Lá bàng và lợi ích chữa bệnh trĩ bạn không nên xem thường
Nội Dung Bài Viết
Sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ là một trong những biện pháp dân gian được lưu truyền rộng rãi và nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, cách này có thực sự hiệu nghiệm và tốt như lời đồn. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom là một căn bệnh xảy ra khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây là tình trạng mà các tĩnh mạch quanh khu vực hậu môn và trực tràng bị viêm nhiễm, dẫn đến sưng tấy. Chính vì vậy mà nhiều người đã tận dụng tính chất làm săn niêm mạc, tiêu viêm, kháng khuẩn trong lá bàng để điều trị bệnh trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng lá bàng có hiệu quả không?
Với sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, có rất nhiều cách khác nhau để trị bệnh trĩ, tuy nhiên hầu hết người bệnh đều lựa chọn phương pháp không xâm lấn, không gây đau đớn mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Trong đó, sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ là cách được nhiều người tin dùng và áp dụng.
Bàng có tên khoa học là Terminaliacatappa, thuộc họ Bàng Combretaceae. Loại cây này chủ yếu được trồng để lấy bóng mát, tuy nhiên ít ai biết nó còn có tác dụng trị bệnh nữa. Trong lá bàng có rất nhiều thành phần có lợi cho việc làm co búi trĩ, giảm sưng, kháng viêm, ngăn ngừa chảy máu, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trong cơ thể.
Cụ thể, trong lá bàng tươi có chứa các chất gồm:
- Hợp chất Phytosterol: Loại chất này có tác dụng ức chế các chất béo như Cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích bạch cầu lưu thông đến ổ viêm của búi trĩ cũng như các thực bào vi khuẩn có hại.
- Chất Tanin: Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn sự sinh sôi của chúng. Nhờ vậy mà những lần bôi thuốc vào búi trĩ sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
- Chất Flavonoid: Chất này khi thẩm thấu vào bên trong thông qua mạch máu da sẽ làm co mạch máu, từ đó giúp làm co búi trĩ, bởi bản chất của búi trĩ chính là các tĩnh mạch trực tràng bị co giãn quá mức.
- Chất Saponin: Chất này cũng có tác dụng gần giống với chất Flavonoid, nó giúp ức chế hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp làm giảm đau trĩ hiệu quả.
Những hoạt chất có ích này trong lá bàng đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt. Phương pháp này còn vô cùng đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, ít tốn kém và dễ thực hiện nữa. Ngoài ra, phương pháp này lại không gây tác dụng phụ nên hầu hết mọi người bệnh đều có thể áp dụng.
Bên cạnh đó, với những đặc tính tuyệt vời này, mọi người còn có thể sử dụng lá bàng để trị một số căn bệnh khác như:
- Trị cảm sốt
- Toát nhiều mồ hôi
- Tê thấp
- Kiết lỵ
- Xuất hiện mụn và một số vết thương mưng mủ trên da
- Nhiệt miệng, viêm loét
- Sâu răng, viêm nướu
- Viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến
- Bị chàm, ngứa, nổi mẩn đỏ
- Bị bỏng do xăng có mủ
Hướng dẫn cách sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ
Theo kinh nghiệm dân gian thì sử dụng lá bàng theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tối đa nhất:
Cách 1: Xông hậu môn bằng lá bàng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 5 – 7 lá bàng tươi
Cách thực hiện:
- Loại bỏ hết các lá sâu vì các lá này khi nấu lên không đem lại nhiều hiệu quả.
- Rửa sạch lá bàng bằng nước muối pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bỏ hết lá đã rửa vào nồi đun sôi lên trong khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp để còn hơi nóng vừa.
- Trước khi tiến hành xông hậu môn bằng nước lá bàng thì bạn hãy vệ sinh hậu môn bằng nước muối trước, vì nước muối sẽ giúp sát khuẩn, tiêu viêm.
- Sau khi rửa bằng nước muối xong thì tiếp tục đổ nước lá bàng ra một chiếc thau. Sau đó tiến hành xông hậu môn bằng nước này.
- Xông liên tục trong khoảng 15 – 20 phút để các tinh chất lá bàng thấm sâu vào búi trĩ và giúp nó co lại cũng như làm lành các vết thương.
- Sau khi xông xong thì nước cũng đã nguội thì bạn hãy ngâm hẳn hậu môn vào trong nước lá bàng để tận dụng tối đa các tinh chất của lá bàng.
Hãy kiên trì thực hiện cách này trong vòng vài tuần, thậm chí là vài tháng, mỗi ngày thực hiện 2 lần bạn sẽ cảm nhận được sự tiến triển tích cực của bệnh. Búi trĩ sẽ từ từ co lại theo thời gian và đẩy lùi các cơn đau trĩ rõ rệt
Cách 2: Kết hợp xông hậu môn bằng lá bàng và lá thiên lý
Chuẩn bị nguyên liệu
- 60 gram lá bàng tươi
- 30 gram lá thiên lý
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Cũng giống với cách thực hiện của cách đầu tiên, bạn hãy chọn những lá bàng tươi, bỏ những lá già, bị sâu vì chúng không đem lại hiệu quả trị bệnh cao.
- Đối với lá bàng thì cũng thực hiện tương tự cách trên, nấu sôi rồi lọc lấy nước để cho nước vẫn còn hơi nóng. Còn đối với lá thiên lý thì giã nhuyễn vắt lấy nước, cho thêm một ít nước muối sinh lý vào phần nước cốt.
- Trước khi tiến hành xông hậu môn bằng lá bàng thì vệ sinh hậu môn bằng nước muối loãng trước. Sau đó xông nước lá bàng trong khoảng 15 – 20 phút.
- Sau khi xông nước lá bàng xong thì dùng một iếng băng gạc thấm hết nước cốt lá thiên lý đắp trực tiếp lên hậu môn và để qua đêm.
Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá bàng
Để việc áp dụng phương pháp dùng lá bàng chữa bệnh trĩ đạt hiệu quả tối ưu nhất thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trước khi bắt đầu xông thì cần phải vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước muối loãng trước để làm sạch hậu môn để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.
- Khuyến khích sử dụng kết hợp với việc sử dụng thảo dược để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt hơn.
- Cần phải thật sự kiên trì, thực hiện trong thời gian dài mới cảm nhận được sự tiến triển của bệnh, chứ không thể tức thời như sử dụng thuốc Tây được.
- Hiệu quả trị bệnh của phương pháp này còn tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Cụ thể nó sẽ chỉ đem lại hiệu quả với những trường hợp mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2, còn khi chuyển sang độ 3 và 4 thì rất khó để đạt được hiệu quả.
- Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tránh xa những loại thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia trà, café…Nhớ uống nhiều nước mỗi ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả tươi, tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, hạn chế thức khuya.
- Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, loại bỏ các thói quen xấu dễ gây gia tăng áp lực lên trực tràng – hậu môn để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh. Chẳng hạn như vận động cơ thể thường xuyên, có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng tập yoga, hạn chế thức khuya, ngồi quá lâu một chỗ, vừa đi đại tiện vừa lướt điện thoại đọc báo, ngồi xổm hoặc khuân vác vật nặng…
Lưu ý nếu đã thực hiện phương pháp dùng lá bàng chữa bệnh trĩ nhưng vẫn không chuyển biến tốt lên hay xuất hiện các triệu chứng bất ổn như chảy dịch, mủ ở hậu môn, sa búi trĩ…thì tốt nhất nên ngừng lại và đến bệnh viện để thăm khám, điều trị theo y học hiện đại. Ngoài ra, khi phương pháp này đã phát huy tác dụng và khỏi bệnh thì không nên quá lạm dụng để tránh gây phản tác dụng.
Tốt nhất chỉ nên xem đây là một phương pháp hỗ trợ trị bệnh, bên cạnh đó hãy tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để tìm kiếm phương pháp điều trị tối ưu nhất.
Mắc bệnh trĩ thì nên làm gì?
Mắc bệnh mức độ nhẹ
Khi mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, người bệnh cần có thể thực hiện một số điều sau ngay tại nhà để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất:
- Uống thật nhiều nước
- Tăng cường rau xanh vào thực đơn ăn uống hằng ngày
- Nên vận động nhẹ nhàng như tập các bài tập yoga, đi bộ, tránh ngồi xổm hay ngồi quá lâu một chỗ.
- Có thể chườm đá lên búi trĩ đang sưng để giảm đau, tiêu sưng nhanh chóng.
- Vệ sinh hậu môn bằng nước muối loãng hằng ngày.
- Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng làm mềm phân hoặc thuốc bổ sung chất xơ như Methylcellulose (Citrucel) hoặc Psyllium (Metamucil).
- Bôi thuốc giảm ngứa ngáy để hạn chế việc gãi hay chà xát lên búi trĩ.
Mắc bệnh trĩ nặng
Đối với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ vừa và nặng thì người bệnh cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa. Dựa trên kết quả chẩn đoán thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, có thể là sử dụng thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật để thu nhỏ kích thước búi trĩ hoặc loại bỏ nó.
Thông thường, một số phương pháp chữa trị bệnh trĩ hay được áp dụng như:
- Chích xơ
- Thắt vòng cao su
- Cắt búi trĩ
- Quang đồng hồng ngoại
Như đã nhắc từ đầu thì việc sử dụng lá bàng chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian, nó sẽ chỉ đạt hiệu quả khi người bệnh kiên trì thực hiện trong một thời gian dài. Đối với những người mắc bệnh trĩ dưới 2 năm và chỉ ở mức độ nhẹ thì việc điều trị sẽ không quá khó khăn. Còn đối với những trường hợp nặng và có xu hướng chuyển biến ngày càng tệ thì nên thăm khám cũng như điều trị tại bệnh viện chuyên khoa.
*Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế sự tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!