Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh mẹ nên lưu ý

Hội chứng ống cổ tay gặp nhiều ở nữ giới hơn so với nam giới – đặc biệt là phụ nữ mang thai. Hội chứng này thường bùng phát vào quý 2 hoặc quý 3 thai kỳ và có xu hướng kéo dài từ 3 – 6 tháng sau khi sinh. 

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai
Phụ nữ mang thai và sau khi sinh là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay

Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay khi mang thai, sau sinh

Hội chứng ống cổ tay là một trong những dạng rối loạn thần kinh ngoại vi phổ biến. Hội chứng này thường gặp ở người làm các công việc phải gập – duỗi cổ tay liên tục như nhân viên văn phòng, vận động viên tennis, bóng bàn, cầu lông, người làm công việc chân tay phải mang vác nặng,… Hoạt động gập – duỗi cổ tay thường xuyên khiến dây thần kinh giữa bị chèn ép và gây ra các biểu hiện lâm sàng của hội chứng ống cổ tay.

Trên thực tế, phụ nữ mang thai và sau khi sinh cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này. Nguyên nhân là do mất cân bằng điện giải khiến lượng dịch trong cơ thể tăng cao và gây ứ dịch trong các mô tế bào.

Tình trạng này khiến mẹ bầu bị phù chân tay vào những tháng cuối thai kỳ, từ đó làm tăng áp lực bên trong cổ tay và dẫn đến hội chứng ống cổ tay khi mang thai. Tình trạng ứ dịch này có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng sau sinh và ảnh hưởng đến cả phụ nữ đang cho con bú.

hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm không
Tăng cân quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Ngoài nguyên nhân do rối loạn điện giải, hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh còn có thể xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi như:

  • Mẹ bầu tăng cân quá nhanh hoặc mang đa thai
  • Có ống cổ tay nhỏ hoặc giải phẫu ống cổ tay bất thường
  • Mẹ bầu mắc các bệnh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường thai kỳ,…
  • Làm những công việc phải gập – duỗi tay thường xuyên
  • Có thói quen dùng tay kê đầu khi ngủ
  • Tiền sử gia đình bị hội chứng ống cổ tay và những bệnh lý xương khớp có liên quan
  • Mẹ bầu bị gãy/ chấn thương cổ tay trong thời gian mang thai

Trong một số trường hợp, bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau khi sinh. Tuy nhiên, có đến hơn 80% trường hợp mắc hội chứng này trong thai kỳ sẽ tự thuyên giảm sau khi sinh khoảng 3 – 6 tháng.

Nhận biết hội chứng ống cổ tay khi mang thai, sau sinh

Hội chứng ống cổ tay thường bùng phát vào quý thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Hội chứng này có thể gây ra cơn đau cùng với các triệu chứng rối loạn cảm giác và làm giảm chức năng vận động. Tuy nhiên, mức độ triệu chứng có sự khác biệt rõ rệt ở từng trường hợp tùy thuộc vào cơ địa và mức độ tổn thương của dây thần kinh.

hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm không
Hội chứng ống cổ tay khi mang thai điển hình bởi cơn đau ở ngón tay cái, ngón trỏ, giữa và áp út

Nhận biết hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh:

  • Xuất hiện cơn đau ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ½ ngón áp út
  • Đi kèm với cơn đau là hiện tượng tê rần, rát bỏng ở các đầu chi và thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau nhói đột ngột ở gan bàn tay và các ngón tay
  • Mức độ đau tăng lên khi thời tiết chuyển lạnh và đau nhiều vào ban đêm do nhiệt độ thấp làm hẹp không gian trong ống cổ tay, dẫn đến tăng mức độ chèn ép lên dây thần kinh giữa
  • Một số trường hợp dây thần kinh giữa bị chèn ép nặng có thể xuất hiện cảm giác đau rát ở bắp tay và vùng vai
  • Chức năng vận động suy giảm, hay đánh rơi đồ vật khi đang cầm và giảm hiệu suất lao động rõ rệt

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm không?

