏe và được mệnh danh là nhân sâm của Việt Nam. Loại sâm này có chứa hàm lượng lớn Saponin có giá trị vô cùng lớn đối với sức khỏe như ổn định đường huyết, tăng cường sinh lý và giúp phòng chống các bệnh về tim mạch hiệu quả,…

Sâm Ngọc Linh là gì?

Sâm Ngọc Linh là một loại sâm quý, phân bố chủ yếu tại miền Trung – Trung Bộ của Việt Nam và được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện trên núi Ngọc Linh vào năm 1973. Đây là loại sâm có dạng thân thảo, sống lâu năm, cao khoảng 40 – 100cm. Sâm Ngọc Linh được đánh giá cao hơn cả sâm Hàn Quốc và được mệnh danh là sâm tốt nhất thế giới.

Sâm Ngọc Linh có công dụng gì?
Sâm Ngọc Linh là một trong những sản vật thượng hạng của người Việt

Thông tin về sâm Ngọc Linh

  • Tên: Sâm Ngọc Linh
  • Tên gọi khác: Sâm Việt Nam, sâm Ngọc Lĩnh, củ ngải rọm con, sâm Trúc, sâm khu 5, cây thuốc giấu.
  • Danh pháp khoa học: Panax Vietnamensis
  • Thuộc họ: Cuồng cuồng – Araliaceae

Mô tả về Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là một loại cây thân thảo, dạng thẳng đứng, có màu lục hoặc hơi tím. Thân cây nhỏ, có đường kính từ 4 – 8mm, thân rễ cây có nhiều đốt như đốt trúc và có nhiều cùi thịt với đường kính chỉ từ 1 –  3cm. Rễ mọc bò ngang có thể ở trên hoặc ở dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, thường mang nhiều củ và rễ nhánh.

1. Bộ phận lá

  • Mỗi thân cây mang lá sẽ tương ứng với một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm.
  • Từ 1 – 3 năm, sâm Ngọc Linh chỉ có duy nhất 1 lá và không rụng.
  • Từ năm thứ 4, cây mới mọc thêm 2 – 3 lá.
  • Lá trên đỉnh thân thường là lá kép, có hình chân vịt, mọc theo từng vòng với số lượng khoảng 3 – 5 nhánh lá.
  • Cuống lá kép dài từ 6 – 12mm gồm có 5 lá chét.
  • Các lá chét có phiến hình bầu dục, chóp nhọn và mép khía có răng cưa, lá có lông ở hai mặt. Lá chét ở giữa thường lớn hơn.

2. Bộ phận hoa

  • Hoa có hình tán đơn, thường mọc dưới các lá thẳng với thân.
  • Cuống của tán hoa thương dài khoảng 10 – 20cm, có thể xuất hiện kèm thêm 1 – 4 tán phụ hoặc thêm 1 hoa mọc ở dưới tán chính.
  • Thường mỗi tán sẽ có tới 60 – 100 hoa.
  • Cuống hoa có độ dài từ 1 – 1,5cm. Mỗi hoa có 5 cánh, màu vàng nhạt, 5 nhị với 1 vòi nhụy.

3. Bộ phận quả

  • Mọc chủ yếu ở phần trung tâm của tán lá.
  • Độ dài từ 0,8 – 1cm, rộng từ 0,5 – 0,6cm.
  • Ban đầu, quả thường có màu xanh và sau hai tháng sẽ chuyển sang màu xanh thẫm hoặc vàng lục.
  • Khi chín, quả sẽ có màu đỏ cam và phần đỉnh quả có chấm đen.
  • Mỗi quả thường chứa từ 1 – 2 hạt, mỗi cây có trung bình từ 10 – 30 quả.

4. Cách thu hái

  • Người ta thường thu hoạch sâm Ngọc Linh khi chúng được 3 năm tuổi.
  • Thông thường người ta sẽ đợi từ cuối tháng 7 đến tháng 10 hằng năm cho cây sâm Ngọc Linh ra quả chín mọng để thu hái quả và hạt sâm.
  • Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời điểm thu hái tốt nhất thường là vào kỳ nghỉ đông khoảng tháng 11 hoặc tháng 12. Vì đây là thời điểm dược tính của loài cây này được phát huy tối ưu nhất.

5. Cách sơ chế và bảo quản

  • Sau thu hoạch, rễ cây sẽ được đem rửa sạch, phơi khô nhằm để được lâu và vẫn giữ nguyên được dược tính.
  • Sâm Ngọc Linh thường được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Địa chỉ mua Sâm Ngọc Linh chính hãng:
CÔNG TY SÂM NGỌC LINH QUỐC GIA VIỆT NAM
Hotline: 0983822303 DS Long
Website: samngoclinhquocgia.com.vn

Phân loại và xuất xứ của sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh xuất hiện chủ yếu ở miền Trung của Trung Bộ nước ta, nơi có độ cao trên 1.200m  và đạt mật độ cá thể cao nhất nơi có độ cao trung bình từ 1.700 – 2000m dưới tán rừng già. Loại sâm này thường mọc thành đám dày ở dưới tán rừng, dọc theo các con suối và trên nền đất ẩm nhiều mùn, với nhiệt độ ban ngày từ 20 – 25 độ C và ban đêm khoảng 15 – 18 độ C.

Bên cạnh đó, dựa trên mỗi loại tiêu chí mà người ta sẽ phân loại sâm Ngọc Linh theo những cách như sau:

1. Phân biệt dựa theo nguồn gốc

  • Sâm tự nhiên: Loại sâm này sẽ tự sinh sôi, phát triển trong điều kiện tự nhiên và không có sự can thiệp của con người. Do đó, chúng thường rất quý hiếm và có giá trị rất cao.
  • Sâm trồng: Đây là loại sâm được nhân giống rộng rãi và được nuôi trồng nhân tạo nhằm mục đích kinh tế.

2. Phân biệt dựa theo trạng thái

  • Sâm tươi: Là loại sâm chưa qua sơ chế, vẫn còn nguyên vẹn và thường được bảo quản ở nhiệt độ thấp (trong ngăn mát tủ lạnh). Loại sâm tươi này vẫn giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng.
  • Sâm khô: Đây là loại sâm đã qua sơ chế làm sạch, phơi khô. Sâm khô dễ bảo quản hơn và thời gian dùng được lâu hơn. Tuy nhiên, loại sâm này chỉ giữ được 95% chất dinh dưỡng.

3. Phân loại theo vùng miền

  • Sâm Ngọc Linh Kon Tum: Thường phân bố chủ yếu ở huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông.
  • Sâm Ngọc Linh Quảng Ngãi: Phân bố chủ yếu ở huyện Nam Trà My, núi Ngọc Lum Heo và đỉnh Ngọc An thuộc Quảng Nam.
Sâm Ngọc Linh có công dụng gì?
Sâm Ngọc Linh xuất hiện chủ yếu ở miền Trung của Trung Bộ nước ta trong đó có Kon Tum, Quảng Ngãi và Quảng Nam

Banner Sâm Ngọc Linh Việt Nam tại KonTum

Thành phần của sâm Ngọc Linh

Theo các cuộc nghiên cứu của Bộ Y tế Việt Nam vào năm 1978 đã phát hiện ra sâm Ngọc Linh có hàm lượng Saponin cao hơn nhiều lần so với các loại sâm khác. Ngoài ra, các bộ phận như lá, rễ và thân cây của sâm Ngọc Linh cũng chứa rất nhiều dưỡng chất khác như:

  • Thân rễ và rễ củ có chứa đến 52 hợp chất Saponin. Trong đó, có hơn 50% Saponin dammaran kiểu Ocotilol với Majonoside-R2, Saponin triterpen cùng các loại Saponin khác như Ro, Rb1, Rb2, Rc, Rd, Rf, Rg2, Rg3 Rh1, Rh2,…
  • Có 17 loại acid amin bao gồm Phenylalanine, Leucine, Valine, Threonine, Methionine, Lysine, Isoleucine,…
  • Có 20 nguyên tố vi lượng như Fe, Co, Cu, K, Co, các vitamin E, B12, B2,…
  • 7 hợp chất Polyacetylen
  • Tinh dầu (khoảng 0.1%), Glucid, Lipid

Cách tính tuổi sâm Ngọc Linh

Thông thường, sâm càng nhiều tuổi thì giá trị dinh dưỡng cao và vô cùng quý giá với giá rất đắt đỏ. Sâm nhiều năm tuổi thường được rất nhiều đại gia săn tìm để trả những khoản tiền rất lớn, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng hoặc cả tỷ đồng để có thể sở hữu được nó.

Đặc biệt, chỉ có những cây sâm trên 5 năm tuổi mới có thể khai thác được giá trị của chúng. Để biết được cây sâm có tuổi đời bao lâu thì dưới đây là cách tính tuổi mà bạn có thể tham khảo:

  • Vào tháng 1, sâm bắt đầu đâm chồi mới, khi sinh trưởng thành cây sâm trưởng thành sẽ có 1 tán hoa. Từ tháng 4 – 6 thì hoa nở và kết trái, tháng 7 quả bắt đầu chín, cho đến cuối tháng 10 thân khí sinh lụi tàn, lá rụng và để lại 1 vết sẹo ở đầu củ sâm, cho đến hết tháng 12 cây sẽ vào giai đoạn ngủ đông.
  • Ở 3 năm đầu, cây chỉ rụng 1 lá, nếu trên củ có 1 sẹo tức là cây sâm đã được trên 3 năm tuổi. Cứ mỗi năm cây rụng lá sẽ để lại thêm 1 vết sẹo. Vì vậy, bạn có thể căn cứ vào vết sẹo ở củ sẽ biết được năm tuổi của cây sâm.

Công dụng của sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là một loại thảo dược quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển bởi những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho sức khỏe như:

  • Bồi bổ cơ thể: Nhờ vào các hoạt chất cần thiết mà sâm Ngọc Linh có tác dụng điều hòa hệ tiêu hóa, giúp người bệnh ăn ngon miệng, ngủ đủ giấc, tăng sức đề kháng hiệu quả. Ngoài ra, loại sâm này còn phù hợp với những người còi xương, suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người bị thiếu máu, mới ốm dậy,…
  • Làm chậm quá trình lão hóa: Nhờ vào hàm lượng Saponin mà sâm có khả năng ức chế hình thành MDA, chống oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Sử dụng sâm mỗi ngày sẽ giúp da dẻ đẹp hơn, tóc xanh và trẻ hóa hơn.
  • Điều hòa hoạt động tim mạch: Các hoạt chất có trong sâm Ngọc Linh có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, giúp ổn định đường huyết và phòng chống các bệnh về tim mạch như: Xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim và hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị viêm phế quản, hen suyễn: Nhờ công dụng kháng viêm, kháng khuẩn (trong đó có khuẩn Streptococcus) mà sâm Ngọc Linh giúp làm dịu nhanh các cơn ho, giảm đau họng, long đờm, giúp người bệnh dễ thở và ngăn ngừa tái phát cơn hen suyễn.
  • Chống trầm cảm, stress: Sâm Ngọc Linh có chứa thành phần Majonoside – R2 có khả năng phục hồi rối loạn chức năng do stress, giúp giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm, chữa suy nhược thần kinh và tốt cho hệ thần kinh.
  • Tăng cường sinh lý nam nữ: Kích thích hoạt động não bộ với tuyến yên nhằm thúc đẩy sản sinh nội tiết tố sinh dục. Đồng thời giúp điều hòa nội tiết tố trong có thể để giúp tăng cường sinh lực.
  • Chữa thiếu máu, bổ máu huyết: Kích thích cơ thể để tăng tế bào hồng cầu và tiểu cầu nhằm giúp bổ máu, chữa thiếu máu và bệnh suy tiểu cầu.
  • Hỗ trợ hệ thần kinh: Giúp tăng cường trí nhớ và khả năng vận động trở nên linh hoạt hơn. Loại sâm này cũng rất phù hợp với người cao tuổi để giúp hạn chế tình trạng hay quên, trí nhớ kém, ngăn ngừa bệnh lẫn trí ở tuổi già.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u nhú, làm tiêu tan tế bào lạ và ngăn chặn mầm mống tế bào ung thư. Giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện các hậu quả sau khi xạ trị, hóa trị, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng và kéo dài sự sống.
  • Công dụng khác: giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan, giảm đường huyết và hỗ trợ chữa tiểu đường rất tốt. Đồng thời, sâm Ngọc Linh còn giúp cầm máu vết thương, chữa sốt rét, phục hồi vết thương và chữa bệnh đường tiêu hóa hiệu quả,…

Dùng sâm Ngọc Linh như thế nào cho đúng?

Sâm Ngọc Linh có vị hơi đắng và không có tính độc nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, người dùng cần sử dụng đúng liều lượng, đúng cách để mang lại hiệu quả và tránh lãng phí. Dưới đây là một số cách sử dụng sâm Ngọc Linh mà bạn có thể tham khảo:

1. Ngậm trực tiếp

Đây là cách sử dụng đơn giản và dễ thực hiện. Bạn có thể dùng sâm tươi hoặc sâm khô áp dụng theo cách sau đây:

  • Đối với sâm tươi thì cần rửa sạch và cắt thành 1 lát mỏng. Còn với sâm khô thì cũng dùng 1 lát mỏng.
  • Dùng sâm ngậm trực tiếp trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn.

Cách này phù hợp với những người bị ốm, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, người mắc bệnh hen suyễn, hô hấp kém, thở khó khăn và bệnh tật lâu ngày.

Lưu ý: Đối với sâm tươi thì cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ dùng trong 2 – 3 ngày.

2. Ngâm rượu sâm Ngọc Linh

Dùng sâm Ngọc Linh để ngâm thành rượu không chỉ giúp nam giới bồi bổ sức khỏe mà còn giúp tăng cường chức năng sinh lý, mạnh gân cốt, giúp phòng ngừa và hỗ trợ bệnh tật hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 100g sâm Ngọc Linh khô hoặc 500g sâm tươi đem sơ chế sạch sẽ.
  • Ngâm nguyên liệu này cùng với 2 – 3 lít rượu trắng ngon 50 độ đựng trong một bình thủy tinh. Sau khoảng thời gian ít nhất 3 tháng là có thể lấy ra sử dụng được.

Lưu ý: Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 50 – 100ml rượu thuốc và không quá lạm dụng. Đối với những người mắc bệnh huyết áp, ung thư, tim mạch, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì không nên sử dụng.

Sâm Ngọc Linh có công dụng gì?
Dùng sâm Ngọc Linh để ngâm rượu vừa giúp bồi bổ sức khỏe mà còn ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả

3. Sâm Ngọc Linh ngâm với mật ong

Dùng sâm tươi để ngâm với mật ong khá phù hợp với nhiều đối tượng như người già, người mới ốm dậy, người bệnh tật có tác dụng bồi bổ sức khỏe, kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị các bệnh về máu và ung thư hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch khoảng 1kg sâm tươi, để cho ráo nước hẳn thì thái thành từng lát mỏng.
  • Cho sâm đã thái lát vào bình thủy tinh rồi đổ mật ong rừng nguyên chất sao cho ngập các lát sâm, đậy nắp kín và ngâm trong khoảng 1 tháng. Trong quá trình ngâm nếu có bọt trắng thì vớt bỏ để tránh làm chua sâm.
  • Mỗi ngày ngậm khoảng 3 – 5 lát sâm trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn. Dùng liên tiếp trong một thời gian sẽ giúp bồi bổ và tăng cường sức khỏe.

Lưu ý: Để phát huy được tác dụng tốt nhất thì bạn nên sử dụng vào buổi sáng sớm, lúc bụng vẫn còn đói. Khi đó, cơ thể chưa hấp thụ các chất khác nên các mao mạch sẽ dễ dàng hấp thu dưỡng chất từ sâm hơn.

4. Pha trà từ sâm Ngọc Linh

Đây là cách làm khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Dùng sâm Ngọc Linh để làm trà uống mỗi ngày vừa giúp bổ dưỡng, vừa phòng ngừa được bệnh tật mà còn giúp chống lão hóa hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Củ sâm sau khi rửa sạch thì đem thái thành từng lát mỏng.
  • Dùng khoảng 1 – 2g (khoảng vài lát) sâm cho vào ấm, đổ nước sôi và hãm trong vòng 5 phút là có thể sử dụng được.

Lưu ý: Bã trà có thể dùng vài lần, sau khi uống hết thì bạn có thể dùng bã trà để hãm tiếp nhiều lần cho đến khi nước trà nhạt dần rồi lấy bã nhai và nuốt.

5. Sâm Ngọc Linh hầm thuốc bắc

Bài thuốc này đặc biệt rất tốt cho người có sức khỏe yếu, người mới ốm dậy, người cao tuổi bị suy nhược cơ thể hoặc bệnh nhân mắc bệnh nan y, đang điều trị ung thư.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch củ sâm rồi đem thái thành 5 – 6 lát và đem hầm với thuốc bắc.
  • Mỗi tuần nên dùng 1 – 2 lần để đạt được kết quả tốt.

6. Nấu cháo với sâm Ngọc Linh

Sử dụng sâm Ngọc Linh nấu cháo không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho người bệnh mà còn giúp điều trị các bệnh mãn tính về đường tiêu hóa như: dạ dày, ruột,…

Cách thực hiện:

  • Dùng 3g sâm Ngọc Linh đem sắc cùng với nước khoảng 30 phút.
  • Cho gạo trắng vào nấu tiếp thành cháo và nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp. Cháo nên ăn khi còn ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối tượng không nên sử dụng sâm Ngọc Linh

Mặc dù sâm Ngọc Linh rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng Dưới đây là một số đối tượng không nên sử dụng để tránh có những tác dụng phụ không mong muốn:

  • Phụ nữ đang mang thai: Vì có thể làm tăng nội tiết tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
  • Những người bị đau bụng do thể hàn, đầy bụng, chướng bụng,… và không sử dụng vào buổi chiều tối đối với người bị mất ngủ.
  • Những người bị huyết áp cao không nên sử dụng vì có thể khiến cho huyết áp tăng cao đột ngột và gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đối với trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, cơ thể gầy yếu thì có thể dùng. Tuy nhiên, đối với trẻ khỏe mạnh bình thường thì cần hạn chế sử dụng.

Sâm Ngọc Linh có tác dụng phụ không?

Sâm Ngọc Linh là một loại thảo dược quý hiếm nên rất an toàn, lành tính, không chứa độc tố và có thể sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu lạm dụng liều thì cũng có thể sẽ dẫn tới một số hệ quả không tốt như:

  • Sâm Ngọc Linh có tính hàn mạnh, nếu dùng quá liều có thể gây lạnh bụng dẫn tới tiêu chảy, chướng bụng.
  • Lạm dụng quá liều còn khiến cho hệ thần kinh hưng phấn quá mức dẫn tới tình trạng mất ngủ, mệt mỏi.
  • Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì người bệnh chỉ nên dùng tối đa 2 – 6g mỗi ngày và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng sâm Ngọc Linh

Trong quá trình sử dụng, để đạt được hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì người dùng vẫn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Khi sử dụng sâm Ngọc Linh thì không nên ăn hải sản và củ cải, vì những món ăn này có thể làm vô hiệu hóa tác dụng của sâm.
  • Trong quá trình uống sâm thì không được uống nước trà cùng lúc. Tốt nhất là bạn nên dùng nước trà cách nước sâm từ 2 – 3 tiếng để tránh làm mất các dược tính của sâm.
  • Khi đun sắc nước thì chỉ nên dùng ấm đất để nấu hoặc dùng bình thủy tinh để ngâm rượu, hạn chế sử dụng đồ kim loại hoặc nhựa vì nó có thể làm mất đi dược chất có trong sâm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học và hợp lý. Không sử dụng các chất kích thích và rượu bia trong quá trình dùng sâm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật và giả

Sâm Ngọc Linh là một loại dược liệu vô cùng quý giá và có giá trị kinh tế rất cao, chính vì vậy mà người bán có thể độn thêm hoặc giả mạo bằng cách bán các loại sâm khác. Để nhận biết được đâu là sâm thật và chất lượng thì dưới đây là một số mẹo để phân biệt mà bạn có thể áp dụng:

  • Đốt mắt (sẹo) ở thân: Không như các loại sâm khác, đốt của sâm Ngọc Linh thường không sâu. Từ 3 năm trở đi thì mỗi một đốt sẽ tượng trưng cho 1 năm tuổi và đốt mọc đối xứng nhau. Củ sâm càng nhiều đốt thì giá trị càng quý và đắt đỏ.
  • Mặt cắt: Sâm Ngọc Linh thật sẽ có mặt cắt bên trong màu vàng nhạt, mịn, ranh giới giữa vỏ và ruột rất rõ ràng. Còn sâm giả sẽ có màu khác, chủ yếu là màu nâu tím.
  • Màu sắc: Sâm thật sẽ có màu vàng hoặc màu nâu sẫm. Màu sắc có thể biến thiên tùy thuộc vào khu vực trồng.
  • Mùi vị: Sâm thật sẽ có mùi thơm dịu nhẹ, đặc trưng và khi nếm sẽ có vị đắng, dư vị ngọt thanh trong miệng. Còn đối với sâm giả sẽ có mùi nồng đậm hơn.

Sâm Ngọc Linh có công dụng gì?
Phân biệt sâm thật và sâm giả

Sâm Ngọc Linh có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Sâm Ngọc Linh là một trong những sản vật thượng hạng của người Việt Nam. Do đó, giá của sâm Ngọc Linh còn phụ thuộc rất nhiều vào các tiêu chí như: Tuổi sâm, hình dáng sâm, cân nặng củ sâm. Đồng thời, giá của củ sâm này còn dao động theo từng thời điểm cũng như mức độ khan hiếm của thị trường và sẽ không có giá niêm yết cố định.

Địa chỉ mua Sâm Ngọc Linh chính hãng:
CÔNG TY SÂM NGỌC LINH QUỐC GIA VIỆT NAM
Hotline: 0983822303 DS Long
Website: samngoclinhquocgia.com.vn

Trên thị trường hiện nay, giá của sâm Ngọc Linh dao động như sau:

  • Đối với sâm tươi tự nhiên: Thông thường, giá của sâm tự nhiên được bán khá cao khoảng từ 60 – 150 triệu/ kg và thậm chí có thể hơn nữa tùy thuộc vào độ tuổi cũng như hình dạng của sâm.
  • Đối với sâm tươi nhân tạo: Dao động từ khoảng 55 – 80 triệu/ kg.
  • Đối với sâm khô: Giá sẽ cao gấp 5 sâm tươi, cứ 5kg sâm tươi thì người ta mới bào chế được 1kg sâm khô.

Để có thể mua được sâm Ngọc Linh đảm bảo được chất lượng thì người mua cần tìm đến các đơn vị hoặc cơ sở lớn và uy tín để mua. Không những vậy, có nhiều người phải vào tận Kon Tum hoặc Quảng Nam để tìm mua loại sâm Ngọc Linh đúng chuẩn.

Hiện nay, sâm Ngọc Linh sau khi thu hoạch cũng sẽ được vận chuyển về các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Do đó, người mua có thể tìm đến hoặc liên hệ với các đại lý phân phối uy tín để có thể đảm bảo mua được củ sâm chất lượng.

Như vậy, có thể thấy sâm Ngọc Linh là một loại thảo dược quý và cực kỳ hữu ích cho con người. Với những công dụng vô cùng tuyệt vời và có giá trị dinh dưỡng cao mà sâm Ngọc Linh được xứng danh là thượng dược của Việt Nam. Đồng thời, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng loại sâm này để bồi bổ sức khỏe hoặc hỗ trợ điều trị bệnh.

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn