Khi nào nên phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Cách khắc phục đau lưng do thoát vị đĩa đệm đơn giản

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân và cách khắc phục

Bị thoát vị đĩa đệm có chơi thể thao được không?

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng tế bào gốc

Bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không? Lời khuyên từ bác sĩ

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng và cách điều trị

Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Là giai đoạn sớm của tình trạng thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm gây ra những cơn đau nhức dọc theo cột sống. Vậy lồi đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cặn kẽ thắc mắc này.

Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không?

Đĩa đệm chứa nhân nhầy bên trong, cấu tạo từ những vòng sợi chắc chắn được sắp xếp đều đặn theo dạng hình tròn và nằm tại khoang giữa hai đốt sống. Đĩa đệm giữ vai trò giảm xóc và nâng đỡ cột sống, từ đó hỗ trợ cơ thể thực hiện những động tác một cách linh hoạt, dễ dàng.

Lồi đĩa đệm có nguy hiểm không?
Lồi (phồng) đĩa đệm hình thành khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu trong khi nhân nhầy vẫn nguyên vẹn trong bao xơ.

Lồi (phồng) đĩa đệm là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm, được hình thành khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu trong khi nhân nhầy vẫn nguyên vẹn ở bao xơ. Tình trạng này có thể xuất hiện tại bất cứ vị trí nào trên cột sống. Tuy nhiên, theo thống kê, 90% bệnh nhân bị lồi đĩa đệm ở giữa đốt sống L4 – L5 và L5 – S1.

  • Tình trạng lồi đĩa đệm L4 – L5 xuất hiện ở đốt sống số 4 và số 5 (hai vị trí thấp nhất trong cột sống của chúng ta). Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa bệnh kịp thời, vấn đề này có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4, L5, thậm chí gây ra biến chứng bại liệt và tàn phế.
  • Tình trạng lồi đĩa đệm L5 S1 hình thành đốt sống L5 và S1, tại vị trí kết nối xương cụt và đốt sống cuối cùng của thắt lưng. Hai đốt sống này giữa vai trò vô cùng quan trọng trong hệ vận động của con người. Khi bị tổn thương đĩa đệm ở đây, bệnh nhân sẽ phải trải qua nhiều cơn đau dữ dội, di chuyển chậm chạp và đi đứng khó khăn. Bại liệt, tàn phế là biến chứng tồi tệ nhất của vấn đề này.

Tình trạng lồi đĩa đệm bao gồm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm có xu hướng chệch khỏi vị trí ban đầu. Lúc này, người bệnh thường không (hoặc khó) cảm nhận cơn đau.
  • Giai đoạn 2: Đĩa đệm phồng to theo thời gian, chèn ép lên rễ dây thần kinh, dẫn đến cảm giác đau đớn, khó chịu.
  • Giai đoạn 3: Đĩa đệm chèn sâu vào dây thần kinh. Cơn đau lan dần từ vị trí phồng lồi đĩa đệm xuống hông và chân, gây nên cảm giác tê yếu hai chân và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động.
  • Giai đoạn 4: Các dây thần kinh ở khu vực bị chèn ép dần dần thoái hóa và chết hẳn. Người bệnh hoàn toàn mất đi khả năng di chuyển, cử động.

Phương pháp điều trị lồi đĩa đệm

Tập vật lý trị liệu, sử dụng thuốc Tây, phẫu thuật đĩa đệm, áp dụng bài thuốc Đông y… là những phương pháp chữa bệnh hàng đầu đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng thực hiện.

Sử dụng thuốc Tây

Hiện nay, điều trị nội khoa là giải pháp đầu tiên được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi chẩn đoán tình trạng lồi đĩa đệm. Một số loại thuốc phổ biến thường được cân nhắc kê toa là:

  • Thuốc chống co giật có tác dụng kiểm soát những cơn co giật tay chân xảy ra khi các đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh.
  • Thuốc giãn cơ giúp cải thiện triệu chứng co thắt cơ.
  • Thuốc kháng viêm chứa corticoid thường được tiêm trực tiếp vào cột sống hoặc được bổ sung theo đường uống.

Phẫu thuật đĩa đệm

Phương pháp này chỉ được tiến hành khi cảm giác đau nhức trở nên dai dẳng, dữ dội và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân hoặc khi công tác điều trị bảo tồn không mang đến hiệu quả khả quan. Phẫu thuật can thiệp sẽ loại bỏ phần toàn bộ đĩa đệm hư hỏng nhằm giải phóng sức ép lên trên cột sống. Tuy nhiên, cách làm này khá tốn kém và ẩn chứa nhiều rủi ro.

Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu có khả năng giảm đau hiệu quả, kéo giãn cột sống – mâm đốt sống và nắn chỉnh đĩa đệm phồng lồi quay về vị trí ban đầu. Thế nhưng, phương pháp này thường chậm phát huy tác dụng, đòi hỏi bệnh nhân kiên trì luyện tập trong một khoảng thời gian dài. Hơn nữa, để tăng cường hiệu quả chữa bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn bạn kết hợp một số biện pháp điều trị khác.

Phương pháp điều trị lồi đĩa đệm
Các bài tập vật lý trị liệu có khả năng giảm đau hiệu quả, kéo giãn cột sống và nắn chỉnh đĩa đệm phồng lồi quay về vị trí ban đầu.

Áp dụng bài thuốc Đông y

Chữa bệnh theo y học cổ truyền được đánh giá là giải pháp cải thiện tình trạng lồi đĩa đệm an toàn, hiệu quả. Đông y quan niệm, đây là bệnh lý xương khớp thuộc chứng tý, xuất hiện khi kinh lạc khí huyết bế tắc không thông và chức năng tạng phủ suy kém. Vì vậy, các bài thuốc Đông y không chỉ tập trung đẩy lùi triệu chứng mà còn chú trọng bồi bổ can thận và củng cố hệ thống miễn dịch của người bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát những cơn đau nhức bằng cách tận dụng một số loài thảo dược mang đặc tính kháng viêm (ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện…) sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Tự chăm sóc tại nhà

Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, người bệnh có thể hồi phục nhanh chóng. Để rút ngắn thời gian chữa bệnh, độc giả cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thay đổi thói quen theo những gợi ý sau đây:

  • Duy trì tư thế đúng, luôn thẳng lưng khi làm việc và đi lại nhẹ nhàng sau 45 – 60 phút làm việc
  • Hạn chế khuân vác, bưng bê đồ vật cồng kềnh
  • Tập luyện thể dục – thể thao vừa sức, điều độ (đi bộ, tập yoga, bơi lội, tập dưỡng sinh…)
  • Uống nhiều nước
  • Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi, chondroitin và glucosamine (trái cây, rau xanh, ngũ cốc, xương sườn, sụn bò, sụn bê…)
  • Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia, cà phê, các chất kích thích
  • Tránh xa thực ăn cay nóng, thực phẩm lên men, nhiều dầu mỡ và giàu cholesterol

Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và tuân thủ nghiêm túc mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Viết Đức

Tìm hiểu “mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức”

Tìm hiểu mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Việt Đức sẽ giúp người bệnh có được sự chủ động trong lựa chọn địa chỉ điều trị bệnh. Các...

Phồng đĩa đệm L4 - L5 là tình trạng thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi

Phồng đĩa đệm l4-l5 nguy hiểm không? Cách điều trị

Phồng đĩa đệm L4-L5 là tình trạng thường gặp, có tỷ lệ rất cao trong cộng đồng, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bởi đây là vùng dễ...

3 bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm giúp tận dụng được tối đa hoạt chất và nguồn nhiệt của dược liệu. Từ đó, làm cho tình trạng đau nhức,...

10 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm thường bắt nguồn từ các dược liệu dễ tìm thấy trong vườn nhà như cây chìa vôi, đu đủ xanh, lá...

Bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt cho quá trình điều trị là thắc mắc chung của nhiều người

Bị phồng đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Phồng đĩa đệm là tình trạng thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, khi nhân nhầy vẫn còn trong bao xơ và chưa lệch hẳn ra khỏi vị trí...

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn