Cách chữa gai cột sống bằng các bài thuốc Nam dễ kiếm

Bài thuốc từ cây lá cẩm chữa gai cột sống

Cách chữa gai cột sống bằng lá lốt hiệu quả [Hướng dẫn A-Z]

Bệnh gai cột sống thắt lưng và cách điều trị

Cách chữa bệnh gai cột sống bằng ngải cứu theo dân gian

Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Bị gai cột sống nên kiêng ăn gì để cải thiện bệnh?

Các bài tập Yoga cho người bị gai cột sống dễ thực hiện

Bài thuốc từ rau dền gai chữa bệnh gai cột sống

Chữa gai cột sống bằng các bài thuốc Đông y hiệu quả

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ?

Mổ gai cột sống là một trong các phương pháp điều trị bệnh gai cột sống, thông thường chỉ được thực hiện khi các liệu pháp điều trị khác không mang lại kết quả. Mổ gai cột sống giúp loại bỏ các mỏm xương, phục hồi các chức năng của cột sống. Tuy nhiên, phương pháp cũng mang đến nhiều rủi ro. Vậy có nên mổ gai cột sống? Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Hãy cùng theo tham khảo bài viết dưới đây.

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ?
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không? Có nên mổ?

Có nên mổ gai cột sống không?

Gai cột sống là bệnh liên quan đến xương khớp có tính chất mãn tính, các biểu hiện của bệnh thường khởi phát ở người cao tuổi. Bệnh xuất hiện do lượng canxi tích tụ ở cột sống và hình thành các xương gai.

Khi mới phát bệnh thường không có các triệu chứng bất thường hay đau nhức, lâu dần các xương gai sẽ phát triển, chèn ép lên đốt sống, đĩa đệm và các mô xung quanh khiến người bệnh đau nhức khó chịu.

Để điều trị bệnh gai cột sống, thông thường bác sĩ chuyên môn sẽ áp dụng các biện pháp như chỉ định dùng thuốc Tây, các vật lý trị liệu kết hợp với xây dựng lối sống lành mạnh. Bệnh tuy không thể điều trị triệt để, nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Tuy nhiên, một số trường hợp bị gai cột sống ở mức độ nặng bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật mổ gai cột sống để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm và phục hồi chức năng vận động.

Các đối tượng được bác sĩ chỉ định mổ gai cột sống, bao gồm:

  • Người bệnh không đáp ứng được các biện pháp điều trị như dùng thuốc Tây hay điều trị vật lý (hơn 6 tháng).
  • Những xương gai có kích thước lớn chèn ép đến các mô mềm, dẫn đến vùng da bao bọc bên ngoài bị sưng viêm, đau đớn dữ dội.
  • Trường hợp bệnh gai cột sống xuất hiện các biến chứng như rối loạn dây thần kinh thực vật, không kiểm soát được tiểu, đại tiện,…
Mổ gai cột sống giúp loại bỏ các gai xương, từ đó giảm lực chèn ép lên các cơ quan lân cận, đồng thời ổn định cấu trúc và hoạt động của cột sống
Mổ gai cột sống giúp loại bỏ các gai xương, từ đó giảm lực chèn ép lên các cơ quan lân cận, đồng thời ổn định cấu trúc và hoạt động của cột sống

Nhiệm vụ của phương pháp mổ gai cột sống là giúp loại bỏ các gai xương, từ đó giảm lực chèn ép lên các cơ quan lân cận, đồng thời ổn định cấu trúc và hoạt động của cột sống. Nếu không xảy ra các biến chứng, việc mổ gai cột sống có thể làm giảm các triệu chứng lâm sàng hoàn toàn.

Các phương pháp mổ gai cột sống

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh gai cột sống và tài chính của bệnh nhân mà các bác sĩ chuyên môn sẽ tư vấn các phương pháp mổ gai cột sống phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng phổ biến trong mổ gai cột sống:

Mổ gai cột sống bằng phương pháp nội soi

Mổ nội soi là một thủ thuật giảm thiểu xâm lấn, phương pháp được thực hiện bằng cách tạo ra một vết cắt nhỏ ở lưng. Sau đó bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi có gắn camera vào, qua hình ảnh của camera giúp quan sát tình trạng cột sống và cắt bỏ các xương gai dễ dàng hơn.

Phương pháp này có ưu điểm là mức độ xâm lấn thấp hơn các phương pháp phẫu thuật truyền thống, ít gây đau đớn, thời gian phục hồi nhanh và tỷ lệ phát sinh biến chứng thấp.

Mổ gai cột sống bằng phương pháp truyền thống

Khi các gai xương lớn chèn ép lên các cơ quan xung quanh, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mổ xương gai (phương pháp truyền thống).

Thủ thuật này  có phạm vi xâm lấn cao, thời gian phục hồi lâu, tuy nhiên khi áp dụng mổ gai cột sống theo phương pháp truyền thống sẽ giúp bác sĩ có thể quan sát được các gai xương và loại bỏ chúng dễ dàng hơn, cũng như định lại lại cấu trúc cột sống.

Mổ cắt lát đốt sống

Phương pháp này được tiến hành bằng cách cắt bỏ lát mỏng ở khu vực đốt sống hình thành xương gai, giúp tạo khoảng không gian giữa 2 đốt sống kế nhau, từ đó giúp làm giảm sức ép lên đĩa đệm và các cơ quan lân cận.

Dựa vào mức độ của bệnh gai cột sống và tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp mổ gai cột sống phù hợp
Dựa vào mức độ của bệnh gai cột sống và tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp mổ gai cột sống phù hợp

Cấy miếng đệm gan mỏm gai

Phương pháp phẫu thuật này được chỉ định cho các trường hợp mỏm gai có kích thước nhỏ. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy các miếng đệm vào giữa các đốt sống để làm giảm bớt triệu chứng đau nhức do bệnh gai cột sống gây ra.

Ngoài ra, còn một số biện pháp mổ gai cột sống ít được chỉ định hơn như tạo hình cột sống qua da, phẫu thuật đĩa đệm,…

Chi phí mổ gai cột sống

Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị ngoại khoa khá phức tạp, nên đòi hỏi các bác sĩ chuyên môn có trình độ và giàu kinh nghiệm, cùng với các thiết bị y khoa hiện đại. Do đó, mức chi phí thực hiện mổ gai cột sống sẽ cao hơn các phương pháp điều trị khác.

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, kỹ thuật mổ các biến chứng phát sinh trong và sau phẫu thuật mà có ức chi phí khác nhau. 

Thông thường, chi phí trung bình cho một ca mổ gai cột sống khoảng:

  • Đối với mổ truyền thống: Từ 15 – 20 triệu đồng
  • Đối với mổ nội soi: Từ 20 – 40 triệu đồng
  • Với các trường hợp các triệu chứng của bệnh phức tạp hơn chi phí mổ từ 50 triệu đồng trở lên

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên dự phòng thêm các khoản chi phí như thuốc, nằm viện, phục hồi chức năng sau phẫu thuật,…Với các trường hợp có BHYT sẽ được hỗ trợ chi phí theo quy định của nhà nước.

Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên môn, phương pháp mổ gai cột sống là lựa chọn sau cùng trong chữa trị bệnh lý này. Bên cạnh chi phí phẫu thuật cao, thì còn có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

Xuất huyết kéo dài: Thông thường vết mổ sẽ chảy máu trong vài giờ và được kiểm soát nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài gây nguy hiểm.

Bị nhiễm trùng: Sau phẫu thuật nếu không chăm sóc vết thương đúng cách theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm vết mổ do vi khuẩn, virus xâm nhập.

Gai xương tái phát: Theo thống kê có đến 10% ca phẫu thuật bị tái phát xương gai sau khi mổ. Nguyên nhân chính là do sự tích tụ canxi, đây là một dạng rối loạn chuyển hóa bị tác động bởi yếu tố tuổi tác nên rất khó để điều trị triệt để.

Dây thần kinh bị tổn thương: Cột sống là vùng tập trung các dây thần kinh có chức năng dẫn truyền thông tin đến não và các chi. Một số trường hợp phẫu thuật gai cột sống sẽ khiến các dây thần kinh bị tổn thương, gây ra hiện tượng rối loạn chức  năng.

Một số biến chứng khác: Mổ gai cột sống còn có thể dẫn đến tình trạng đau nhức kéo dài, để lại sẹo, không thể phục hồi chức năng vận động hoàn toàn,…

Với sự phát triển của y học, các trang thiết bị được dùng trong phẫu thuật ngày càng cải tiến. Do đó, các ca phẫu thuật đều được diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa xảy ra rủi ro. Đối với các trường hợp bệnh tiến ở giai đoạn nặng, bác sĩ chuyên môn sẽ cân nhắc trước khi chỉ định phẫu thuật.

Các biện pháp chăm sóc sau khi mổ gai cột sống

Sau khi thực hiện mổ gai cột sống, để tránh phát sinh các biến chứng cũng như rút ngắn thời gian phục hồi. Người bệnh cần lưu ý một số biện pháp dưới đây:

Các biện pháp chăm sóc sau khi mổ gai cột sống
Các biện pháp chăm sóc sau khi mổ gai cột sống
  • Nằm viện theo thời gian yêu cầu của bác sĩ để có thể dễ dàng theo dõi và kịp thời phát hiện xử lý các biến chứng sau phẫu thuật.
  • Dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thay đổi liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc vì có thể khiến vết mổ bị ảnh hưởng, gây viêm nhiễm,
  • Người bệnh nên ăn những món mềm, dễ nuốt như canh, cháo thịt, súp sau khi mổ. Các món ăn này sẽ làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, giảm các cơn đau ở vết mổ, nhất là các trường hợp phẫu thuật gai cột sống ở thắt lưng.
  • Sau phẫu thuật, người bệnh tránh vận động mạnh, lao động nặng nhọc, nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi tốt hơn.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, trường hợp có các dấu hiệu bất thường sau khi mổ, bạn hãy báo ngay cho bác sĩ để được theo dõi và xử lý kịp thời.
  • Sau khi vết mổ đã phục hồi, người bệnh có thể gặp bác sĩ vật lý trị liệu để điều trị phục hồi chức năng của cột sống cũng như khả năng vận động.

Trên đây là các thông tin về mổ gai cột sống. Đây được xem là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bị gai cột sống. Để giảm thiểu các biến chứng trong và sau phẫu thuật cũng như tiết kiệm được chi phí điều trị. Người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nguy hiểm. 

Có thể bạn quan tâm: 

Cùng chuyên mục

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Nhận định từ BS

Nhiều người vẫn thắc mắc bệnh gai cột sống có nguy hiểm không? Đây là vấn đề về xương khớp không chỉ phổ biến ở người già mà hiện nay...

Gai đôi cột sống S1

Gai đôi cột sống S1 là gì? Biểu hiện và cách điều trị

Gai đôi cột sống S1 là một bệnh lý về xương cột sống bẩm sinh rất hiếm gặp và chưa rõ nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh. Mặc dù,...

Cách trị gai cột sống bằng cây xương rồng theo dân gian

Trị gai cột sống bằng cây xương rồng giúp kiểm soát các triệu chứng đau nhức, tê buốt, sưng tấy,… do bệnh gây ra. Đây là một trong những cách...

Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ

Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ có mang lại hiệu quả?

Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Đu đủ là loại cây quen thuộc, dễ trồng và dễ mua,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn