Mổ thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Chi phí bao nhiêu?
Nội Dung Bài Viết
Nhờ vào sự phát triển toàn diện và vượt bậc của ngành y học hiện đại, hiện nay, có nhiều cách điều trị thoái hóa cột sống khác nhau như: dán cao, uống thuốc, tiêm thuốc, tập vật lý trị liệu… Bên cạnh đó, mổ thoái hóa cột sống cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân cân nhắc. Vậy mổ thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Chi phí bao nhiêu?
Tổng quan về phương pháp mổ thoái hóa cột sống
Mổ thoái hóa cột sống là dạng phẫu thuật ngoại khoa có khả năng loại bỏ các gai xương hoặc đĩa đệm bị thoái vị đang vô tình chèn ép lên dây thần kinh – căn nguyên của những cơn đau nhức khó chịu.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tình hình sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn kỹ thuật cắt bỏ gai xương, thay thế một phần/toàn bộ đốt sống hoặc đĩa đệm tổn thương hay điều chỉnh cấu trúc cột sống.
Các chuyên gia chuyên khớp cho biết, nhìn chung, phương pháp mổ thoái hóa cột sống chỉ có thể tạm thời cải thiện triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Lưu ý, cách làm này không thể điều trị tận gốc bệnh thoái hóa cột sống như lầm tưởng của nhiều người bệnh.
Mổ thoái hóa cột sống luôn là biện pháp chữa trị cuối cùng được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc áp dụng cho các trường hợp bệnh nặng, khi bệnh tình diễn biến phức tạp, khó lường. Những đối tượng cần mổ thoái hóa cột sống bao gồm:
- Bệnh nhân đang bị những cơn đau nhức dai dẳng, kéo dài hành hạ với mức độ tăng dần, khi các biện pháp bảo tồn không thể mang đến kết quả như mong muốn.
- Chứng thoái hóa cột sống gây tổn thương dây thần kinh tọa, khiến tay chân tê bì, đau nhức, thậm chí dẫn đến hiện tượng teo cơ.
- Tủy sống và ống sống bị chèn ép lâu ngày.
- Cột sống lệch vẹo hoặc biến dạng nghiêm trọng.
- Rễ dây thần kinh bị chèn ép đáng kể, hình thành tình trạng thoát vị đĩa đệm, chức năng vận động suy giảm rõ rệt.
Hầu hết người bệnh bị thoái hóa cột sống đều tin rằng phương pháp phẫu thuật có thể giải quyết triệu chứng một cách triệt để và dứt điểm. Thế nhưng, trên thực tế, đây chỉ là giải pháp ngoại khoa can thiệp đốt sống tạm thời nhằm đẩy lùi những cơn đau nhức và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết, cách làm này dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đồng thời đi kèm tỷ lệ tái phát cao. Do đó, trước khi quyết định mổ thoái hóa cột sống, độc giả cần trực tiếp thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra hình thức phẫu thuật an toàn, hiệu quả nhất. Hơn nữa, sau khi ca mổ kết thúc, bạn nên duy trì chế độ chăm sóc hậu phẫu theo đúng hướng dẫn.
4 kỹ thuật mổ thoái hóa cột sống phổ biến
Mổ hở, mổ nội soi, mổ – cố định cột sống, mổ bằng tia laser chính là 4 kỹ thuật mổ thoái hóa cột sống đang được áp dụng rộng rãi ở nước ta.
- Kỹ thuật mổ hở giúp giải phóng các dây thần kinh khỏi sự chèn ép, đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, mất máu, đông máu… Cách làm này vừa mang đến hiệu quả khả quan vừa tiết kiệm chi phí đáng kể.
- Kỹ thuật mổ nội soi ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình phẫu thuật. Với thiết bị nội soi chuyên dụng hiện đại, bác sĩ chuyên khoa sẽ rạch một đường mảnh thông qua kính hiển vi. Cách làm này khá an toàn, có thể giảm thiểu nguy hiểm và hạn chế rủi ro tái phát. Tuy nhiên, hình thức mổ nội soi không phù hợp với những người bị hẹp ống sống và thoát vị đĩa đệm.
- Kỹ thuật mổ – cố định cột sống sẽ cố định cột sống thông qua việc hàn nối hai hay nhiều đốt sống liền kề nhờ vào ốc vít và dây kim loại. Tuy có khả năng điều chỉnh hình dạng cột sống quay trở về tình trạng ban đầu nhưng cách làm này sẽ để lại sẹo xấu và có thể gây ra nhiều khó khăn khi bệnh nhân vận động trở lại sau ca mổ. Kỹ thuật này dành riêng cho các đối tượng bị chấn thương cột sống, tổn thương dây thần kinh hoặc rối loạn phát triển cấu tạo cột sống.
- Kỹ thuật mổ thoái hóa cột sống bằng tia laser có thể giải phóng sự chèn ép lên đĩa đệm và các dây thần kinh, thúc đẩy quá trình hồi phục, phòng chống hiện tượng viêm nhiễm cơ – xương – khớp, không để lại sẹo lồi và hiếm khi dẫn đến biến chứng. Lưu ý, để hạn chế phản ứng không mong muốn với thuốc gây mê, trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh buộc phải ngưng dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh.
Mổ thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?
Như phần trên bài viết đã đề cập, tuy ứng dụng công nghệ y học tiến tiến, hiện đại nhưng phẫu thuật thoái hóa cột sống vẫn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng, chảy máu vết thương
- Sốc phản vệ
- Chưa thể loại bỏ hoàn toàn phần nhân nhầy của đĩa đệm
- Bị thoái hóa đĩa đệm sau khi mổ
- Xuất hiện xơ khớp
- Tổn thương rễ thần kinh cùng các mô mềm xung quanh vị trí xâm lấn
- Mất đi trạng thái ổn định vốn có của cột sống
- Chức năng cột sống suy giảm theo thời gian
- Tăng sinh mô xơ sợi và yếu liệt dây thần kinh
Theo thống kê, khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị tái phát sau 6 tuần phẫu thuật. Thêm vào đó, 1 – 3 năm sau, các biến chứng bắt đầu xuất hiện. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng này bắt nguồn từ việc người bệnh không tuân thủ tốt chỉ định chăm sóc hậu phẫu từ bác sĩ chuyên khoa.
Chi phí mổ thoái hóa cột sống
Hiện nay, chi phí mổ thoái hóa cột sống tương đối đắt đỏ. Vì vậy, nếu bệnh tình chưa thực sự nghiêm trọng, độc giả nên tham vấn ý kiến bác sĩ để được chữa bệnh bằng cao dán, thuốc Tây, vật lý trị liệu, bài thuốc dân gian, Đông y, châm cứu – xoa bóp – bấm huyệt hay diện chẩn.
Đa số bệnh nhân lựa chọn hình thức mổ hở để tiết kiệm chi phí điều trị. Những ca phẫu thuật loại này có mức giá 15.000.000 – 20.000.000 đồng. Trong khi đó, dịch vụ mổ nội soi tiêu tốn 20.000.000 – 40.000.000 đồng. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, chi phí phẫu thuật có thể lên đến 40.000.000 – 50.000.000 đồng.
Nếu chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế, bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền khá lớn. Thông thường, chi phí phẫu thuật bao gồm: thuốc men, xét nghiệm, thăm khám, viện phí…
Một số lưu ý khi mổ thoái hóa cột sống
Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho một ca mổ thoái hóa cột sống, bệnh nhân cần ghi nhớ những vấn đề sau:
- Trực tiếp thăm khám, nắm vững tình trạng của bản thân và xét nghiệm đầy đủ, nghiêm túc trước khi phẫu thuật
- Trước và sau ca mổ, nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy chủ động thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa
- Tìm hiểu thông tin cặn kẽ về cơ sở y tế mà bạn sắp tiến hành phẫu thuật (uy tín, chất lượng, đội ngũ y bác sĩ, chi phí, cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị)
- Lựa chọn hình thức phẫu thuật phù hợp nhất với tình hình hiện tại sau khi được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kỹ lưỡng
- Duy trì tinh thần vui vẻ, lạc quan trước và sau khi mổ
- Nghỉ ngơi khoảng 1 – 2 tuần tại bệnh viện để được theo dõi tiến độ hồi phục và kịp thời xử lý biến chứng (nếu có)
- Không ngồi quá nhiều, nằm quá lâu hoặc cố gắng làm việc nặng
- Vận động nhẹ nhàng, vừa sức
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu thông qua những loại thực phẩm giàu chất xơ, canxi, omega-3, vitamin và khoáng chất như: ngũ cốc, rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại đậu…
- Kiêng cữ trà đặc, cà phê, thuốc lá, rượu bia, đồ ăn nhanh, gia vị cay nóng và các chất kích thích
- Chú ý điều chỉnh tư thế, luôn giữ lưng – cổ thật thẳng
- Tái khám thường xuyên, đúng lịch
- Uống thuốc theo chỉ định
- Tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Sau khi theo dõi bài viết, chắc hẳn độc giả đã tìm thấy lời giải đáp cụ thể cho nỗi băn khoăn: “Mổ thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Chi phí bao nhiêu?” Khi mắc phải bệnh lý này, bạn cần chủ động tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị nhằm cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng một cách hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!