3 sản phẩm waxing được ưa chuộng hiện nay tại Nowax

PQA Nhuận Tràng có tốt không? Cách dùng, giá bán

Nước súc miệng cai thuốc lá Thanh Nghị: Thông tin, giá bán, cách dùng

Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Tế bào gốc: Bí quyết làm đẹp và trẻ hóa làn da

Kẻ chân mày là gì? Cách kẻ cho người mới bắt đầu?

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Chữa rối loạn cương dương bằng đông y – 5++ bài thuốc tốt nhất

Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Trà hoa Cúc: Công dụng chữa bệnh và cách dùng đúng

Trà hoa Cúc là thức uống yêu thích của nhiều người. Loại trà có nguồn gốc thiên nhiên này chứa nhiều dưỡng chất giúp bạn tăng cường sức khỏe và phòng tránh nhiều bệnh tật nguy hiểm. Tuy nhiên không phải bất kì người uống nào cũng hiểu hết về lợi ích cũng như cách dùng của trà  Bài viết giải mã những công dụng tuyệt vời của trà hoa Cúc và cách sử dụng khoa học, hiệu quả. 

Giới thiệu trà hoa Cúc

Trà thảo mộc bông Cúc được ưa chuộng dùng vào mùa hè như một loại nước giải khát. Đây là một loại thức uống thanh tao, thi vị trong văn hóa uống trà của người Việt. 

Trà hoa Cúc là gì?

Trà hoa Cúc có chiết xuất từ các thảo mộc khô, trong đó thành phần chính là hoa Cúc. Theo khoa học loại hoa Cúc (tên tiếng Anh là Chrysanthemum Indicum) đem nhiều công dụng thanh nhiệt, giải độc cho con người. 

trà hoa cúc
Trà thảo mộc làm từ hoa Cúc thức uống giải nhiệt mùa hè

Trà hoa Cúc xuất hiện đã lâu từ thời La Mã và Hy Lạp. Sau này trà được biết đến rộng rãi tại nhiều quốc gia, đặc biệt được yêu thích tại Việt Nam. Từ xa xưa trà thảo mộc bông Cúc được sử dụng như một loại thuốc quý hiếm để điều trị nhiều bệnh lý: nóng gan, mụn nhọt, huyết áp cao…

Thành phần dinh dưỡng có trong trà hoa Cúc

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong trà thảo mộc hoa Cúc có chứa nhiều dưỡng chất quý giá. Có thể kể đến Flavonoid, một hoạt chất chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch cho con người. Ngoài ra trong trà còn có các thành phần chính khác như:

  • Năng lượng: 1Kcal.
  • Chất Carbohydrate: 0.2g.
  • Chất protein: 0g.
  • Chất béo: 0g.
  • Cholesterol: 0g.
  • Chất xơ: 40.3g.
  • Axit Folic: 1 mcg.
  • Niacin: 0mg.
  • Pyridoxin: 0 mg.
  • Riboflavin: 0,004 mg.
  • Thiamin: 0,010 mg.
  • Vitamin A: 20 IU.
  • Vitamin C: 0 mg.
  • Vitamin E: 0 mg.
  • Vitamin K: 0 mg.
  • Natri: 1 mg.
  • Kali: 9 mg.
  • Canxi: 2 mg.
  • Đồng: 0,015 mg.
  • Sắt: 0.08 mg.
  • Magie: 1 mg.
  • Manga: 0,044 mg.
  • Kẽm: 0,04mg
Trà thảo mộc hoa Cúc có giá trị dinh dưỡng cao

Có thể thấy rằng trong thành phần của trà bông Cúc có một lượng dồi dào các khoáng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Đặc biệt là hàm lượng chất xơ, vitamin A… Ngoài ra sử dụng trà thảo mộc này rất tốt cho hệ tim mạch vì loại trà này không chứa chất béo, cholesterol gây hại. 

Công dụng của trà hoa Cúc với sức khỏe

Trà thảo mộc được sử dụng rộng rãi trong Đông y và Tây y như một một vị thuốc chữa nhiều bệnh lý. Hãy cùng chúng tôi khám phá công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của trà bông cúc ngay sau đây. 

Giúp ngủ ngon giấc

Hiện nay mất ngủ, khó ngủ là căn bệnh phổ biến ở nhiều độ tuổi, giới tính. Khó ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần căng thẳng làm bạn không thể tập trung làm việc. Trà thảo mộc bông Cúc có công dụng an thần, giúp bạn có giấc ngủ sâu giấc hơn. Ngoài ra  trà còn hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ, tạo cơn buồn ngủ đến cho người sử dụng. 

Giờ đây bạn có thể tiến vào giấc mộng đẹp khi sử dụng trà mỗi ngày. Hơn nữa trà bông Cúc hỗ trợ trị mất ngủ an toàn, không gây hại cho cơ thể như những loại dược liệu khác. 

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

trà hoa cúc
Trà thảo mộc hoa Cúc tốt cho hệ tiêu hóa

IBS là hội chứng rối loạn hệ tiêu hóa rất dễ gặp. Rối loạn tiêu hóa gây ra cho con người nhiều bất tiện: ăn không ngon, chán ăn, đầy bụng, ợ hơi… Trà hoa Cúc có chứa hoạt chất Chamomile giúp các cơ quan tiêu hóa giảm co thắt, hỗ trợ kích thích tiêu hóa giúp thức ăn được hấp thụ dễ dàng hơn.

Ngoài ra với những người mắc hội chứng dội kích thích. Biểu hiện đau bụng khi lo lắng, căng thẳng, đi ngoài nhiều lần thì sử dụng trà hoa Cúc là bài thuốc vô cùng lý tưởng. Các chất dinh dưỡng của trà giúp xoa dịu lớp niêm mạc ruột, dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Sử dụng trà thường xuyên sẽ mang lại cho bạn hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa tái phát.

Tốt cho hệ tim mạch

Xã hội ngày càng phát triển con người có xu hướng ăn nhiều đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn. Đặc biệt là đối tượng trẻ em rất yêu thích đồ chiên rán. Và điều này không hề tốt cho hệ tim mạch của bạn. Bởi lẽ trong đồ chiên rán nhiều dầu mỡ có chứa hàm lượng cholesterol cao, có thể gây ra các bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, mỡ máu tăng cao.

Trong trà hoa Cúc có chứa hàm lượng chất Flavonoid dồi dào. Hoạt chất này xâm nhập vào hệ tuần hoàn, loại bỏ lượng cholesterol dư thừa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. 

Hoa Cúc giúp loại bỏ cholesterol có hại cho tim mạch

Ngoài ra trong loại trà thảo mộc này có tính oxi hóa cao, chống sưng viêm. Chính công dụng này sẽ ngăn ngừa các ổ viêm phát triển, điều hòa hệ tuần hoàn nhịp nhàng. Nhờ vậy chúng ta sẽ có một trái tim mạnh mẽ, cơ thể khỏe mạnh để học tập và làm việc. 

Giảm căng thẳng

Khi bạn căng thẳng do áp lực học tập, công việc hãy nghỉ ngơi thư giãn với một chén trà hoa Cúc. Trà có tính ôn, vị thanh mát khiến cho con người thấy sảng khoái. Hệ thần kinh trung ương được làm dịu nhờ hoạt chất quý giá có trong trà. 

Các nhà khoa học nghiên cứu rằng hoa Cúc còn có công dụng điều hòa cảm xúc tiết ra từ trung khu thần kinh. Đồng thời trà thảo mộc mộc còn rất tốt cho hệ thần kinh và não bộ. 

Thanh nhiệt giải độc gan

Gan tích tụ độc tố gây ra mụn nhọt, chán ăn, vàng da và nhiều triệu chứng khác mà bạn có thể nhận biết. Vậy làm cách nào để thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố trong gan? Trà thảo mộc này được nhiều thầy thuốc sử dụng trong các bài thuốc giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể hiệu quả.

Trà hoa Cúc sử dụng kết hợp với Bồ Công Anh, hoa KIm Ngân còn có công dụng chữa viêm gan, mụn nhọt rất tốt. Các triệu chứng phát ban, mụn nhọt, ghẻ lở cũng được điều trị hiệu quả nhờ có trà hoa cÚc.

Chống lão hóa

Hoa Cúc có tính ôn, chứa chất chống oxy hóa tế bào nên được sử dụng để làm chậm quá trình lão hóa. Đặc biệt đối với phụ nữ tuổi 35 khi đã trải qua sinh nở thì lão hóa thường đến sớm thể hiện ở làn da, mái tóc. Điều này khiến nhiều chị em mất tự tin khi giao tiếp.

Trà hoa Cúc chống oxy hóa tế bào, kích thích co thể sản sinh tế bào mới trên da. Từ đó làn da bạn trở nên căng mịn, lỗ chân lông thu nhỏ. Mụn, nám, tàn nhang do lão hóa sớm dần mờ đi trả lại cho bạn làn da đẹp như tuổi đôi mươi.

Làn da mịn màng nhờ sử dụng trà hoa Cúc
Làn da mịn màng nhờ sử dụng trà hoa Cúc

Ngay từ bây giờ bạn có thể sử dụng trà thảo mộc hoa Cúc để ngăn ngừa lão hóa da. nên dùng duy trì trà để có được sức khỏe tốt cùng một làn da đẹp như mong muốn. 

Giảm đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh rất khó để chữa khỏi. Nếu bạn không có chế độ ăn uống, dưỡng bệnh hợp lý thì cơ đau rất nhanh tái phát và trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy ngoài các biện pháp chữa bệnh đau dạ dày cấp tính, bạn có thể sử dụng trà hoa Cúc để làm dịu dạ dày. Hoa Cúc có tính chống viêm, sẽ xoa dịu những ổ viêm nhiễm gây đau đớn cho bệnh nhân. 

Đồng thời đối với người có chứng đau dạ dày cũng nên sử dụng trà thảo mộc Cúc hoa để làm dịu thành ruột. Sau khi làm dịu những cơn đau, hoạt chất có trong trà sẽ kích thích niêm mạc dạ dày. Từ đó thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, chất dinh dưỡng sẽ hấp thu nhanh xuống niêm mạc dạ dày.

Hiện nay, trà thảo mộc bông Cúc được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chữa đau dạ dày. Công dụng giảm đau dạ dày của trà đã được nhiều nghiên cứu chứng minh vì vậy bạn có thể an tâm sử dụng. 

Cân bằng đường huyết

Làm cách nao để đường huyết ở trạng thái cân bằng giúp cơ thể khỏe mạnh? Bật mí rằng trà hoa Cúc hỗ trợ cân bằng điều hòa đường huyết rất hữu hiệu. Trong trà không chứa chất béo, cholesterol vì vậy rất có lợi cho việc giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Trà thảo mộc hoa Cúc tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Thêm vào đó đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thì trà thảo mộc hoa Cúc còn giúp điều chỉnh lượng glucose và insulin trong máu hiệu quả. Nhờ vậy bệnh nhân có thể ngăn ngừa các biến chứng về tiểu đường gây ra và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Trà thảo mộc hoa Cúc là thức uống dinh dưỡng không đường rất phù hợp cho bệnh nhân có bệnh béo phì hay tiểu đường. 

Làm đẹp da

Hoạt chất Chamoline, chất oxy hóa có trong hoa Cúc chống lại các tế bào gây lão hóa da. Đồng thời ít ai biết rằng trà hoa Cúc chống viêm giảm sưng rất tốt. Vì vậy loại trà nào giúp bạn giảm nhanh tình trạng sưng mủ, mụn trứng cá, mụn bọc do vi khuẩn gây ra. 

Dùng trà hoa Cúc mỗi ngày mang lại độ ẩm tối ưu cho làn da của bạn. Độc tố được đào thải từ cơ thể, giúp làm đẹp da triệt để sâu từ bên trong.Đây là một phương pháp làm đẹp được nhiều chị em tin tưởng và sử dụng hiện nay. Thực tế dùng trà thảo mộc hoa Cúc đem lại hiệu quả làm đẹp tích cực cho làn da. 

Trà hoa Cúc trị cảm lạnh

trà hoa cúc
Một ly trà hoa Cúc nóng giúp bạn xua tan triệu chứng cảm cúm

Thời tiết Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều vào mùa hè và khô hanh vào mùa Đông vì vậy những cơn cảm cúm rất dễ tấn công bạn. Một trong những công dụng tuyệt vời của hoa Cúc đối với sức khỏe đố là giải cảm, ngăn ngừa virus tấn công. 

Trà thảo mộc hoa Cúc làm giảm nhanh các triệu chứng ho, sốt, nhức, đầu, chảy nước mũi… Lúc này bạn chỉ cần uống một cốc trà nóng sau đó ngủ một giấc thật sâu để cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục.

Ngoài ra bạn cũng có thể hít hơi nóng từ trà hoa Cúc để giảm đau họng, ngăn ngừa chảy nước mũi và ngạt mũi. Lưu ý khi bị cảm cúm bạn nên sử dụng trà nóng để giải cảm nhé! Tránh sử dụng trà nguôi, đã pha lâu sẽ không tốt cho sức khỏe. 

Hướng dẫn sử dụng trà hoa Cúc đúng cách

Uống trà hoa Cúc như thê snaof để đem lại công dụng hiệu quả tối ưu. Đừng bỏ qua những chia sẻ kinh nghiệm sử dụng trà thảo mộc hoa Cúc sau đây.

Nên uống trà hoa Cúc vào thời điểm nào?

Bất cứ loại trà nào cũng cần có thời gian uống khoa học, hợp lý để cơ thể bạn có thể hấp thụ dưỡng chất. Trà thảo mộc bông Cúc có thể uống hàng ngày tuy nhiên không nên sử dụng lúc đói hoặc khi quá no. Khi đói đường trong máu giảm mạnh, bạn sử dụng trà sẽ dẫn đến hiện tượng “say” trà gây chóng mặt, buồn nôn và đầy bụng. 

Thời điểm uống trà tốt nhất cho sức khỏe đó chính là 30 phút sau khi ăn. Đây là thời điểm thích hợp để cơ thể hấp thu trọn vẹn dưỡng chất có trong trà. Bạn có thể dùng chung trà thảo mộc này với bánh ngọt, đồ ăn nhẹ sau bữa ăn.

Không uống trà khi đói

Một ngày nên dùng trà bông Cúc 3 lần. Một ly trà sau bữa ăn sáng 30 phút giúp bạn tràn đầy năng lượng để học tập, làm việc. Một ly trà vào buổi trưa để giúp cơ thể thư giãn, thả lỏng. Và cuối cùng kết thúc vào sau bữa ăn tối với một ly trà thảo mộc hoa Cúc để có giấc ngủ ngon. 

Cách pha trà hoa Cúc chuẩn vị

Trà bông Cúc mang đến hương vị nhẹ nhàng, thanh tao rất dễ uống. và vị trà trở nên quyến rũ hơn nếu bạn pha trà đúng cách:

Nguyên liệu 

  • Trà hoa Cúc: 10g.
  • Mật ong: 10ml.
  • Nước đun sôi.

Thực hiện pha trà thảo mộc bông Cúc

  • Pha trà bông Cúc không mất quá nhiều thời gian tuy nhiên đòi hỏi bạn cần có sự tỉ mỉ. Quy trình pha trà như sau:
  • Đun nước sôi sau đó giữ trong phích hoặc bình giữ nhiệt.
  • Cho trà bông Cúc vào trong ấm pha.
  • Thêm nước sôi vào trong ấm. Lưu ý khi thêm nước cần đổ nhẹ nhàng từ từ. Nước sôi ở 70 – 80 độ là thích hợp nhất để pha trà.
trà hoa cúc
Pha trà thảo mộc có thể thêm mật ong
  • Sau đó đậy nắp đợi khoảng 2 phút thì cho thêm 10ml mật ong vào ấm.
  • Tiếp tục đợi thêm 5 phút để trà ngấm.
  • Rót trà ra tách và thưởng thức khi còn nóng. Nếu bạn thích uống lạnh có thể cho vào bình và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh uống dần.
  • Có thể dùng trà hoa Cúc chung với bánh ngọt.
  • Sau khi uống hết trà lấy bã đắp lên mặt để dưỡng da rất hiệu quả. 

Uống trà hoa Cúc nhiều có tốt không?

Uống trà thảo mộc bông Cúc có tốt không? Có lẽ đây là băn khoăn của rất nhiều người tiêu dùng. Trà hoa Cúc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Trà là phương pháp bảo vệ sức khỏe được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. 

Tuy nhiên mỗi người có một cơ địa khác nhau vì vậy công dụng mà trà đem lại cũng không giống nhau. Điều quan trọng là bạn cần sử dụng đúng cách để loại trà thảo mộc này có thể phát huy tác dụng.

Một điều quan trọng tiếp theo nếu bạn bị dị ứng với hoa Cúc, Bồ Công Anh thì không nên sử dụng loại trà này. Việc mẫn cảm với hoa Cúc có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra người có huyết áp thấp cũng không nên sử dụng loại trà này. Tính ôn, vị mát của hoa Cúc có thể khiến đường huyết trong máu giảm xuống nhanh dẫn đến chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.

Một số tác dụng không mong muốn của trà hoa Cúc

Trà hoa Cúc bổ dưỡng, giải nhiệt tốt tuy nhiên cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên người dùng có thể phòng tránh được những tác dụng phụ này:

  • Trà hoa Cúc có thể gây kích ứng da, mẩn đỏ trên da khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nguyên nhân do bạn bị dị ứng với hoạt chất alantolactone trong hoa Cúc.
  • Cảm giác buồn nôn, khó tiêu: Triệu chứng này xảy ra khi bạn sử dụng một lượng lớn trà hoa Cúc. Hoặc uống trà khi đói. Nghiêm trong hơn cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở, sưng họng, sốc phản vệ nếu dùng quá nhiều trà hoa Cúc. Hãy cân đối liều lượng trà phù hợp cho mỗi ngày.
Không dùng trà thảo mộc nếu bị hen suyễn
  • Khiến bệnh hen suyễn nghiêm trọng hơn: Hoa Cúc có chất một số chất kích thích cơ ho, đường hô hấp của bạn nhất là đối với người bị bệnh hen suyễn. Cần thận trọng khi sử dụng mọi sản phẩm có chứa hoa Cúc, loại thực vật họ hoa Cúc nếu bạn có tiền sử hen suyễn.
  • Tương tác với thuốc: Khi bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu Heparin, Clopidogrel… thì nên tránh sử dụng trà bông Cúc. Loại trà này có thể làm giảm tác dụng của thuốc đối với cơ thể và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 

Trà hoa Cúc một thức uống không quá đắt đỏ tuy nhiên những lợi ích mà sản phẩm đem lại cho sức khỏe con người là vô giá. Để sử dụng trà hiệu quả bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ và thực hiện theo chỉ định. Không nên quá lạm dụng trà thảo mộc hoa Cúc để chữa bệnh. Hy vọng thông tin trên bài viết sẽ có ích đối với bạn đọc. 

Dược liệu khác

Táo đỏ (đại táo): Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh

Táo đỏ (đại táo) là một loại cây được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Nó được biết đến với công dụng điều trị một số...

Thổ hoàng liên: Đặc điểm thực vật và 10 bài thuốc chữa bệnh hay

Thổ hoàng liên xuất hiện nhiều ở vùng núi phía Tây Bắc, chủ yếu ở các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Giang và Lào Cai. Ngoài ra còn được trồng...

Thảo quyết minh (hạt muồng): Công dụng và 30 bài thuốc chữa bệnh

Thảo quyết minh (hạt muồng) là cây thuốc nam có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, minh mục và giáng hỏa. Nhân dân thường sử dụng dược liệu để chữa...

Thổ phục linh: Dược liệu quý với 32 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Thổ phục linh là một loại thảo dược quý thường xuất hiện tại các tỉnh miền núi ở nước ta. Chúng thường được sử dụng để có thể điều trị...

Thục địa – Tác dụng và 21 Bài thuốc, món ăn chữa bệnh

Thục địa là rễ củ của cây địa hoàng (sinh địa) đã được bào chế bằng cách đồ, nấu chín và phơi khô. Vị thuốc này có tác dụng bổ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn