Dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Nội Dung Bài Viết
Dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người khuyên dùng, do có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. Thế nhưng vì sao gạo lứt lại có tác dụng tốt với người bị thoát vị đĩa đệm, cách sử dụng thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc và công dụng chữa thoát vị đĩa đệm của gạo lứt và cách sử dụng.
Gạo lứt và công dụng chữa thoát vị đĩa đệm
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt, thay vì loại bỏ vỏ trấu, mầm và phần cám như gạo trắng thì trong quá trình xay xát, người ta chỉ loại bỏ phần vỏ bên ngoài và giữ nguyên lớp cám và mầm bên trong. Do đó, so với gạo trắng thì gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nhất là chất xơ, vitamin, thiamine, magie, sắt, kẽm và đặc biệt, chỉ số đường huyết GI của gạo lứt cũng thấp hơn gạo trắng. Gạo lứt được chia thành nhiều loại, tuy nhiên trên thị trường hiện nay bạn sẽ thấy có chủ yếu 4 loại chính là gạo lứt đỏ, gạo lứt đen, gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp.
Gạo lứt vốn là một trong những thực phẩm quen thuộc trong đời sống người Việt. Từ xa xưa, người ta đã tin rằng gạo lứt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp, có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh như gai cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm… Các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, gạo lứt quả thật chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tốt cho việc duy trì sự khỏe mạnh của xương khớp, đồng thời có thể giúp hỗ trợ phục hồi các tổn thương của hệ xương khớp.
Sở dĩ gạo lứt có thể giảm thiểu các triệu chứng đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm tốt là vì:
- Trong gạo lứt có chứa hai hoạt chất là sterolin và phytosterol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, đẩy lùi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh. Do đó, gạo lứt có thể ức chế tình trạng viêm khớp, giảm thiểu cơn đau nhức và đẩy lùi thoái hóa khớp.
- Có hàm lượng vitamin K cao, có tác dụng loại bỏ lượng canxi dư thừa trong máu, hỗ trợ cơ thể dễ dàng hấp thu canxi và khoáng chất từ đó củng cố hệ thống xương khớp. Ngoài ra, vitamin cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp vết thương mau lành, hạn chế việc mất máu khi bị thương.
- Một số nghiên cứu cũng chỉ rằng gạo lứt chứa IP6, kali, canxi có tác dụng ức chế, ngăn sự kết tinh oxalate canxi ở đường tiết niệu, giúp xương khớp luôn chắc khỏe, ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Ngoài ra, gạo lứt còn có các tác dụng như giảm sỏi thận, cải thiện thị giác, tăng cường trí óc, cải thiện chức năng gan, hỗ trợ giải độc gan, trị xơ gan, chống oxy hóa, cải thiện tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc ung thư…
Cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Mặc dù gạo lứt có công dụng tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên, gạo lứt chỉ phát huy công dụng tốt nhất khi được sử dụng đúng liều lượng, đúng phương pháp. Một số cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay có thể kể đến như:
1. Dùng trà gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Dùng gạo lứt làm trà là phương pháp sử dụng đơn giản, có thể áp dụng cho người bận rộn. Trà gạo lứt không chỉ tốt cho sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ trị thoát vị đĩa đệm mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan.
Cách thực hiện:
- Gạo lứt đỏ đãi sạch, để ráo nước, cho vào chảo rang đều tay đến khi gạo có mùi thơm, ngả sang màu đậm thì tắt bếp
- Đổ gạo ra ngoài, đợi nguội thì cho vào bình thủy tinh, đậy kín nắp để bảo quản rồi dùng dần
- Mỗi ngày, dùng 50g gạo lứt rang hãm với 300ml nước sôi thấy nước chuyển màu, có mùi thơm nhẹ thì có thể uống.
Lưu ý: Khi rang gạo lứt, tuyệt đối không nên để gạo quá khô, khi gạo vừa ráo nước thì nên rang ngay để trà có mùi thơm đặc trưng. Dù gạo lứt có tác dụng tốt cho người gặp vấn đề về xương khớp, trà thơm, dễ uống nhưng bạn cũng chỉ nên sử dụng với liều lượng phù hợp. Nên duy trì thói quen uống trà gạo lứt mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
2. Dùng cơm gạo lứt muối mè chữa thoát vị đĩa đệm
Cơm gạo lứt muối mè không chỉ có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh về xương khớp mà còn có thể giúp giảm cân nếu bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Do đó, nếu bạn không muốn giảm cân thì nên sử dụng kết hợp với các thực phẩm khác để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Nguyên liệu:
- 2 chén gạo lứt
- 1 chén mè
- Muối trắng
- Nồi áp suất hoặc nồi cơm điện
Cách thực hiện:
Nấu cơm gạo lứt
- Bước 1: Ngâm gạo
Gạo lứt rửa sơ qua, không cần vo quá nhiều lần như cách nấu cơm thông thường, sau đó đem ngâm nước lạnh qua đêm, thời gian ngâm tốt nhất là 5 – 6 tiếng. Nên ngâm gạo để loại bỏ độc tố, giúp hạt gạo mềm dễ ăn, khi nấu cũng chín nhanh hơn và đặc biệt là giúp bạn dễ tiêu hóa hơn.
- Bước 2: Đong gạo
Khi nấu gạo lứt, để được nồi cơm ngon thì bạn phải đong lượng nước cho phù hợp, cứ 1 mức gạo thì đong 2 mức nước, nếu nấu bằng nồi củi phải thêm 30% nước nữa thì gạo mới ngon.
- Bước 3: Nấu chín
Hãy dùng nồi áp suất để gạo ngon, mềm, thơm và dẻo hơn, thời gian nấu tốt nhất là 1 tiếng, có thể kê thêm đậu đỏ hoặc hạt sen vào nồi để giúp cơm thơm và giàu dưỡng chất hơn. Nếu thêm đậu đỏ thì nên ngâm đậu trước, đun sôi đậu đỏ với nước, bỏ nước đầu đi rồi kê vào nồi nấu với gạo lứt.
Làm muối mè
- Bước 1: Mè rửa sạch, rang chín, mỗi lần rang một nắm nhỏ, đảo đều tay thì mè sẽ thơm hơn
- Bước 2: Trộn mè với muối theo tỷ lệ 1:20 tức là 1 muỗng muối thì 20 muỗng mè, nếu ăn với gạo lứt thì điều chỉnh thành tỷ lệ 1:5
Cách sử dụng:
- Trộn cơm đã nấu với muối mè, thưởng thức ngay khi còn nóng
- Dùng cơm gạo lứt muối mè thay cho cơm dùng trong bữa chính hàng ngày
- Nên ăn cùng các thực phẩm khác để tránh thiếu hụt dưỡng chất ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng nước gạo lứt đậu đỏ
Nếu đã quá ngán ngẩm với cơm gạo lứt muối mè, bạn có thể sử dụng cháo gạo lứt đậu đỏ hoặc nước gạo lứt đậu đỏ để hỗ trợ điều trị. Loại cháo này không chỉ có tác dụng cải thiện các vấn đề về xương khớp mà còn có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa. Nước gạo lứt đậu đỏ vừa giúp mát gan, nhuận trường, vừa làm sạch máu, giúp thanh lọc cơ thể rất tốt.
Cách thực hiện:
Nước gạo lứt đậu đỏ
- Nguyên liệu: 100g gạo lứt rang, 100g đậu đỏ rang
- Đậu đỏ và gạo lứt đã được rang chín trộn đều, cho vào nồi thêm 2 lít nước để nấu
- Đun sôi, để sôi trong 10 phút đến khi nước chuyển sang màu đỏ đặc trưng, gạo và đậu đỏ nở bung ra thì tắt bếp
- Cho nước vào ấm giữ nhiệt, để dùng dần, có thể bảo quản trong tủ lạnh tuy nhiên nên dùng trong ngày, không để qua đêm để tránh bị thiêu.
Cháo gạo lứt đậu đỏ
- Nguyên liệu: 50g đậu đỏ, 10g gạo lứt, 20g tỏi
- Đậu đỏ và gạo lứt ngâm mềm, vớt ra, cho vào nồi đun sôi với 2,5 lít nước
- Đun ở lửa to đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, ninh đến khi gạo và đậu chín mềm thì thêm ít tỏi băm
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, đun thêm 5 phút thì tắt bếp
- Dùng 2 – 3 lần/tuần trong các bữa ăn nhẹ.
4. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bột gạo lứt rang
Với những người bận rộn, không có thời gian thì việc dùng bột gạo lứt cũng là một biện pháp giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm đáng cân nhắc. Bạn chỉ cần mua bột gạo lứt về sử dụng là có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian hoặc tự làm bột gạo lứt rang để dùng dần.
Cách thực hiện:
- Gạo lứt đỏ lấy một lượng vừa phải, rang cho gạo vàng đều, có mùi thơm thì tắt bếp
- Đem xay gạo lứt rang thành bột mịn, cho vào hủ thủy tinh đậy kỹ nắp để dùng dần
- Mỗi ngày dùng 2 muỗng bột gạo lứt rang pha với 100ml nước sôi
- Uống đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
5. Dùng cốm gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Cốm gạo lứt rang là món ăn ngon miệng, được rất nhiều người yêu thích nhất là trẻ em. Cốm gạo lứt là món ăn vặt nhưng lại có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm rất tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Rong biển: Rửa sạch cát, nếu như mua rong biển sạch thì không cần rửa lại
- Hạt mè đen: Lấy 1 lạng mè đen, rang cho chín đều, có mùi thơm là được
- Dầu ăn hoặc dầu mè: Nên sử dụng dầu ướp lạnh dầu đen hoặc dầu mè đều được
- Tỏi: Băm nhỏ hoặc đập dập tỏi cho có tinh dầu.
Cách thực hiện:
Làm mè, rong biển, tỏi
- Rong biển cho lên chảo, sao khô, đến khi khô, có độ giòn thì tắt bếp, cho vào cối giã nát
- Đổ vừng, dầu ăn, tỏi và bột canh vào chảo rong biển đảo đều, có thể thêm ít muối, hạt tiêu và gia vị khác để có vị đậm đà hơn
- Đảo đều tay khi các thành phần trộn đều vào nhau thì tắt bếp
Làm gạo lứt rang
- Bước 1: Chọn gạo lứt đỏ vì loại này nhiều cám gạo, chứa các dưỡng chất như canxi, mangan, B1, B3…
- Bước 2: Ngâm gạo lứt ít nhất 8 tiếng trở lên, tốt nhất nên ngâm đủ 22 tiếng để gạo nở để tăng dưỡng chất
- Bước 3: Nấu gạo lứt sao cho chín tới để gạo ra mâm cho gạo khô và se lại, phơi dưới nắng to để hạt cơm khô dưới nắng
- Bước 4: Rang muối trong chảo thật nóng đến khi có hương muối bốc hơi thì cho gạo vào rang cùng. Rang đều tay đến khi hạt gạo phồng lên, có tiếng nổ thì cho ra sàng để nguội,
- Bước 5: Tiếp tục cho lên bếp đảo đều rồi trộn gạo lứt với rong biển sao đều tay. Cho gạo lứt rong biển vào lọ thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản để dùng dần. Sử dụng như món ăn vặt hàng ngày, tránh ăn quá nhiều để không làm ảnh hưởng sức khỏe.
Một số lưu ý khi dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm
Khi sử dụng gạo lứt để chữa thoát vị đĩa đệm, có một số lưu ý mà người bệnh không thể bỏ qua để gạo lứt phát huy được công dụng đồng thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
- Không dùng gạo lứt thường xuyên cho người bị thiếu canxi, sắt vì gạo lứt chứa axit phytic có thể kết hợp với các khoáng chất tạo chất kết tủa.
- Không sử dụng cơm gạo lứt cho trẻ em, người già yếu, người mới ốm dậy vì cơm gạo lứt khó nhai, khá khô cứng, dễ gây khó tiêu
- Nên dùng gạo lứt đỏ hoặc đen vì nó chứa nhiều dưỡng chất, nên mua gạo ở những cửa hàng uy tín, chọn hạt gạo trơn nhẵn, tránh mua phải gạo mọt, ẩm mốc
- Gạo lứt chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/tuần, cần kết hợp với các thực phẩm khác để không gây thiếu hụt dưỡng chất ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
- Gạo lứt mặc dù có tác dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát
- Cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học, tuyệt đối không uống rượu bia, thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Trên đây là một số cách dùng gạo lứt chữa thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể áp dụng. Nếu các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu cải thiện mà ngày một nghiêm trọng hơn thì bạn cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa xương khớp để xác định tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!