Hội chứng ống cổ tay là một trong những dạng rối loạn thần kinh ngoại vi phổ biến nhất, xảy ra chủ yếu ở nữ giới. Hội chứng này có thể được kiểm soát hoàn toàn bằng cách điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên nếu không tiến hành khắc phục, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Ảnh hưởng của hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau khi sinh:

  • Cơn đau và các triệu chứng bùng phát mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động, sinh hoạt, tâm lý và chất lượng giấc ngủ
  • Mất cảm giác hoàn toàn ở các vùng chi phối của dây thần kinh giữa như ngón đeo nhẫn, ngón giữa, ngón cái và ngón trỏ
  • Chèn ép dây thần kinh giữa lâu ngày gây teo cơ và giảm chức năng vận động nghiêm trọng

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và cho con bú hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hội chứng này tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe tổng thể của mẹ. Vì vậy, cần tiến hành các biện pháp khắc phục và cải thiện trong thời gian sớm nhất.

Cách xử lý hội chứng ống cổ tay khi mang thai – sau sinh

Đa phần các trường hợp bị hội chứng ống cổ tay khi mang thai đều có thể tự thuyên giảm sau khi sinh 3 – 6 tháng. Lúc này, nồng độ điện giải trong cơ thể có xu hướng ổn định trở lại và hiện tượng giữ nước trong các mô sẽ được khắc phục hoàn toàn. Từ đó làm giảm áp lực trong ống cổ tay và giải phóng mức độ chèn ép lên dây thần kinh giữa.

Chính vì vậy, hội chứng ống cổ tay ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh gần như không phải can thiệp các biện pháp y tế. Các phương pháp được áp dụng chỉ hỗ trợ làm giảm áp lực lên dây thần kinh giữa, kiểm soát một số triệu chứng lâm sàng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện hội chứng ống cổ tay cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh:

1. Thay đổi thói quen

Các thói quen xấu như đánh máy thường xuyên, mang vác vật nặng và thực hiện các hoạt động phải gập – duỗi cổ tay liên tục có thể làm nghiêm trọng hội chứng ống cổ tay. Vì vậy để giảm nhẹ cơn đau và kiểm soát tiến triển của bệnh, phụ nữ mang thai và sau sinh cần thay đổi các thói quen xấu như:

hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm không
Thay đổi thói quen ăn mặn giúp giảm tích nước trong các mô và hạn chế chèn ép lên dây thần kinh giữa
  • Nếu làm công việc văn phòng, cần nghỉ ngơi 5 – 10 phút sau 1 – 2 giờ đánh máy. Đánh máy liên tục không chỉ gây ra hội chứng ống cổ tay mà còn làm phát sinh một số vấn đề xương khớp khác như đau thắt lưng, đau mỏi vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn,…
  • Tránh các hoạt động phải sử dụng cổ tay nhiều như cầm nắm vật nặng, mang vác, lái xe,…
  • Mẹ bầu và phụ nữ sau sinh nên tránh kê tay khi ngủ và cần ngủ đúng tư thế để hạn chế chèn ép lên các dây thần kinh trong cơ thể.
  • Hiện tượng giữ nước trong các mô của cơ thể có xu hướng nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu tăng cân nhanh và có thói quen ăn mặn. Do đó, phụ nữ mang thai nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng và làm giảm áp lực lên ống cổ tay. Đồng thời cần thiết lập thói quen ăn nhạt để tránh tích nước trong cơ thể.

2. Sử dụng nẹp cổ tay

Đeo nẹp cổ tay là biện pháp điều trị hội chứng ống cổ tay mức độ nhẹ. Biện pháp này giúp giữ ống cổ tay ở trạng thái cân bằng, giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh giữa và hỗ trợ giảm nhẹ cơn đau, cải thiện tượng rối loạn cảm giác,…

hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm không
Đeo nẹp giúp giảm áp lực trong ống cổ tay và giải phóng chèn ép lên dây thần kinh giữa

Sau khi lượng dịch trong cơ thể ổn định trở lại, bác sĩ có thể đề nghị bỏ nẹp cổ tay. Lúc này, áp lực bên trong ống cổ tay sẽ giảm đi đáng kể và không còn xuất hiện hiện tượng chèn ép lên dây thần kinh giữa.

3. Một số biện pháp hỗ trợ

Ngoài ra, mẹ bầu và phụ nữ sau khi sinh cũng có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ để làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm do hội chứng ống cổ tay gây ra:

hội chứng ống cổ tay khi mang thai có nguy hiểm không
Tập yoga thường xuyên có thể làm giảm các triệu chứng do hội chứng ống cổ tay gây ra
  • Xoa bóp: Xoa bóp là một trong những biện pháp giảm đau tại nhà khá an toàn và hiệu quả. Đối với hội chứng ống cổ tay, bạn có thể xoa bóp với dầu nóng để thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm áp lực lên dây thần kinh giữa. Áp dụng phương pháp này đều đặn 1 – 2 lần/ ngày giúp kiểm soát cơn đau và các triệu chứng đi kèm rõ rệt.
  • Giữ ấm cơ thể: Nhiệt độ lạnh làm tăng áp lực trong ống cổ tay và khiến các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bùng phát mạnh. Do đó để kiểm soát bệnh lý này, cần giữ ấm cơ thể vào ban đêm và khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Chườm ấm: Chườm ấm từ 15 – 20 phút giúp giảm nhẹ cơn đau và các rối loạn cảm giác do hội chứng ống cổ tay gây ra. Nhiệt độ ấm có tác dụng làm giãn không gian trong cổ tay, từ đó giải phóng chèn ép lên dây thần kinh giữa và giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, mẹ bầu và phụ nữ sau khi sinh nên áp dụng biện pháp này đều đặn 3 – 4 lần/ ngày.
  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, cân bằng điện giải và thúc đẩy tuần hoàn máu. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai tập yoga, bơi lội 3 – 4 buổi/ tuần có thể giảm mức độ chèn ép lên dây thần kinh giữa và giảm nhẹ triệu chứng do hội chứng ống cổ tay gây ra.

Phòng ngừa hội chứng ống cổ tay khi mang thai

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai, sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất lao động, tâm lý và chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa hội chứng này bằng một số biện pháp đơn giản như:

  • Kiểm soát cân nặng bằng cách ăn uống điều độ và tập thể dục nhẹ nhàng. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 10 – 12kg trong thời gian mang thai. Tăng cân quá nhanh không chỉ gây ra hội chứng ống cổ tay mà còn làm phát sinh các vấn đề xương khớp khác như đau khớp háng, đau dây thần kinh liên sườn và đau cổ vai gáy.
  • Từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu nên giảm khối lượng và thời gian làm việc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
  • Mẹ bầu làm công việc văn phòng cần ngồi đúng tư thế và nghỉ ngơi sau mỗi 2 giờ làm việc để giảm áp lực lên dây thần kinh và xương khớp.
  • Tránh thói quen ăn mặn, bổ sung đủ nước và vitamin để hạn chế hiện tượng tích nước trong cơ thể.
  • Không dùng tay kê đầu khi ngủ, tránh các món ăn chứa muối và gia vị (gây tích nước).
  • Tập thể dục nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút/ ngày để điều hòa điện giải, hỗ trợ bài tiết dịch dư thừa và thúc đẩy tuần hoàn máu. Thói quen này có thể phòng ngừa được hội chứng ống cổ tay và một số bệnh xương khớp thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Nếu tình trạng không thuyên giảm sau khi thay đổi thói quen và đeo nẹp cổ tay, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp các biện pháp y tế trong trường hợp cần thiết.

Cùng chuyên mục

Dùng ngải cứu chữa đau lưng là phương pháp được nhiều người biết đến

Mẹo dùng ngải cứu chữa đau lưng cực hiệu quả

Ngải cứu hay ngải diệp, thuốc cứu là loại cây thân thảo sống lâu năm, mọc nhiều nơi ở Việt Nam. Ngải cứu có dược tính cao, được sử dụng...

Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Hội chứng ống cổ tay là rối loạn thần kinh ngoại vi thường gặp trong lâm sàng. Bệnh gặp nhiều ở nữ giới và thường có liên quan đến yếu...

Đau nhức xương khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau nhức xương khớp là triệu chứng thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Triệu chứng này thường xảy ra do chấn thương, sai tư thế, lao động...

Một số bài tập điều trị hội chứng ống cổ tay

Bài tập hỗ trợ điều trị và phục hồi hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người ngồi văn phòng thường xuyên. Khi...

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay. Theo đánh giá từ các chuyên gia thì căn bệnh này không gây nguy hiểm đến...

Các phương pháp mổ hội chứng ống cổ tay

Mổ hội chứng ống cổ tay: 6 Điều cần biết trước khi thực hiện

Hội chứng ống cổ tay là một hội chứng rối loạn hệ thần kinh ngoại vi rất hay xảy ra do áp lực đè lên dây thần kinh giữa. Khi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn