Mầm sống: Mất kết nối với con cái, Cha Mẹ cần làm gì

Cloramin B: Tác dụng, công thức pha nước khử trùng và lưu ý

Số Đo Chiều Cao và Cân Nặng của nam và nữ (BMI) đạt tiêu chuẩn

Top 10 loại cao hồng sâm Hàn Quốc tốt nhất được nhiều người quan tâm

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì? Giá bao nhiêu?

Bệnh sán chó: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Phân biệt mật ong rừng nguyên chất, mật ong nuôi, pha trộn đường

Hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách vừa sạch vừa an toàn

Mẹo chữa hóc xương cá tại nhà nhanh chóng, an toàn

Có nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân? Chi phí bao nhiêu?

Giấy khám sức khỏe gồm những gì? Thông tin cần biết

Hiện nay, tất cả hồ sơ xin việc vào cơ quan nhà nước hay các công ty, xí nghiệp đều yêu cầu giấy khám sức khỏe. Để không bị thụ động khi đi khám, người lao động nên theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin về giấy khám sức khỏe.

Giấy khám sức khỏe là gì? Cần khám những gì?

Đây là một loại giấy tờ quan trọng trong hồ sơ xin việc, nhằm giúp nhà tuyển dụng biết được người lao động có đủ điều kiện sức khỏe để đáp ứng công việc hay không. Vì thế, hầu hết các cơ quan, xí nghiệp, công ty hay thậm chí là đi du học, lao động, định cư ở nước ngoài đều phải khám sức khỏe tổng quát theo quy định.

Giấy khám sức khỏe và những thông tin cần biết
Giấy khám sức khỏe và những thông tin cần biết

Trước đây, giấy khám sức khỏe thường có dạng A3 gấp đôi. Nhưng hiện nay, đều sử dụng mẫu giấy khám sức khỏe A4 theo thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế. Theo đó, mẫu giấy khám sức khỏe khổ A4 sẽ có những nội dung sau đây:

  • Thông tin cá nhân: Họ tên (viết bằng chữ in hoa), giới tính, số chứng minh thư/ ngày cấp/ nơi cấp, địa chỉ nơi ở hiện tại, lý do khám sức khỏe
  • Tiền sử bệnh lý: Khai đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh của gia đình, tiền sử bệnh của bản thân, mục tiền sử thai sản (nếu là nữ), các bệnh đang điều trị (nếu có), các câu hỏi khác
  • Mục khám thể lực gồm có: Đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, đo huyết áp, tính chỉ số BMI
  • Khám lâm sàng bao gồm: Khám nội tổng quát ( khám hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thận – tiết niệu, cơ xương khớp, tâm thần, thần kinh), khám sản khoa (đối với nữ), khám ngoại khoa, khám mắt, khám tai mũi họng, khám da liễu, khám răng hàm mặt
  • Khám cận lâm sàng bao gồm: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, chụp X – quang…

Trong nhiều trường hợp, vì đặc thù công việc nên người lao động có thể được yêu cầu thực hiện thêm các kỹ thuật cận lâm sàng khác:

  • Xét nghiệm huyết thanh giang mai
  • Xét nghiệm máu: Tỷ lệ huyết sắc tố, tốc độ lắng máu, ure máu, xét nghiệm nhóm máu ABO, nhóm máu Rh
  • Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu
  • Thực hiện xét nghiệm viêm gan A, B, C, E
  • Xét nghiệm khẳng định HIV (dương tính)
  • Thử thai
  • Thử phản ứng Mantoux
  • Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng
  • Xét nghiệm ma túy
  • Điện não đồ
  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm
  • Xét nghiệm chẩn đoán bệnh phong

Khám sức khỏe xin việc cần chuẩn bị những gì?

Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để quá trình làm giấy tờ được thuận lợi hơn
Cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để quá trình làm giấy tờ được thuận lợi hơn

Khi đi khám với giấy khám sức khỏe tờ A4, bạn cần chuẩn bị:

  • Hình thẻ với kích thước 4×6. Sau khi hoàn tất quy trình khám, bệnh viện sẽ giữ lại một bản. Do đó người lao động tối thiểu ít nhất 2 hình thẻ trở lên hoặc tương ứng với bộ hồ sơ cần làm. Nhưng cần đảm bảo những hình này cần phải chụp cách thời điểm đi khám không quá 3 tháng.
  • Mang theo chứng minh nhân dân để kê khai thông tin vào giấy khám sức khỏe.
  • Hãy điều tra đầy đủ, chi tiết về bệnh sử của các thành viên trong gia đình và điền vào mẫu. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được nguy cơ mắc bệnh của bạn nhanh và chính xác nhất, tránh mất thời gian.
  • Điền đầy đủ tiền sử sức khỏe của bản thân, gồm: Lịch tiêm chủng vắc xin, các chất gây dị ứng (nếu có), các bệnh lý đã và đang điều trị…
  • Nếu đang trong quá trình chữa bệnh, hãy đem theo đơn thuốc đang uống và sổ khám bệnh.
  • Nhịn ăn sáng trước khi đi khám. Bởi trong quá trình khám bạn cần thực hiện các xét nghiệm như máu, nước tiểu… nếu ăn sáng sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả.
  • Tuyệt đối không được uống rượu, bia và các chất kích thích khác trước thời gian đi khám sức khỏe 5 ngày.

Cách điền mẫu giấy khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT

Mặc dù khám sức khỏe xin việc là việc làm phổ biến, nhưng cũng có không ít người lúng túng không biết phải ghi thông tin như thế nào, nhất là những người đi khám lần đầu. Nhưng bạn không cần quá lo lắng, bởi việc này thực hiện khá đơn giản.

  • Phần thông tin cá nhân: Viết họ tên bằng chữ in hoa, tất cả những mục còn lại, điền chính xác thông tin của bản thân.
  • Mục “Lý do khám sức khỏe”: Tùy vào mục đích đi xin việc của bản thân mà bạn điền cho hợp lý, có thể là xin việc, đi du học…
  • Phần tiền sử bệnh lý: Điền chính xác các thông tin về tiền sử bệnh của người trong gia đình và bản thân (nếu có).
  • Ký tên ở vị trí người khám sức khỏe ký nhận.

Cần lưu ý, một giấy khám sức khỏe đúng yêu cầu phải đạt được những điều sau:

  • Các mục cần thiết được điền đầy đủ thông tin, có chữ ký và họ tên đầy đủ của người khám sức khỏe.
  • Những nội dung trong phần khám thể lực, khám lâm sàng, khám cận lâm sàng phải có kết luận và chữ ký của bác sĩ chuyên khoa khám.
  • Phần kết luận phải có thông tin phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe do người kết luận đánh giá và ký – ghi rõ họ tên – đóng dấu đỏ.
  • Hình 4×6 và phần chính giữa nối trang 2 và 3 của giấy khám sức khỏe cần phải đóng dấu giáp lai của cơ sở y tế.

Một điều cần lưu ý nữa là giấy khám sức khỏe không có thời  hạn sử dụng lâu dài. Theo quy định mới, nó chỉ có hạn sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe. Sau thời gian trên, giấy khám sức khỏe đó không còn giá trị sử dụng mà cần phải đi khám lại nếu cần.

Hướng dẫn khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT

Nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám sức khỏe
Nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám sức khỏe

Tùy vào từng cơ sở y tế mà quy trình khám sức khỏe sẽ có một số khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung quy trình này đều như nhau, cụ thể:

  • Người khám sức khỏe xuất trình giấy tờ tùy thân, có thể là căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, thẻ BHYT (nếu có) tại quầy đón tiếp. Sau đó, nói rõ lý do mình đi khám.
  • Nộp phí khám, nhận phiếu thu và giấy khám sức khỏe để điền thông tin. Đa phần các bệnh viện đều chuẩn bị bút, keo dán , bạn chỉ cần dán hình của mình vào và điền đầy đủ thông tin là được.
  • Sau đó, người khám sức khỏe sẽ được hướng dẫn đến từng phòng/khoa khác nhau. Bạn chỉ cần đi theo sự hướng dẫn, lấy số và ngồi chờ. Cần đảm bảo là khám đầy đủ các mục có trong giấy khám và thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng nếu nhà tuyển dụng yêu cầu.
  • Chờ kết quả tại phòng chờ hoặc phòng khám nội chung ban đầu.
  • Người khám sức khỏe nhận kết quả từ bác sĩ khám nội.
  • Sau khi nhận được kết quả, trở về quầy thủ tục để hoàn tất các thủ tục còn lại. Đồng thời thanh toán các khoản phí phát sinh (nếu có) và nhận lại giấy tờ.

Để đảm bảo quy trình khám sức khỏe diễn ra nhanh chóng và chính xác, bạn nên tuân thủ đúng quy trình đã đưa.

Nên khám sức khỏe ở đâu cho tốt?

Tuy giấy khám sức khỏe chỉ là một giấy tờ trong bộ hồ sơ, nhưng bạn cũng cần phải chú ý lựa chọn cơ sở y tế cho phù hợp. Bởi vì chỉ những bệnh viện, cơ sở y tế công lập và tư nhân được Bộ Y tế cấp phép mới được quyền khám sức khỏe xin việc. Vì vậy, nên lựa chọn những cơ sở y tế có đầy đủ các điều kiện sau:

  • Các bệnh viện, cơ sở y tế đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực y tế.
  • Đội ngũ y, bác sĩ dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng
  • Cơ sở y tế cần có cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại, dịch vụ y tế chất lượng.
  • Chi phí khám được niêm yết rõ ràng, các thủ tục đơn giản, nhanh lẹ để tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên, cần biết rằng giấy khám sức khỏe mẫu A4 chỉ mang tính chất khám tổng quát. Nó không thể giúp bạn tầm soát chuyên sâu hoặc không có giá trị chẩn đoán các bệnh lý phức tạp, nguy hiểm. Vì vậy, để đảm bảo được sức khỏe của mình hoặc thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên đăng  ký thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác .

Trên đây là những thông tin cần biết về giấy khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT. Nắm rõ các thông tin trên sẽ giúp người lao động chủ động hơn trong việc khám sức khỏe để bổ sung vào bộ hồ sơ của mình.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên – Điều cần biết

Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên là một việc làm quan trọng và cấp thiết. Điều này không những đảm bảo được sức khỏe cho trẻ mà...

Tùy thuộc vào chất lượng máy chụp MRI mà quyết định chi phí chụp

Chi phí chụp MRI bao nhiêu tiền ? Chụp ở đâu uy tín ?

Chụp MRI được nhiều người áp dụng bởi sự chính xác cao, an toàn tuyệt đối do không dùng tia X, ngoài ra chụp MRI còn cho hình ảnh rõ...

Top 10 thuốc chống say tàu xe an toàn hiệu quả bạn nên chọn

Sử dụng thuốc chống say tàu xe có thể ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu khi di chuyển bằng xe hơi, máy bay, tàu hỏa,... Để...

Bỏ túi 20+ cách chống say xe hiệu quả dễ thực hiện

Thống kê cho thấy, say tàu xe ảnh hưởng đến 1/3 dân số thế giới. Mặc dù không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tình trạng này gây...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn