Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị

Các kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu và điều cần biết

5 bệnh viện khám viêm đường tiết niệu tốt nhất Hà Nội

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không? Cách phòng ngừa

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô và lưu ý

Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Mất bao lâu?

Các kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu và điều cần biết

Sử dụng kháng sinh để chữa viêm đường tiết niệu là giải pháp cần thiết, được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên việc dùng thuốc cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định của bác sĩ để nhận được hiệu quả tốt và tránh các vấn đề rủi ro phát sinh.

kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu
Tìm hiểu các loại kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu thường được bác sĩ kê toa

Nguyên tắc dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở bất cứ vị trí nào của đường tiết niệu. Bao gồm thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang. Thực tế cho thấy, hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu ảnh hưởng đến các cơ quan tiết niệu dưới là bàng quang và niệu đạo.

Số liệu thống kê cho thấy, nữ giới có nhiều nguy cơ bị viêm đường tiết niệu hơn nam giới. Nguyên nhân thường do cấu trúc giải phẫu đường niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới. Do đó khả năng bị nhiễm trùng dễ dàng hơn. Nhiễm trùng nếu chỉ khu trú ở bàng quang thường gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn khi nhiễm trùng lan lên thận.

Phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu phổ biến hiện nay là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu, cần nắm rõ một số nguyên tắc sau:

  • Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để chỉ định loại kháng sinh phù hợp. Điều này giúp tránh tình trạng kháng thuốc, dùng thuốc không hiệu quả hay gặp phải tác dụng phụ.
  • Thời gian điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh thường kéo dài 10 – 14 ngày.
  • Cần quan tâm đến nồng độ kháng sinh có trong nước tiểu trong trường hợp bệnh nhẹ. Còn nếu bệnh nặng thì cần quan tâm tới nồng độ kháng sinh trong máu. Lúc này, đưa kháng sinh vào cơ thể bằng đường truyền tĩnh mạch là chỉ định bắt buộc.
  • Cần xét nghiệm nước tiểu sau khoảng 24 – 48 giờ dùng thuốc. Trường hợp vẫn còn vi khuẩn trong nước tiểu thì cần đổi loại kháng sinh khác. Bởi có thể người bệnh bị kháng thuốc.
  • Trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ cộng đồng thì cần được điều trị với kháng sinh phổ rộng.
  • Điều trị phối hợp nhiều loại kháng sinh không cho kết quả khỏi bệnh cao hơn là điều trị đơn lẻ.
  • Phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu cần được điều trị và theo dõi tích cực hơn các trường hợp khác.

Việc sử dụng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu cần nghiêm túc tuân thủ chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tùy ý ngưng thuốc hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc. Trường hợp toa thuốc không đáp ứng hay gây ra các bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Các loại kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu được dùng phổ biến

Trên thực tế, rất nhiều loại kháng sinh có khả năng đáp ứng điều trị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh cùng các vấn đề liên quan khác để kê toa loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là một số loại kháng sinh được dùng phổ biến trong chữa bệnh viêm đường tiết niệu:

1. Nitrofurantoin

Nitrofurantoin là thuốc kháng sinh đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn. Đặc biệt là các trường hợp bị viêm đường tiết niệu chưa phát sinh biến chứng. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén, hàm lượng 100mg. Thuốc đáng ứng tốt với cả 2 chủng vi khuẩn gram âm và gram dương.

Ngoài giúp tiêu diệt vi khuẩn thì thuốc Nitrofurantoin còn cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Hơn nữa còn giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh lý này.

kháng sinh chữa nhiễm trùng đường tiểu
Nitrofurantoin là loại kháng sinh thường dùng chữa viêm đường tiết niệu chưa phát sinh biến chứng

Liều dùng tham khảo:

  • Liều điều trị: Người trưởng thành dùng 100 – 200mg/ lần. Mỗi lần uống cách nhau 12 tiếng. Sử dụng trong 5 ngày liên tục.
  • Liều ngăn ngừa: Uống 50 – 100mg/ lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Tác dụng phụ:

Thuốc Nitrofurantoin có thể gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Điển hình là dẫn tới nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra có thể gây ngứa da, nổi mề đay, đau nhức cơ thể, tác động xấu tới gan, thận…

2. Fosfomycin

Nếu đang tìm hiểu về các loại thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu thì không thể bỏ qua Fosfomycin. Loại thuốc này được bác sĩ kê toa rất phổ biến trong điều trị viêm bàng quang và viêm niệu đạo. Tuy nhiên chỉ được dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Do các hoạt chất kháng sinh trong Fosfomycin tương đối mạnh.

Thuốc Fosfomycin được sản xuất theo nhiều dạng với hàm lượng khác nhau. Ví dụ như dạng bột tiêm, dạng viên, dạng gói pha uống… để phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng người bệnh.

Liều dùng tham khảo:

  • Người lớn: Viên nén: dùng 2 – 3g/ lần, 3 – 4 lần/ ngày, liều tối đa là 20g/ ngày. Thuốc tiêm tĩnh mạch: dùng 4g/ ngày, truyền nhỏ giọt.
  • Trẻ em: Viên nén: không được chỉ định. Thuốc tiêm tĩnh mạch: 100 – 200mg/kg/ngày, truyền nhỏ giọt.

Tác dụng phụ:

Thuốc Fosfomycin có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong quá trình sử dụng. Ví dụ như phát ban da, nổi mề đay, ngứa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau ngực, sốt, vàng da, thay đổi trạng thái, chóng mặt, đau đầu… Các tác dụng phụ phổ biến thường tiêu biến sau vài ngày. Tuy nhiên nên báo cho bác sĩ khi các vấn đề trở nên tồi tệ.

3. Cephalexin

Cephalexin cũng là một loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê toa trong điều trị viêm đường tiết niệu. Cephalexin thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương nhờ cơ chế cản trở quá trình tái tạo vi khuẩn mới.

kháng sinh Cephalexin
Cephalexin là loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu

Loại thuốc này được bào chế dưới dạng viên nén và dạng thuốc cốm. Một số loại biệt dược thường thấy như Cefatam Kid, Cefatam 250, Cefatam 500, Cefatam 750 để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng.

Ngoài được dùng điều trị viêm đường tiết niệu thì kháng sinh Cephalexin còn được dùng trong điều trị các bệnh lý khác. Điển hình như nhiễm khuẩn tai mũi họng, suy thận, nhiễm khuẩn sản phụ khoa, bệnh nha khoa, điều trị giang mai, lậu…

Liều dùng tham khảo:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng với liều 500mg/ lần, 3 lần/ ngày. Hoặc có thể dùng liều 750mg/ lần, 2 lần/ ngày.
  • Liều duy trì: Sử dụng 125mg/lần/ ngày. Uống thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

4. Trimethoprim

Trimethoprim là loại kháng sinh được bác sĩ chỉ định dùng trong rất nhiều trường hợp. Trong đó, có sử dụng để chữa viêm đường tiết niệu. Thành phần chính của thuốc là 2 hoạt chất Sulfamethoxazol và Trimethoprim. Ngoài ra, thuốc còn chứa một số tác dược khá như eragel, gelatin, tinh bột sắn, magnesistearat, natri laurylsulfat…

Hoạt động của loại kháng sinh này chủ yếu là do sự kết hợp của 2 thành phần Sulfamethoxazole và Trimethoprim. Thuốc Trimethoprim có tác dụng điều trị các loại nhiễm trùng do vi khuẩn. Điển hình như nhiễm lậu cầu, viêm phổi do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng tiểu, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai giữa…

Liều dùng tham khảo:

  • Dạng uống: Dùng liều 100mg/lần, 2 lần/ ngày. Duy trì trong 10 ngày liên tục.
  • Dạng tiêm hoặc truyền: Dùng liều 150 – 250mg/ lần. Mỗi lần cách nhau khoảng 12 giờ.

Tác dụng phụ:

Thuốc Trimethoprim có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Phổ biến nhất là chán ăn, buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, tiêu chảy, ngứa da, phát ban. Ngoài ra còn có thể gây vàng da, trầm cảm, thiếu máu…

5. Ceftriaxone

Ceftriaxone là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin được dùng phổ biến trong chữa các bệnh viêm đường tiết niệu. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.

Loại thuốc này có dược tính mạnh nên thường dùng khi bệnh viêm đường tiết niệu tiến triển nặng, mãn tính. Ngoài ra còn giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác. Điển hình như lậu, giang mai, nhiễm khuẩn xương, viêm màng não… Hơn nữa còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật ổ bụng, âm đạo…

nhiễm trùng đường tiết niệu dùng kháng sinh gì
Ceftriaxone là loại thuốc tiêm có khả năng đáp ứng với trường hợp viêm đường tiết niệu nặng

Liều dùng tham khảo:

  • Người trưởng thành: Dùng liều 1 – 2g/ ngày, chia làm 2 liều nhỏ. Trường hợp bệnh nặng bác sĩ có thể tăng liều 4g/ ngày.
  • Trẻ em: Dùng liều 50 – 75mg/kg/ ngày, chia làm 2 lần tiêm. Tuyệt đối không dùng quá 2g/ ngày.
  • Trẻ sơ sinh: Dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không vượt quá 50mg/kg/ ngày.

Tác dụng phụ:

Thuốc Ceftriaxone có thể gây ra một số tác dụng phụ như thiếu máu, giảm lượng bạch cầu hạt, ngứa da, rối loạn đông máu, chóng mặt, sốt, phù nề, vấn đề tiêu hóa… Thậm chí có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc thần kinh trung ương.

6. Domitazol

Domitazol là loại thuốc kháng sinh kê toa được dùng phổ biến trong điều trị viêm đường tiết niệu dưới. Trong đó có viêm bàng quang không biết chứng. Thuốc có tác dụng làm sạch đường tiết niệu thông quá cơ chế kháng khuẩn, kháng nấm và ký sinh trùng.

Thuốc Domitazol được sản xuất ở dạng viên nén, màu xanh. Trong mỗi viên nén có chứa các hoạt chất methylen xanh, bột hạt Malva, camphor monobromid.

Liều dùng tham khảo:

  • Người trưởng thành: Sử dụng 6 – 9 viên/ ngày. Chia đều làm 3 lần uống sau các bữa ăn chính.
  • Trẻ em: Tuyệt đối không dùng Domitazol cho trẻ dưới 15 tuổi.

Tác dụng phụ:

Thuốc kháng sinh Domitazol chữa viêm đường tiết niệu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng. Phổ biến như nước tiểu chuyển sang màu xanh, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy…

7. Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolon

Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolon chỉ được kê toa trong các trường hợp bị viêm đường tiết niệu nặng. Hiệu quả của các thuốc thuộc nhóm này rất nhanh và mạnh. Tuy nhiên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

kháng sinh nhóm Fluoroquinolon
Ciprofloxacin là loại kháng sinh nhóm Fluoroquinolon có thể được dùng chữa viêm đường tiết niệu

Nhóm thuốc Fluoroquinolon được dùng trong điều trị nội khoa khi các loại thuốc khác không đáp ứng. Một số thuốc thuốc nhóm này bao gồm:

  • Levofloxacin
  • Ofloxacin
  • Ciprofloxacin
  • Pefloxacin
  • Moxifloxacin
  • Lomefloxacin

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, thuốc dạng uống dùng cho người trưởng thành thường là:

  • Ofloxacin: Sử dụng với liều 400 – 800mg/ ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Ciprofloxacin: Dùng liều 0.5 – 1.5g/ ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Pefloxacin: Dùng liều 800mg/ ngày, chia làm 2 lần uống.

Các loại thuốc kháng sinh nhóm Fluoroquinolon có thể gây ra các tổn thương tới hệ thần kinh trung ương và các sợi dây thần kinh ngoại vi. Ngoài ra còn ảnh hưởng tới hệ cơ xương và tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, các tác dụng phụ có thể kéo dài vĩnh viễn ngay cả khi đã ngưng thuốc.

Lưu ý khi dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Như đã đề cập, dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu là giải pháp được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, không ít người bệnh vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quay việc sử dụng kháng sinh. Bởi trên thực tế, dùng thuốc không cẩn trọng có thể gây ra nhiều vấn đề rủi ro.

Dưới đây là một số vấn đề mà rất nhiều người quan tâm khi điều trị viêm đường tiết niệu bằng kháng sinh:

1. Việc sử dụng kháng sinh có thật sự cần thiết?

Trong hầu hết các trường hợp, việc dùng kháng sinh khi bị nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn là cần thiết. Bởi đây được cho là cách duy nhất để điều trị. Ngay cả với phụ nữ mang thai, người trên 65 tuổi hay có các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cũng không nên cố gắng điều trị nhiễm trùng mà không sử dụng thuốc kháng sinh.

2. Cần dùng thuốc kháng sinh trong bao lâu?

Thời gian dùng kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Cơ bản nhất là mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng và loại kháng sinh bác sĩ kê toa. Một số loại như fosfomycin chỉ cần một liều. Trong khi đó nhiễm trùng nặng hơn có thể cần 14 ngày hoặc hơn. Hầu hết điều trị cần khoảng 5 – 10 ngày.

lưu ý khi dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu
Các loại kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu thường được dùng trong khoảng 5 – 10 ngày hoặc hơn

Tuyệt đối không được ngừng uống kháng sinh trước thời gian bác sĩ yêu cầu. Bởi có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Tức là thuốc sẽ không hoạt động tốt nếu bạn cần dùng để chữa nhiễm trùng trong tương lai. Ngoài ra, nó còn khiến cho viêm đường tiết niệu quay lại khi chữa điều trị nó hoàn toàn.

3. Các tác dụng phụ tiềm ẩn

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều gây khó chịu ở một mức độ nào đó. Ví dụ như buồn nôn, nôn ói hay tiêu chảy. Nếu bạn bị tiêu chảy nặng hay kéo dài từ 2 ngày trở lên thì hãy báo ngay cho bác sĩ.

Trên thực tế, tiêu chảy là tác dụng phụ rất thường gặp khi điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tiêu chảy do dùng kháng sinh cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra.

Một số người cũng có cơ địa nhạy cảm với thuốc kháng sinh. Có thể dẫn tới một phản ứng nhỏ như phát ban hay phản ứng nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ. Nếu bạn cảm thấy khó thở hay có những thay đổi lớn trên da sau khi sử dụng kháng sinh, hãy tìm đến sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

4. Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài sau khi dùng kháng sinh không?

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu thường cải thiện sau khoảng vài ba ngày khi bắt đầu sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thấy rằng các triệu chứng vẫn còn xảy ra sau khi dùng xong kháng sinh.

Không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Hãy thông báo cho bác sĩ được biết. Họ sẽ lấy một mẫu nước tiểu của bạn để kiểm tra xem liệu vi khuẩn có còn hay không. Nếu nhiễm trùng đã được chữa khỏi thì có thể bạn gặp phải một vấn đề khác hây ra triệu chứng tương tự. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra hướng giải quyết.

5. Một số lưu ý khác

Để lựa chọn loại kháng sinh tốt nhất cho người bệnh, bác sĩ cần căn cứ vào nhiều yếu tố. Thường bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng viêm đường tiết niệu
  • Tiền sử bệnh, bao gồm cả dị ứng
  • Lịch sử dùng thuốc, bất kể loại kháng sinh nào bạn đã dùng gần đây
  • Cấy nước tiểu nhằm xác định rõ loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần biết về việc dùng kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu. Đây là phương pháp hiệu quả nhưng cần áp dụng dưới sự giám sát và chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tùy ý mua thuốc về dùng hay thay đổi kế hoạch điều trị.

Cùng chuyên mục

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả nhanh

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Bài thuốc từ râu ngô, tỏi, cỏ đuôi ngựa, bồ công anh… là những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà được nhiều người áp dụng. Vậy các bài...

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau chóng hồi phục. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì? Cùng theo...

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì mau khỏi?

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phải điều trị sớm. Vậy bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn